Vi phạm quy định về trò chơi điện tử trên mạng phạt đến 200 triệu
Bộ TT&TT đề xuất phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
Đề xuất trên của Bộ Thông tin và Truyền thông được thể hiện tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm thay thế Nghị định 28/2009/NĐ-CP.
Cần chế tài cụ thể
Trao đổi với phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong thời gian qua, Thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông đã triển khai nhiều cuộc thanh tra trong lĩnh vực Internet, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng và tịch thu nhiều tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Riêng trong năm 2011,Thanh tra các Sở đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 259 cuộc tại 3.239 cửa hàng, đại lý Internet lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với 730 trường hợp trong đó phạt cảnh cáo 133 trường hợp và phạt tiền 597 trường hợp với tổng số tiền phạt là 1.459.800.000 đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, sau một thời gian dài triển khai,với sự phát triển nhanh và mạnh về mọi mặt đối với dịch vụ Internet, lượng người sử dụng dịch vụ và cung cấp dịch vụ tăng mạnh nên vẫn còn tình trạng vi phạm xảy ra.
Các quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Internet quy định tại Nghị định 28/2009/NĐ-CP cũng đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp, không sát với thực tế, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan giám sát thực thi pháp luật, trong đó điển hình là về điều kiện kinh doanh tại một số đại lý Internet.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Phạt tối đa đến 200 triệu
Để khắc phục những hạn chế trên, dự thảo Nghị định mới do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo đã quy định cụ thể hình thức và mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet hành vi vi phạm các quy định về tài nguyên Internet hành vi vi phạm hành chính về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng…
Đặc biệt, để ngăn chặn hiệu quả hơn các hành vi vi phạm, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất nâng mức phạt tối đa lên đến 200 triệu đồng, tức là cao gấp gần 3 lần so với mức tối đa 70 triệu tại Nghị định 28/2009/NĐ-CP hiện hành.
Mức phạt cao nhất 160-200 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng G1 không có giấy phép hoặc sử dụng quá hạn giấy phép.
Đồng thời, hành vi trên chịu thêm hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
Không thông tin phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi phạt đến 30 triệu đồng
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, những vi phạm khác về các quy định về trò chơi điện tử trên mạng cũng cần xử lý nghiêm.
Cụ thể, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với các hành vi: Không cung cấp thông tin về phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi trong các chương trình quảng cáo hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc trong từng trò chơi không đảm bảo quyền lợi của người chơi theo đúng luật lệ trò chơi điện tử hoặc không giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nằm trong phạm vi bán kính của các trường tiểu học hoặc trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200m hoạt động ngoài khoảng thời gian từ 8 – 22 giờ hàng ngày cũng bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Theo VNN
Xót lòng: Mẹ bắt con đẻ đi ăn xin
Cháu trai tên là Trần Văn Hết (SN 1995) bế chị ruột của mình là Trần Thị Thanh (1988) bị dị tật bẩm sinh đi ăn xin đây đó là bị mẹ ruột của mình bắt buộc.
Tầm 8 giờ 30 ngày 20-11, người dân đi chợ Phước Tường (thuộc P. An Khê, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) trông thấy cảnh tượng hết sức thương tâm.
Một bé trai mặc bộ áo quần vá chằng vá đụp bế một bé gái bị dị tật bẩm sinh đi vào trong khuôn viên chợ cùng với những lời lẽ thống khổ: "Mong các bác, các cô, các chú cho con xin mấy đồng tiền lẻ để mua đồ ăn qua ngày đoạn tháng. Chúng con xin nghìn lần cảm ơn!".
Bà Lê Thị Quýt và ông Lê Trọng Hải
Có người tỏ ra thông cảm với cảnh ngộ của hai đứa nhỏ nên kẻ ít, người nhiều đã bỏ tiền vào cái cà-mèn đã cũ trên tay bé trai. Thế là cuộc "mưu sinh" này cứ được lặp đi lặp lại trong buổi sáng chợ đang đông người đến mua bán.
Thế nhưng, vẫn có người dân biết việc và cho đây là việc làm trái với chủ trương của UBND TP Đà Nẵng là "Thành phố không có người lang thang xin ăn" nên đã điện báo cho chính quyền và CAP An Khê, Q. Thanh Khê biết để có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
Hóa ra, cháu trai tên là Trần Văn Hết (1995) bế chị ruột của mình là Trần Thị Thanh (1988) bị dị tật bẩm sinh đi ăn xin đây đó là bị mẹ ruột của mình bắt buộc. Tuy lớn tuổi hơn em trai, nhưng do bị dị tật nên trông Thanh nhỏ con, èo uột, rất tội nghiệp.
Đến khi đưa cả hai em về trụ sở CAP, trung tá Nguyễn Văn Hoa - Trưởng CAP liền điện báo cho Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Đà Nẵng lên nhận các em đưa về nuôi dưỡng thì bất ngờ có 2 người đi xe máy đến giới thiệu là người nhà và xin bảo lãnh đưa 2 cháu về.
Chính điều này đã đặt ra nhiều câu hỏi đối với CBCS CAP An Khê. Người đàn ông có tên là Lê Trọng Hải (trú khu phố 6, P. An Mỹ, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) và người phụ nữ xưng là mẹ của hai đứa trẻ là Lê Thị Quýt (1964, quê H. Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
Điều đáng nói là tuy đi ăn xin nhưng cháu Trần Văn Hết vẫn được trang bị cả ĐTDĐ. Theo lời cháu Hết kể, nhóm ăn xin của cháu có 5 đứa, nhưng 3 đứa đã vào phía Nam xin ăn, chỉ còn Hết và chị gái ở lại Đà Nẵng "làm ăn" dưới sự "chăn dắt" của chính mẹ ruột mình.
Cháu Hết thật thà: "Cháu đã vào Trung tâm Bảo trợ xã hội được 3 lần rồi, còn mẹ cháu cũng đã ở đó 2 lần". Hằng ngày, hai chị em Hết được ông Hải dùng xe máy chở đi đến những khu vực đông người như chợ, hoặc các chùa vào ngày rằm, mồng một để ăn xin.
Bữa ít nhất cũng được 300.000 đồng, có ngày gặp may thì được hơn 500.000 đồng. Cứ mỗi khi xin xong ở địa điểm nào đó thì cháu Hết gọi điện báo cho ông Hải đến chở đi nơi khác để tiếp tục xin.
Mỗi ngày như thế, ông Hải được bà Quýt trả công 70.000 đồng, còn bao nhiêu bà giữ. Công việc duy nhất của bà Quýt là ở nhà đợi con mang tiền ăn xin được đem về. Sự việc này đã được CAP An Khê lập hồ sơ chuyển cho Cơ quan CSĐT CAQ Thanh Khê tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý hành vi vi phạm của ông Lê Trọng Hải và bà Lê Thị Quýt.
Theo CA Đà Nẵng
Xem mắt tuyển vợ ngay siêu thị Vụ xem mắt, tuyển vợ diễn ra ngay tầng thượng siêu thị Maximart Cộng Hoà, ngay giữa chốn đông người. Khi 13 cô gái trình diễn cho 3 người đàn ông Hàn Quốc xem mặt, tuyển vợ ngay tại sân thượng siêu thị Maximart thì lực lượng công an ập vào. Ngày 1/12, Công an Q.Tân Bình, TP.HCM đã lập hồ sơ xử...