Vi phạm quản trị công ty cổ phần: Xử lý không dễ
Luật pháp trong lĩnh vực DN, chứng khoán đã có nhiều quy định về việc quản trị CTCP, nhưng không phải lúc nào các quy định này cũng được tuân thủ một cách nghiêm túc và khi xảy ra vi phạm, người chịu thiệt là các cổ đông.
Với cổ đông không tham gia điều hành công ty, việc chứng minh thiệt hại gây ra từ hành vi vủa tổng giám đốc, thành viên HĐQT là không dễ
Tại Luật doanh nghiệp, hàng loạt quy định về quyền, nghĩa vụ của cổ đông, HĐQT, thành viên HĐQT, ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc… đã được đưa ra. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều quy định đang bị vi phạm và cổ đông vẫn khó để tìm ra cách thức hữu hiệu buộc công ty phải tuân thủ luật.
Chẳng hạn, Điểm đ Khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp quy định: Cổ đông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác. Trên thực tế, nhiều trường hợp, cổ đông đề nghị công ty cung cấp danh sách cổ đông nhưng đều không nhận được.
Công ty không hẳn từ chối “thẳng thừng” yêu cầu này, nhưng rất “ sáng tạo” trong việc nghĩ ra lý do để khất lần. Sau vài lần đi lại, cổ đông đành bỏ qua dù rất bức xúc. Thiếu đi bản danh sách này, các cổ đông nhỏ sẽ khó liên kết, tập hợp với nhau đủ tỷ lệ 1%, 5%, 10% để có thể yêu cầu nhiều quyền hơn theo quy định của luật pháp.
Thực tế, Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ một số trường hợp cổ đông có thể khởi kiện ra tòa án gồm khởi kiện hủy bỏ Nghị quyết ĐHCĐ; khởi kiện đối với thành viên HĐQT, tổng giám đốc… Theo đó, Điều 161 quy định cụ thể 6 trường hợp cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ liên tục trong 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh khởi kiện trách nhiệm cá nhân tổng giám đốc, thành viên HĐQT.
Đáng chú ý là khi cổ đông nhân danh công ty khởi kiện và được Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện, chi phí khởi kiện sẽ được tính vào chi phí của công ty. Quy định này tạo thuận lợi cho các cổ đông nhỏ vốn thường e ngại không có đủ chi phí để theo đuổi vụ kiện.
Dù vậy, vẫn có băn khoăn về việc chứng minh thiệt hại gây ra từ hành vi của tổng giám đốc, thành viên HĐQT. Với cổ đông không tham gia điều hành công ty, việc này không dễ dàng.
Quyền khởi kiện, khó vẫn phải khai thác triệt để
Nhằm tìm hiểu rõ hơn các khó khăn và giải pháp khi cổ đông thực hiện quyền khởi kiện, ĐTCK đã có trao đổi với luật sư Hồ Anh Khoa (Công ty Luật BASICO).
Luật sư Hồ Anh Khoa
Luật Doanh nghiệp 2005 trước đây và hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về quyền khởi kiện của cổ đông đối với cá nhân thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty cổ phần hay không? Tác dụng của quy định này như thế nào?
Với loại hình CTCP, Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quy định về quyền khởi kiện của cổ đông đối với thành viên HĐQT, giám đốc, tổng Giám đốc công ty. Nhưng Nghị định số 102/2010/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp lại quy định về quyền này của cổ đông tại Điều 25 về “Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc)”.
Đến Luật Doanh nghiệp năm 2014, quyền này của cổ đông đã được ghi nhận rõ ràng tại Điều 161 về “Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc”.
Video đang HOT
Cụ thể, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong một số trường hợp pháp luật, điều lệ công ty quy định.
Quy định này ra đời đã tạo cơ sở pháp lý, công cụ pháp lý rõ ràng cho cổ đông để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông trước những sai phạm của các nhân sự quản trị, điều hành công ty. Cổ đông có thể trực tiếp khởi kiện ngay, không cần qua ban kiểm soát như trước nữa.
Trên thực tế vẫn rất ít trường hợp khởi kiện trách nhiệm cá nhân của thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc. Vì sao thưa ông?
Luật Doanh nghiệp năm 2014 mới có hiệu lực hơn 6 tháng (từ 1/7/2015), nên việc chưa hoặc ít ghi nhận trường hợp khởi kiện áp dụng quy định mới này của Luật trên thực tế cũng dễ hiểu.
