Vi phạm lĩnh vực bảo hiểm xã hội vẫn phức tạp
Từ 1.1.2018, theo Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ được xử lý, mức cao nhất có thể phạt đến 10 năm tù giam.
Theo các chuyên gia, hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) thường rất phức tạp, đa dạng. Dưới đây là một số vi phạm thường gặp:
Việc đưa hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH vào xử lý hình sự nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động (ảnh minh họa). Ảnh: Diệu Linh
Trốn đóng BHXH cho người lao động
Lợi dụng cơ chế, chính sách BHXH còn có kẽ hở; chế tài xử lý nợ chậm đóng BHXH cho người lao động chưa nghiêm nên doanh nghiệp cố tình chây ỳ trốn đóng hoặc chiếm dụng BHXH của người lao động.
Video đang HOT
Ngoài ra, người sử dụng lao động lách luật bằng cách hợp đồng miệng hoặc ký liên tiếp chuỗi hợp đồng theo thời vụ hoặc chuỗi hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hoặc kéo dài thời gian thử việc. Vì theo quy định của Luật BHXH năm 2006, người lao động có hợp đồng lao động dưới 3 tháng không phải tham gia BHXH bắt buộc.
Trước khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực (từ 1.1.2016), thủ đoạn này xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp vừa, nhỏ và hộ gia đình. Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, đơn vị sử dụng lao động không phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động nhằm trốn đóng BHXH cho người lao động. Nếu bị phát hiện thì doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt.
Để đóng mức BHXH thấp hơn mức quy định, doanh nghiệp đã lập và sử dụng hai hệ thống số lương khác nhau. Một hệ thống lương dùng để chi trả lương thực tế cho người lao động; một hệ thống lương khác dùng để đăng ký tham gia và làm cơ sở tính mức đóng BHXH (mức lương này chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng một chút). Với thủ đoạn này, các doanh nghiệp đã trốn đóng một khoản tiền BHXH mà theo quy định pháp luật họ phải đóng cho cơ quan BHXH.
Gian lận để hưởng các chế độ BHXH
Thậm chí, người gian lận có thể thu gom sổ BHXH của người tham gia BHXH đã nghỉ việc mà không nhận lại sổ, sau đó lập hồ sơ BHXH khống, chiếm đoạt tiền BHXH
Người vi phạm lập khống, giả mạo hồ sơ BHXH làm căn cứ cho việc thanh toán chế độ ốm đau, thai sản nhằm chiếm đoạt tiền BHXH. Để lừa dối cơ quan chức năng nhằm chiếm đoạt tài sản, người vi phạm làm giả giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khám thai hoặc sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy tờ này hoặc móc nối với cơ sở y tế để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khám thai không đúng quy định làm căn cứ thanh toán tiền trợ cấp ốm đau, thai sản.
Ngoài ra, người vi phạm còn thành lập doanh nghiệp “ma”, sau đó làm hợp đồng tuyển dụng lao động khống cho nhân viên nữ để đăng ký đóng BHXH hoặc hợp đồng tuyển lao động nữ có thai. Thực tế, họ không làm việc mà vẫn đăng ký đóng BHXH đầy đủ 6 tháng theo quy định. Người vi phạm lập hồ sơ BHXH khống và làm thủ tục đề nghị thanh toán chế độ thai sản, chiếm đoạt tiền BHXH.
Một số trường hợp gian lận chế độ BHXH bằng cách hợp thức hóa những tai nạn không thuộc diện tai nạn lao động thành tai nạn lao động để hưởng trợ cấp, hoặc đăng ký tham gia BHXH sau khi đã xảy ra tai nạn để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp.
Theo Danviet
Khởi kiện 149 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, 5 tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 2.604 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,3%
Ông Cao Văn Sang, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP.HCM cho biết, trong số đó có 4.543 doanh nghiệp có số nợ từ 3 tháng trở lên với gần 1.400 tỷ đồng. Cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã lập danh sách và liên tục gửi thư nhắc nợ đến các đơn vị này, đồng thời chuyển danh sách nợ sang UBND các quận, huyện để ban hành công văn nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Sau khi nhắc nhở, nếu các đơn vị tiếp tục không khắc phục, BHXH TP.HCM sẽ chuyển danh sách đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập đoàn thanh tra, thanh tra việc chấp hành luật Lao động của các doanh nghiệp này. "Trước tiên chúng tôi tập trung vào các doanh nghiệp có số lao động đông. Trong tháng 5, chúng tôi đã gửi thư nhắc nợ tới 134 doanh nghiệp có tổng số tiền nợ hơn 24 tỷ đồng, sau đó đã có 60 đơn vị khắc phục, trả nợ được hơn 7 tỷ đồng", ông Cao Văn Sang cho hay.
Mặt khác, BHXH thành phố cũng đã phối hợp với Liên đoàn Lao động khởi kiện các doanh nghiệp nợ quỹ BHXH, chuyển danh sách các đơn vị nợ bảo hiểm từ 3 tháng trở lên cho tổ chức công đoàn để khởi kiện ra tòa án theo quy định. Hiện Liên đoàn Lao động Thành phố đang chuẩn bị hồ sơ khởi kiện 149 doanh nghiệp có số nợ cao và nợ lâu ra Tòa án.
Ngoài ra, BHXH Thành phố cũng đã phối hợp với các đối tác tiềm năng như Lãnh sự quán các nước đốc thu, giảm nợ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện cơ quan này đã phối hợp được với Lãnh sự quán Hàn Quốc để đốc thúc nợ đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng trên địa bàn.
Tuy nhiên, theo ông Cao Văn Sang hiện nay việc khởi tố doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội đang gặp khó bởi điều 214, 215, 216 của Bộ Luật hình sự 2015 đang bị hoãn thi hành đã phần nào giảm đi tính răn đe đối với doanh nghiệp nợ bảo hiểm. Bên cạnh đó, việc khởi kiện của tổ chức công đoàn về lĩnh vực BHXH, BHYT cũng đang bị vướng bởi nhiều "khoảng trống", sự chồng chéo của luật.
(Theo Infonet)
Lương hưu lao động nữ: Đã hứa xin chớ nuốt lời! Với những thiệt thòi, nhiều người lao động băn khoăn rằng liệu có nên thay đổi suy nghĩ từ đóng BHXH để hưởng lương hưu sang hưởng BHXH một lần? "Tôi thật sự không hiểu lý do tại sao từ ngày 1.1.2018, quyền lợi của lao động nữ (LĐN) bị cắt giảm và thời gian đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu...