Vi phạm quy định về nghĩa vụ quân sự 2023 bị xử phạt ra sao?
Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền đến 35 triệu đồng; không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt đến 75 triệu đồng.
Ảnh minh họa: Thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ảnh: TTXVN.
Nghĩa vụ quân sự (NVQS) là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú khi đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.
Theo quy định, công dân nam đủ 17 tuổi trở lên thuộc diện đăng ký NVQS lần đầu. Khi nhận được Lệnh gọi đăng ký NVQS công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký NVQS.
Nếu không thực hiện quy định về nghĩa vụ quân sự sẽ xử phạt theo Điều 4 Nghị định 120/2013 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 37/2022).
Theo đó, hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự bị phạt cảnh cáo.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo nêu trên;
- Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
- Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
- Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
- Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
Video đang HOT
Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 12 – 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt tiền từ 25 – 35 triệu đồng.
Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng; phạt tiền từ 50 – 75 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ 2 trường hợp quy định nêu trên.
Ngoài ra, Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
- Phạm tội trong thời chiến;
- Lôi kéo người khác phạm tội.
Sinh viên đại học bỏ việc văn phòng đi làm dọn dẹp, tậu nhà và xe chỉ sau 2 năm: Khi học cách cúi đầu, cơ hội sẽ ở ngay trước mắt bạn
Dẫu làm công việc dọn dẹp song với trình độ học vấn của mình, người phụ nữ này có tầm nhìn rộng hơn và biết nắm bắt cơ hội.
Nhiều người sẽ cho rằng đây là sự uổng phí 4 năm đại học tuy nhiên chỉ cần có ý tưởng, công việc nào cũng cao quý và có thể kiếm ra tiền.
Năm 2022, tại Trung Quốc, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học đã vượt quá 10 triệu người. Tuy nhiên không phải tất cả trong số này đều tìm được việc làm sau khi ra trường. Vô số sinh viên phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp.
Mặt khác, nhiều ngành nghề tại quốc gia này đang thiếu hụt lao động, điển hình nhất phải kể đến ngành sản xuất, và phục vụ. Ở Trung Quốc, bạn sẽ không khó để bắt gặp những dòng tin như Chúng tôi đang tìm nhân viên phục vụ; Tuyển nhân viên dọn dẹp... tại các nhà hàng.
Nhiều ngành nghề thiếu hụt lao động nhưng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp. Ảnh: Sohu
Song dường như nhu cầu tìm việc làm và tình trạng thiếu hụt nguồn lao động chưa đạt được mục tiêu 2 chiều. "Tôi là sinh viên đại học. Nếu đi làm phục vụ, dọn dẹp thì tấm bằng đại học của tôi là vô ích?", một phản ứng của nhiều sinh viên đại học khi được giới thiệu vào các công việc phục vụ.
2 năm làm dọn dẹp tậu được nhà và xe
Tuy nhiên mới đây một người phụ nữ sinh năm 1980 từng theo học đại học quyết từ bỏ công việc văn phòng để làm dọn dẹp. Sau 2 năm cô tậu được nhà và xe đã thu hút sự chú ý trên MXH Trung Quốc.
Nhân vật trong câu chuyện này là Lưu Hiểu Lê. Sinh ra ở vùng nông thôn của tỉnh Hà Nam, sau khi tốt nghiệp đại học, cũng như các bạn đồng trang lứa cô là một nhân viên văn phòng ngày làm 8 tiếng.
2 năm trở lại đây do cha mẹ già yếu và thường xuyên đau ốm, lại phải lo tiền ăn học cho con trai, chi tiêu trong gia đình dần tăng lên. Mức lương của nhân viên văn phòng không thể đáp ứng được cuộc sống, người phụ nữ họ Lưu quyết định nghỉ việc, chuyển sang làm người dọn dẹp.
Theo Sohu, trong nửa năm đầu đi làm công việc chân tay vất vả, cô không dám kể với cha mẹ. Lưu Hiểu Lê lo lắng mọi người sẽ không chấp nhận quyết định này. Vì cũng từng có 4 năm học đại học, lẽ ra công việc của cô phải nhàn nhã trong phòng điều hoà.
