Vi phạm nồng độ cồn ở TP.HCM khó ‘thoát’ CSGT?
Công an TP.HCM đang có các giải pháp quyết liệt để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn và chống người thi hành công vụ.
Đó là thông tin được thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM đưa ra trong buổi họp báo về các vấn đề kinh tế – xã hội trên địa bàn TP.HCM, diễn ra vào chiều 23.2.
Theo thượng tá Lê Mạnh Hà, trong năm 2022, toàn thành phố có 55.555 vụ vi phạm nồng độ cồn và 11 vụ chống người thi hành công vụ, phạt hành chính trên 400 tỉ đồng.
Vào đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông từ ngày 15.11.2022 – 5.2.2023, Công an TP.HCM đã xử lý hơn 17.000 vụ vi phạm về nồng độ cồn, giữ hơn 16.000 phương tiện tham gia giao thông, tước hơn 11.000 giấy phép lái xe và 3 trường hợp chống người thi hành công vụ. Tổng cao điểm đã xử phạt 146 tỉ đồng, xử phạt tiền vi phạm nồng độ cồn trên 66 tỉ.
“ Sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tai nạn giao thông. Quy định của pháp luật hiện nay xử lý rất nghiêm, tuy nhiên qua tổng kết kết quả xử lý cho thấy số vi phạm trên địa bàn thành phố còn nhiều”, thượng tá Hà cho biết.
CSGT TP.HCM lập chốt kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh BÍCH NGÂN
Kiểm soát triệt để người vi phạm nồng độ cồn
Video đang HOT
Chia sẻ về các giải pháp hạn chế vi phạm nồng độ cồn trong thời gian qua, thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết, Công an TP.HCM đã tiến hành tuyên truyền trực tiếp, thành lập các tổ công tác đến các điểm hàng quán kinh doanh rượu bia để vận động cam kết, treo bảng rộng “không lái xe sau khi đã uống rượu bia”.
Khuyến cáo thực khách sử dụng xe taxi/xe công nghệ sau khi sử dụng đồ uống có cồn tại quán và tiến hành niêm yết thông tin tai nạn giao thông tại các tuyến cao điểm.
“Tránh trường hợp người điều khiển xe có sử dụng rượu bia đi một đoạn đường dài mà không kiểm soát, gây tai nạn”, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM nhấn mạnh về các phương án kiểm soát triệt để, tuần tra, xử lý vi phạm.
Về các giải pháp xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, thượng tá Hà cho biết, Công an TP.HCM thường xuyên quán triệt, tuyên truyền để lực lượng cán bộ cơ sở thực thi công vụ phải giữ vững tư thế, tác phong, lời nói chuẩn mực.
Lực lượng tuần tra kiểm soát được trang bị đầy đủ vũ khí, công cụ hỗ trợ; thường xuyên bố trí các đội hình tuần tra kiểm soát phù hợp, kết hợp các lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự.
Bên cạnh đó, Công an TP.HCM tăng cường trang bị hệ thống camerabody ghi nhận hình ảnh, clip trong hoạt động tuần tra kiểm soát…
Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với ô tô
Tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.
Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy
Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau.
Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 – 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng đối với người lái xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng.
Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp
Vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
CSGT TP.HCM xử phạt hơn 800 người vi phạm nồng độ cồn sau 1 tuần ra quân
Từ ngày 20 - 27.6, lực lượng CSGT TP.HCM xử phạt hơn 800 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Dự kiến tổng số tiền xử phạt hành chính là hơn 13 tỉ đồng.
Sáng 28.6, trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM cho biết, từ ngày 20 - 27.6, lực lượng CSGT TP.HCM đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính hơn 800 trường hợp vi phạm nồng độ cồn...
CSGT TP.HCM lập chốt kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế. Ảnh BÍCH NGÂN
Đại diện PC08 cho biết, theo thống kê sau 1 tuần ra quân thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông, lực lượng CSGT TP.HCM đã kiểm tra, xử phạt 889 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, lực lượng CSGT TP.HCM đã xử phạt 638 trường hợp vi phạm tốc độ; xử phạt 124 phương tiện vận tải hàng hóa vi phạm quy định về tự ý cải tạo phương tiện, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn. Tổng số tiền xử phạt hành chính dự kiến là hơn 13 tỉ đồng.
Trong đó, phương tiện vi phạm chở hàng quá tải trọng là 89 trường hợp; quá khổ giới hạn là 19 trường hợp và tự ý cơi nới thùng là 16 trường hợp.
Đối với 16 phương tiện có hành vi tự ý cơi nới thùng, CSGT TP.HCM buộc chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện tháo gỡ, cắt thùng xe trở về đúng với thiết kế được phê duyệt.
Trước đó, ngày 20.6, PC08 tổ chức lễ ra quân cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Theo kế hoạch, đợt cao điểm thực hiện từ ngày 20.6 - 20.9.
Xử phạt 1.383 trường hợp xe chở hàng hóa quá tải, quá khổ trong 6 tháng
Trước đó, trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng phòng PC08 cho biết trong 6 tháng đầu năm 2022, PC08 đã tổng kiểm soát, xử phạt 1.383 trường hợp xe chở hàng hóa quá tải, quá khổ, cơi nới thùng trái quy định. PC08 tước giấy phép lái xe 700 trường hợp, tổng số tiền xử phạt dự kiến là hơn 16 tỉ đồng.
Bị phạt vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông hỏi 'tôi say nhưng gây tai nạn chưa?' Bị CSGT TP.HCM phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, nhiều người cãi lại với lý do 'Tôi say nhưng gây tai nạn chưa?'; 'Tôi không tin máy đo nồng độ này'... 22 giờ ngày 17.2, Trạm Cảnh sát giao thông ( CSGT) Đa Phước, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM lập chốt...