Tuy không có con số thống kê chính thức, nhưng trước đây, khi áp dụng quy định tại Nghị định số 102/2010/NĐ-CP, việc cổ động khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc cũng không dễ dàng. Theo đó, có thể kể đến 2 vấn đề như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp công ty có ban kiểm soát, cổ đông bắt buộc phải yêu cầu ban kiểm soát thực hiện khởi kiện trước. Nếu hết thời hạn theo quy định mà ban kiểm soát không khởi kiện thì cổ đông mới có quyền trực tiếp khởi kiện. Vậy cổ đông dựa vào đâu để xác định ban kiểm soát không khởi kiện? Do luật không chốt thời hạn bằng một “kết quả” cụ thể nên thời hạn này rất dễ bị kéo dài “một cách thuyết phục”, khiến quyền trực tiếp khởi kiện của cổ đông bị ảnh hưởng.
Thêm nữa, cơ chế pháp lý để ban kiểm soát khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc không rõ ràng. Việc khởi kiện trách nhiệm dân sự phải thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Khó để xác định quyền khởi kiện của ban kiểm soát trong trường hợp này.
Thứ hai, cổ đông có thể sẽ gặp khó trong việc xác định nội dung yêu cầu khởi kiện, vì nguyên tắc, toà án sẽ chỉ thụ lý các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của toà án theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự.
Thêm nữa, cũng thuộc về nguyên tắc tố tụng, khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Giả dụ với yêu cầu bồi thường thiệt hại thì đương nhiên cổ đông phải chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm từ sai phạm của các nhân sự quản trị, điều hành công ty. Bên cạnh đó là việc phải chứng minh được thiệt hại.
Đương nhiên, ngay cả với quy định mới tại Điều 161 về “Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc”, Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ đông vẫn có thể sẽ gặp phải khó khăn này khi tiến hành khởi kiện.
Gần đây dấy lên tranh chấp giữa Red River Holdings và Ban lãnh đạo Everpia. Xin hỏi nếu cổ đông gặp tình huống tương tự thì có thể khởi kiện không? Nếu khởi kiện, đơn khởi kiện cần có điều kiện gì để được thụ lý?
Tôi không có thông tin chính thức về trường hợp này. Nhưng nếu cổ đông, nhóm cổ đông đáp ứng điều kiện thì hoàn toàn có thể khởi kiện Điều 161 về “Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc”, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đương nhiên, toà án sẽ xem xét đơn khởi kiện, hồ sơ, tài liệu khởi kiện để quyết định có đủ điều kiện thụ lý vụ án hay không.
Đơn khởi kiện cần đáp ứng đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật (Điều 164 về “Hình thức, nội dung đơn khởi kiện”, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Trong hồ sơ khởi kiện, cần đặc biệt lưu ý chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
Có e ngại rằng rất khó để chứng minh thiệt hại mà cá nhân Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị gây ra. Ông nghĩ sao? Liệu có lời khuyên nào dành cho cổ đông, thưa ông?
Như tôi đã nói, việc chứng minh, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện phụ thuộc vào việc cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện về “cái gì”. Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại thì đương nhiên sẽ phải chứng minh về thiệt hại do sai phạm của thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc công ty. Không phải tất cả, nhưng theo tôi, đây là việc không dễ thực hiện đối với các cổ đông.
Dù khó, nhưng khi cần, các cổ đông, nhóm cổ đông buộc phải triệt để khai thác các quyền pháp lý của mình theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ công ty để thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại.
Hoàng Duy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thân thế nữ giám đốc công ty 'ma' lừa đảo trên 200 tỷ đồng
Bà Thu thành lập công ty Tâm Thành Phát Gia Lai với ngành nghề kinh doanh thuốc tân dược và trang thiết bị y tế. Nhưng, thực chất đó là "miếng mồi" để thực hiện hành vi lừa đảo.
Ban đầu, để tạo vỏ bọc cho công ty "ma", bà Thu vung tiền tạo bình phong chứng tỏ công ty ăn nên làm ra. Sau khi đã chiếm được lòng tin của các cổ đông, bà Thu đi nước cờ táo bạo, chuyển từ hình thức góp vốn nhỏ lẻ sang "khủng". Không lâu sau bà cao chạy xa bay khiến nhiều cổ đông lâm cảnh tán gia bại sản.
Cú lừa ngoạn mục của nữ giám đốc "ma"
Thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai cho biết, cơ quan này vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với nghi phạm Dương Thị Hoài Thu (SN 1980, ngụ số 2, đường Châu Văn Liêm, phường Ia Kring, TP. Pleiku), giám đốc công tyTNHH MTV TNHH MTV DVTM và Dược phẩm Tâm Thành Phát Gia Lai để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tính đến thời điểm hiện tại, có 22 nạn nhân trình báo bị bà Thu lừa đảo chiếm đoạt với số tiền trên 200 tỉ đồng.
Công ty TNHH MTV DV TM và Dược phẩm Tân Thành Phát Gia Lai
Trước đó, vào ngày 31/3, có bốn nạn nhân tìm đến trụ sở Công an tỉnh Gia Lai gửi đơn tố cáo bà Dương thị Hoài Thu (giám đốc công ty TNHH MTV DVTM và Dược phẩm Tâm Thành Phát Gia Lai) lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 26,2 tỉ.
Ngay sau đó, nhận thấy sự việc nghiêm trọng, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng vào cuộc điều tra xác minh sự việc. Theo kết quả điều tra ban đầu, công ty (TNHH MTV DVTM và Dược phẩm Tâm Thành Phát) với ngành nghề kinh doanh thuốc tân dược và trang thiết bị y tế do bà Thu làm giám đốc được thành lập vào tháng 1/2014.
Với thủ đoạn huy động vốn để xây dựng trụ sở, ban đầu bà Thu bung tiền ngụy tạo danh tiếng là một công ty ăn nên làm ra, doanh thu hàng tháng cao ngất ngưởng. Để tạo lòng tin cho các cổ đông góp vốn, bà Thu đi nước cờ "cao tay", trả lãi xuất hàng tháng đúng hẹn, kèm theo những chuyến du lịch, món quà có giá trị. Một khi thấy "con mồi" đã cắn câu, bà Thu tiếp tục tung chiêu đánh vào lòng tham của các cổ đông, huy động nguồn vốn lớn lợi nhuận cao.
Để thực hiện âm mưu chiếm đoạt tài sản, bà Thu lập các hợp đồng kinh tế khống, đồng thời xuất trình các hóa đơn giấy tờ ngụy tạo việc đối tác đang nợ tiền hàng tháng với số tiền "khủng", nhằm qua mặt cổ đông. Một mặt, bà Thu tiến hành lập các thủ tục hợp thức hóa nguồn vay tạo cho mình vỏ bọc an toàn.
Từ tháng 7-9/2015, với thủ đoạn trên bà Thu dễ dàng qua mặt bốn cổ đông, chiếm đoạt số tiền hơn 26,2 tỉ.
Ngay sau khi xác minh, cơ quan công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam nghi phạm bà Thu để điều tra làm trõ hành vi lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngay sau khi bà Thu bị bắt, có thêm 18 cổ đông tham gia góp vốn đến cơ quan công an tỉnh, nộp đơn tố giác bà Thu lừa đảo chiếm đoạt của họ với số tiền 180 tỉ. Trong đó, người tham gia góp vốn cho bà Thu cao nhất 26 tỉ, người thấp nhất xấp xỉ 2 tỉ.
Ngoài ra, theo xác minh của cơ quan CSĐT, ngoài 22 nạn nhân trình báo còn có các nạn nhân khác ngoài tỉnh như: Kon Tum, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.HCM... tham gia góp vốn bằng hình thức chuyển khoản, số tiền hàng trăm tỉ đồng. Hiện tại cơ quan Công an tỉnh Gia Lai đang mở rộng điều tra, đồng thời thông báo những ai là nạn nhân trong vụ việc trên liên hệ với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc.
Tiết lộ thân thế nữ giám đốc "sộp"
Sáng 6/10, để tìm hiểu rõ về thân thế cũng như thủ đoạn lừa đạo ngoạn mục của nữ giám đốc công ty "ma" này, PV liên hệ với các nạn nhân ghi nhận thêm thông tin vụ việc.
Trò chuyện với PV anh Nguyễn Văn H. (chủ tiệm vàng K.P, TP. Pleiku) ngán ngẩm cho biết: "Thật sự bây giờ tôi cũng không biết phải giải quyết thế nào. Kỳ vọng, tin tưởng nên tôi không ngần ngại tham gia góp vốn cho bà Thu với số tiền 18 tỉ. Khi hay tin bà Thu bị cơ quan công an bắt về hành vi lừa đảo, tôi mới giật mình lo sợ. Mấy hôm nay, báo chí đưa tin, được biết ngoài tôi, còn nhiều nạn nhân khác bị bà thu lừa đảo chiếm đoạt với số tiền hàng trăm tỉ khiến tôi bất ngờ. Điều tôi không ngờ, là bà Thu quá gian xảo, ngụy tạo được một vỏ bọc chắc chắn trong thời gian dài không ai nghi ngờ gì".
