Vi phạm quy định về liên kết học, thi với nước ngoài có thể bị phạt đến 80 triệu đồng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Dự thảo quy định rõ về mức phạt đối với vi phạm quy định về thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài. Cụ thể, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không đảm bảo một trong các điều kiện thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo; gian lận để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo.
Mức phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tổ chức giảng dạy chương trình liên kết giáo dục, liên kết đào tạo không đúng nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Video đang HOT
Mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi liên kết giáo dục, liên kết đào tạo khi đã hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết nhưng không được gia hạn, điều chỉnh.
Trong khi đó, mức phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Liên kết giáo dục hoặc liên kết đào tạo khi chưa có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện tự chủ liên kết đào tạo khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là là đình chỉ hoạt động liên kết giáo dục, liên kết đào tạo từ 12 đến 24 tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép.
Đối với vi phạm quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, dự thảo đề xuất phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài khi đã hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn liên kết nhưng không được gia hạn.
Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi cấp chứng chỉ khi chưa có quyết định phê duyệt thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền.
Hoàng Bách
Hơn một nửa giáo viên thực hành lái xe không có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Không có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học sẽ không đạt chuẩn giáo viên thực hành lái xe. Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đề nghị bỏ chứng chỉ trên.
Học viên bước vào cuộc thi lái ôtô trên sa hình tại trung tâm sát hạch lái xe - Ảnh: CHẾ THÂN
Nhằm tháo gỡ vướng mắc trong đào tạo thực hành lái xe, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam vừa kiến nghị Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) xem xét bỏ tiêu chuẩn giáo viên thực hành lái xe phải có chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học. Lý do là hiện nay có trên 50% giáo viên dạy thực hành lái xe trên toàn quốc chưa có các loại chứng chỉ trên.
Ông Nguyễn Văn Quyền - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - cho rằng giáo viên lái xe chỉ là người truyền dạy kỹ năng thực hành lái xe cho học viên. Do đó, việc bỏ tiêu chuẩn trên là để phù hợp với thực tế, tránh lãng phí xã hội.
Về việc quy định các cơ sở đào tạo lái xe phải lắp cabin tập lái xe mô phỏng, trong đó đưa ra tình huống giao thông giả định. Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đề nghị Tổng cục Đđường bộ trước mắt cho thực hiện thí điểm tại một số cơ sở, sau đó rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thí điểm. Nếu xác định hiệu quả thì cho triển khai đồng loạt.
Mới đây, Tổng cục Đường bộ kiểm tra và phát hiện có 83 giáo viên trong 5 trường, cơ sở dạy lái xe ở TP.HCM chủ yếu sử dụng văn bằng chứng chỉ tin học và ngoại ngữ giả.
NGỌC ẨN
Phát hiện trung tâm tổ chức thi ngoại ngữ "chui" ở Đắk Lắk Mặc dù Bộ GD-ĐT đã bãi bỏ việc tổ chức học, thi chứng chỉ ngoại ngữ nhưng các trung tâm vẫn tổ chức thi "bao đậu". Sáng 16-3, một lãnh đạo Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đang hoàn tất hồ sơ để xử lý 2 trung tâm đào tạo chứng chỉ Ngoại ngữ -...