Vi phạm giao thông trên cầu Nhật Tân ngày đầu thông xe
Cầu Nhật Tân đã chính thức thông xe từ 12h trưa nay (4.1). Đông đảo người dân đổ xô tới ngắm cầu và ngắm cảnh quan từ cây cầu, tuy nhiên rất nhiều người đi xe máy kẹp 2-3, không đội mũ bảo hiểm vi vu trên cầu…
Với kiểu dáng kiến trúc đẹp, cầu Nhật Tân (Hà Nội) là một trong số ít những cây cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới, được người dân mong đợi từ 3 năm nay.
Chính vì vậy, ngay sau lễ thông xe, đông đảo người dân đã lên cầu để được thưởng ngoạn, trải nghiệm, ngắm cảnh, chụp ảnh lần đầu tiên trên cây cầu dây văng hiện đại nhất Việt Nam.
Xe máy, xe buýt, xe ôtô cá nhân được phép lưu thông qua cầu Nhật Tân. Khi qua cầu xe máy sẽ đi vào đường gom, không đi vào đường chính, tuy nhiên trong ngày đầu thông xe nhiều phương tiện đi không đúng làn, kẹp 3-4…, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Từ 12h trưa 4.1, các phương tiện được lưu thông qua cầu. Xe máy sẽ đi vào đường gom, tuy nhiên rất nhiều người dân đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, kẹp 3-4 người, đi không đúng làn.
Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng bắc qua sông Hồng nối Phú Thượng (Tây Hồ) với Vĩnh Ngọc (Đông Anh), có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.
Cầu Nhật Tân cho phép cả xe máy lưu thông với 2 làn ở đường gom, ở giữa là 6 làn ôtô. Xe tải sẽ không được phép lưu thông mà phải đi đường Bắc Thăng Long – Nội Bài. Các phương tiện lưu thông trên tuyến không phải đóng phí.
Trong ngày đầu thông xe, có người còn đứng lên cả thành cầu, tạo dáng, chụp ảnh rất nguy hiểm, bởi ngay sát thành cầu chính giữa là 2 làn ôtô đi với vận tốc cao, chỉ cần sơ suất là nguy hiểm đến tính mạng.
Người đi ôtô, người đi xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ lên cầu để trải nghiệm, ngắm quang cảnh từ trên cầu.
Từ trên cầu, người dân được ngắm bãi phù sa, thảm cây xanh ngút ngàn.
Cảm giác đi trên cây cầu hiện đại khiến người dân Đông Anh thích thú.
Video đang HOT
Do phương tiện lưu thông chưa đông nên người dân được tận hưởng bầu không không khí trong lành, mát mẻ khi đi qua dòng sông Hồng.
Người dân “vô tư” vi phạm giao thông khi đi xe máy qua cầu không đội mũ bảo hiểm, kẹp 3.
Các em học sinh vui quá mức, lấn sang cả làn đường dành cho ôtô.
Thậm chí đi xe máy còn chở cả xe đạp điện, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.
Nhiều người khi lưu thông qua cầu đã dừng lại để chụp ảnh hay đứng ngắm cây cầu.
Một số bạn trẻ tranh thủ tạo dáng chụp ảnh.
Cây cầu này được kỳ vọng là điểm nhấn cho cảnh quan trên sông Hồng qua Thủ đô Hà Nội bằng kiểu dáng kiến trúc đẹp. Cầu Nhật Tân được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại.
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Cầu Nhật Tân sẵn sàng trước ngày thông xe
Đến thời điểm này, các hạng mục thi công chính của Dự án cầu Nhật Tân và đường nối Nhật Tân - Nội Bài đã sẵn sàng để đưa vào khai thác.
Cầu Nhật Tân là một trong số ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới, được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến đầu tiên ở Việt Nam.
Cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu sẽ kết nối nội thành với sân bay quốc tế Nội Bài với các tỉnh phía Bắc. Đây là công trình nằm trong qui hoạch tổng thể của Hà Nội, do Ban Quản lí dự án 85 làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 89,943 tỉ Yên, bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản (thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế JICA); vốn vay đối ứng của Chính phủ Việt Nam và vốn giải phóng mặt bằng của UBND TP Hà Nội.
Dự án cầu Nhật Tân và hai đường cầu được thiết kế, thi công, giám sát bởi các nhà thầu chính Nhật Bản và sự tham gia của một số nhà thầu Việt Nam.
Tổng chiều dài của dự án là 8.930m, bao gồm: phần cầu Nhật Tân 3.755m; cầu chính dây văng liên tục 5 trụ tháp 1.500m; phần cầu dẫn và cầu dầm hộp BTCT DƯL và cầu dầm Super - T có chiều dài 5.170m; 3 nút giao, trong đó nút giao Vĩnh Ngọc là nút giao hoa thị hoàn chỉnh giữa tuyến cầu Nhật Tân và QL5 kéo dài.
Bề mặt phần cầu chính rộng 33,2m với 8 làn xe cho cả 2 chiều.
Các công nhân đang lắp đặt đèn chiếu sáng trên cầu. Đây là cầu được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới như: công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống theo dõi quan trắc với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép... và đặc biệt là kết cấu móng vòng vây cọc ống thép (SPSP).
Hiện tại, không có loại phương tiện nào được phép đi trên cầu, các công nhân phải sử dụng xe đạp để đi lại hoàn thành nốt công việc trước khi thông xe.
Mỗi trụ táp có 44 dây văng cho cả 2 bên, một dây cáp văng chịu lực lớn nhất lên đến 600 tấn.
Tổng cộng có 5 tháp dây văng và 6 nhịp với chiều dài mỗi nhịp 300m. Độ cao trung bình của tháp là 108m so với mực nước biển.
Phần đường dẫn và các thiết bị chiếu sáng. Phần đường dẫn phía Bắc có bề rộng 70 - 100m, đường dẫn phía Nam có bề rộng 64m.
Cầu Nhật Tân nhìn về hướng Hà Nội.
Hiện tại các hạng mục chính của dự án đã hoàn thành để đưa cầu Nhật Tân vào vận hành khai thác. Tuy nhiên Tư vấn và Nhà thầu sẽ kiểm tra, rà soát để hoàn thiện một số hạng mục ngoài chính tuyến.
Hướng nhìn từ cầu Nhật Tân về phía cầu Thăng Long.
Đường dẫn về thành phố Hà Nội.
Sau khi thông xe vào ngày 4/1/2015, nhà thầu sẽ tiếp tục thi công các hạng mục bổ sung để nâng cao tính an toàn và hiệu quả khai thác của dự án như hệ thống hàng rào, các công trình kết nối, một số nội dung tăng cường an toàn giao thông.
Phần đường dẫn lên cầu từ đường Võ Chí Công và nút giao Phú Thượng.
Hữu Nghị
Theo dantri
Đi qua cầu dây văng lớn nhất Việt Nam như thế nào? Sở GTVT Hà Nội vừa đưa ra hướng dẫn cụ thể phương tiện giao thông lên xuống cầu Nhật Tân, được áp dụng từ chiều ngày 4/1/2015. Sở này cũng đưa ra khuyến cáo khi gió to, các phương tiện như xe thô sơ, xe đạp điện không nên đi qua cầu. Sở GTVT Hà Nội vừa đưa ra thông báo về việc...