Chân dung nữ giám đốc công ty "ma"
"Ban đầu, mới thành lập công ty bà Thu tìm đến tôi ngỏ ý góp vốn ăn chia phần trăm. Bản thân tôi trước khi đi đến quyết định góp vốn, cũng trực tiếp tìm đến trụ sở công ty của bà Thu nắm tình hình. Nhìn cơ ngơi, hóa đơn chứng từ bà Thu khoe một vụ làm ăn doanh thu hàng trăm tỉ đồng, tôi không có nghi ngờ gì.
Điều đặc biệt sau lần góp vốn đầu tiên, bà Thu tiến hành chi trả % đúng hẹn, uy tín. Ngoài ra, bà Thu còn chơi "sộp". Thưởng cho các cổ đông góp vốn những chuyến du lịch xa, món quà đắt tiền khiến tôi rất yên tâm. Nhưng giờ tôi mới hiểu, bà Thu đã lên sẵn âm mưu đi nước cờ cao tay, mà không ai mảy may nghi ngờ. Giờ hiểu ra chuyện đã quá muộn, "tiền mất, tật mang". Tôi không biết xoay xở sao với số tiền vay mượn góp vốn làm ăn với bà Thu", anh H. cho biết thêm.
Để tìm hiểu về thân thế của nữ giám đốc công ty "ma", PV tìm đến trụ sở công ty, cũng là nơi ở của gia đình bà Thu ghi nhận thêm thông tin. Tuy nhiên, sau ngày bà Thu bị bắt, ngôi nhà khóa trái cửa.
Trò chuyện với PV, anh Hoàng Minh Ph. (người hàng xóm) cho biết: "Trước khi thành lập công ty gia đình, bà Thu cũng có cuộc sống bình dị. Thế nhưng, không biết sau ngày thành lập công ty chưa được bao lâu, tôi thấy gia đình bà Thu giàu lên nhanh chóng. Bà Thu mua một lần ba chiếc ô tô trị giá cả tỉ đồng, ngoài ra còn xây nhà khang trang cho bố mẹ chồng. Đến khi bà ấy bị công an bắt tôi mới vỡ lẽ, bà Thu mở công ty chỉ để lừa đảo. Sau ngày bà Thu bị bắt, bọn xã hội đen tay cầm gậy, gộc kéo đến nhà bà Thu đòi nợ rất đông".
Anh Ph. cho biết thêm: "Bà Thu quê Đà Nẵng, về làm dâu tại Gia Lai hơn 10 năm nay. Hiện tại, vợ chồng bà Thu có hai người con trai. Chồng bà Thu là công chức hiện làm việc ở sở Công Thương tỉnh Gia Lai.
Bà Thu tốt nghiệp chuyên ngành trung cấp dược. Trước khi mở công ty, bà Thu là nhân viên trình dược viên. Cuộc sống kinh tế của vợ chồng họ cũng bình thường. Từ ngày bà Thu mở công ty, tuyển một lúc ba kế toán, nhưng không thấy bất kì hoạt động giao dịch nào. Vậy nhưng, trong thời gian ngắn, vợ chồng họ giàu lên một cách bất thường".
Kêu gọi nạn nhân tố giác tội phạm Liên quan đến vụ việc bà Thu lợi dụng tín nhiệm lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của các cổ đông, trao đổi với PV, đại diện Công an tỉnh Gia Lai cho biết, xét thấy hành vi của bà Thu là lừa đảo, gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện tại, đơn vị đang mở rộng điều tra, đồng thời kêu gọi ai là nạn nhân trong vụ việc nói trên, liên hệ với cơ quan công an để được giải quyết theo quy định pháp luật.
HỒ NAM
Theo_Người Đưa Tin
Chiếm đoạt 79 tỷ đồng từ lừa đảo đặt phòng khách sạn đa cấp 9 bị cáo đã phải hầu tòa để xét xử về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số để lừa đảo đặt phòng khách sạn trên toàn thế giới theo hình thức kinh doanh đa cấp điện tử. Số tiền các bị cáo đã chiếm đoạt của hơn 11 nghìn bị hại trong vụ án...