Vi phạm giao thông sẽ nộp phạt qua tài khoản ngân hàng?
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia vừa ban hành Công điện gửi các Bộ GTVT, Tài chính, Công an, Thông tin và truyền thông, UBND TP Hà Nội và TP.HCM triển khai các biện pháp để giảm ùn tắc giao thông.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian gần đây, ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra các vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại Hà Nội và TP.HCM.
Nguyên nhân của các vụ ùn tắc giao thông là sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới cá nhân, sự bất cập về năng lực và hiệu quả của hệ thống dịch vụ vận tải công cộng, đặc biệt là sự gia tăng đột biến nhu cầu sử dụng ôtô khi trời mưa, sự suy giảm năng lực thông hành của một số tuyến đường do bị úng ngập cục bộ hoặc có các công trình trọng điểm đang thi công… trong khi không có phương án tổ chức, điều tiết giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông phù hợp.
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị, UBND TP Hà Nội và TP.HCM điều chỉnh phương án tổ chức thi công, giảm thiểu việc chiếm dụng lòng đường để tổ chức thi công; tại những đoạn tuyến, nút giao có nhu cầu đi lại lớn, cần giải phóng lòng đường ưu tiên cho phương tiện lưu thông trong giờ cao điểm, tổ chức thi công vào ban đêm, trong các khung giờ thấp điểm; không để tình trạng dự án chiếm dụng lòng đường mà không tổ chức thi công.
Video đang HOT
Người vi phạm giao thông tiến tới sẽ nộp phạt qua tài khoản ngân hàng
Điều chỉnh lộ trình, tần suất hợp lý của các tuyến xe buýt để tránh các khu vực bắt buộc phải thu hẹp lòng đường để tổ chức thi công hoặc do ngập úng cục bộ nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người lao động.
Tổ chức giao thông hợp lý với các giải pháp tối ưu hóa đèn tín hiệu; phân làn, phân luồng phù hợp với cơ cấu phương tiện giao thông trên đường (chú trọng đến tỉ lệ ôtô, xe máy); giảm thiểu việc sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe cá nhân trong các khung giờ cao điểm, trên các tuyến đường có nhu cầu giao thông lớn; có phương án tổ chức giao thông chi tiết cho các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Công an Hà Nội và TP.HCM tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, điều tiết giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, gây ùn tắc giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử phạt vi phạm trật tự ATGT;…
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành quy định về thủ tục thu, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua tài khoản ngân hàng.
Theo_An ninh thủ đô
Sẽ phạt đến 70 triệu nếu để ùn tắc tại trạm thu phí?
Thu phí gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng có thể bị phạt tới 70 triệu đồng, đình chỉ thu phí từ 1-3 tháng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất bổ sung một điều riêng quy định vào nội dung dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Cụ thể, sẽ phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện thu phí đường bộ để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại khu vực thu phí mà không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp để khắc phục ùn tắc giao thông. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động thu phí từ 1 - 3 tháng.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng nếu tổ chức vi phạm một trong các hành vi như, tự ý mở rộng, sắp xếp, thay đổi hoặc bổ sung số làn thu phí không đúng với thiết kế được duyệt...
Sẽ xử phạt 70 triệu đồng nếu hoạt động thu phí gây ùn tắc giao thông - Ảnh minh họa
Trong khi đó, việc đào lòng, lề đường, vỉa hè khu vực trạm thu phí, kể cả đào hố để chôn cột biển báo, cột lắp đặt tín hiệu hay làm thêm vệt sơn giảm tốc hoặc tạo gờ giảm tốc ảnh hưởng đến độ bằng phẳng, êm thuận của phương tiện đi qua khu vực trạm thu phí mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Không chấp hành việc điều tiết giải tỏa ùn tắc giao thông của người điều khiển giao thông hoặc cơ quan có thẩm quyền mà gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng hoặc gây ra tai nạn giao thông. Đối với cá nhân, Tổng cục Đường bộ VN cũng đề nghị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với thu phí viên bán vé không kịp thời, gây phiền hà đối với người mua vé gây ùn tắc giao thông.
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với thu phí viên không mặc đồng phục trong khi thực hiện nhiệm vụ; bán vé không kịp thời, gây phiền hà đối với người mua vé; nhận tiền mặt của người sử dụng phương tiện giao thông mà không giao vé; cho phương tiện giao thông (thuộc đối tượng phải mua vé) không có vé đi qua trạm.
HẠNH VŨ
Theo_Đời Sống Pháp Luật
CSGT: Thế bây giờ mày muốn nộp phạt hay để lập biên bản? CSGT hỏi người vi phạm như thế. Cuộc trao đổi đã được video ghi lại. Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một video ngắn chỉ 18s ghi lại cuộc trao đổi giữa một cán bộ CSGT và người vi phạm. Trong khi người được cho là vi phạm đang xem ví còn bao nhiêu tiền thì người CSGT liên tục hỏi:...