May mắn thay, theo thời gian cô dần phân tích về những ưu điểm, nhược điểm của nghề. Bố mẹ cũng dần hiểu và ủng hộ. Cô cho biết sự ủng hộ của bố mẹ là động lực để cô chăm chỉ làm việc. Mỗi ngày cô làm việc liên tục trong 19 tiếng, bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 2 đêm. Công việc bận rộn nên những bữa ăn của cô thường là bánh mì và nước lọc.
Lưu Hiểu Lê. Ảnh: Weibo
Làm công việc dọn dẹp được 2 năm, cùng số tiền tiết kiệm ít ỏi, hiện, Lưu Hiển Lê đã mua được 2 căn nhà, và 2 chiếc ô tô ở Trịnh Châu. Yêu thích công việc này, cô dự định sẽ gắn bó lâu dài.
Tất nhiên khả năng mua và xe của người phụ nữ không chỉ phụ thuộc vào công việc dọn dẹp. Lưu Hiển Lê còn nhận thêm các công việc may vá. Sau khi làm công việc dọn dẹp một thời gian cô đã dẫn đầu một nhóm những người làm dọn dẹp trong lĩnh vực này.
Lưu Hiển Lê đã nói trong một cuộc phỏng vấn: "Miễn là chịu đựng được gian khổ, tôi luôn cảm thấy mình có thể kiếm được vô số tiền".
Mỗi ngày cô thường làm từ 7 giờ sáng đến 2 giờ đêm. Ảnh: Weibo
Học đại học ra làm dọn dẹp có phải là sự lãng phí?
Khi nghe câu chuyện sinh viên đại học bỏ công việc văn phòng để đi dọn dẹp, nhiều người sẽ cho rằng đây là sự thất bại. Họ cũng không tin rằng khi làm dọn dẹp chăm chỉ người phụ nữ này lại có thể mua được nhà và xe trong 2 năm. Song trường hợp của Lưu Hiển Lê là minh chứng để khẳng định rằng không gì là không thể.
Có rất nhiều người làm công việc này nhưng không phải ai cũng có thể liên tục cải thiện cách làm việc như Lưu Hiển Lê. Điều này có liên quan đến nền tảng giáo dục. Đã dành 4 năm để theo học đại học, tầm nhìn của cô ấy rộng hơn. Ngay cả khi làm công việc dọn dẹp cô ấy cũng có thể nắm bắt cơ hội để trở thành người dẫn đầu.
Khi học cách cúi đầu, cơ hội sẽ ở ngay trước mắt bạn. Ảnh: Sohu.
Trong mắt nhiều người việc sinh viên đại học đi làm dọn dẹp là sự lãng phí trình độ học vấn. Song thực tế không phải vậy. Nền tảng giáo dục không phải là cái cớ để đánh giá một người không được làm việc này, hay phải làm công việc kia. Chỉ cần có ý tưởng, bất kể ngành nghề gì, bạn đều có thể thử. Khi học cách cúi đầu, cơ hội sẽ ở ngay trước mắt bạn.
Nhiều sinh viên có thể bị cám dỗ khi nhìn thấy trường hợp của Lưu Hiển Lê. Song để đạt được thành tích như vậy cô ấy đã phải nỗ lực rất nhiều và biết nắm bắt cơ hội đúng lúc để trở thành người dẫn đầu.
Vì vậy, cây bút của Sohu khẳng định rằng các sinh viên khi nhìn thấy người khác kiếm được nhiều tiền đừng vội lao vào ngay. Việc đầu tiên bạn cần làm là xem xét điều kiện và sự vất vả của nghề trước khi đưa ra quyết định. Đây là cách duy nhất để bạn có trách nhiệm với tương lai của chính mình.
Sự cố ở Phú Yên: Người anh trở về nhưng gia đình không thể đoàn tụ Mới đây, một sự cố giao thông diễn ra ở Phú Yên đã khiến 3 mẹ con không qua khỏi. VTC News đưa tin, sáng ngày 26/11, nghe tin con trai lớn đang thực hiện nghĩa vụ chuẩn bị chuyển đơn vị nên cả 3 mẹ con chị Nguyễn Thị T. (SN 1981), cháu Nguyễn Đăng K. (SN 2005) và cháu Nguyễn Xuân...