Vi phạm giao thông: Phạt tiền tại chỗ có hạn chế được tiêu cực?
Nên có hình thức xử phạt hợp lý hơn để vừa đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm mà vẫn không gây quá nhiều phiền hà cho người dân
Hiện nay, có nhiều ý kiến bức xúc của các lái xe vô tình hay hữu ý bị phạt tiền và thu giấy phép lái xe, nhưng lại mất quá nhiều thời gian và công sức để đi nộp phạt và lấy lại bằng lái. Một số ý kiến cho rằng, nên có hình thức xử phạt hợp lý hơn, để vẫn đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm, nhưng không gây quá nhiều phiền hà cho người dân, đặc biệt là mất quá nhiều thời gian cho một thủ tục thiết nghĩ quá đơn giản.
Đề xuất xử phạt tại chỗ được nhiều người dân đồng tình, ủng hộ
Từ thực tiễn công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, thượng tá Đào Vịnh Thắng, phó trưởng phòng CSGT (PC67, CA TP.Hà Nội) kiến nghị cho phép CSGT xử phạt và xé biên lai tại chỗ, giảm thủ tục, phiền hà cho người dân. Theo thượng tá Thắng, việc xử lý xe vi phạm hiện rất phức tạp. Nhiều trường hợp tổng số tiền phạt và tiền lưu kho bãi còn cao hơn trị giá của xe nên người dân không đến lấy xe nữa. Xử lý một xe vi phạm rất phiền toái, kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Xe không có giấy tờ phải tra cứu số khung, số máy rồi thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau đó thành lập hội đồng xử lý tang vật. Cả TP đang tồn đọng hàng vạn xe như vậy, trong khi đó kho bãi thì phải đi thuê. Như vậy rất lãng phí cho xã hội. “Khi bị phạt, người dân thường phải đi đến các cơ quan hành chính tới 4 lần mới nộp được tiền phạt”, ông phó phòng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hiện tại, quy trình xử phạt với những trường hợp lái xe vi phạm mà không được nộp phạt tại chỗ là lập biên bản và có xác nhận của người vi phạm Chờ 5 – 7 ngày sau đi lên trụ sở Cảnh sát giao thông sở tại giải quyết để lấy biên bản xử phạt Tới kho bạc nộp tiền và lấy biên lai nộp tiền Về trụ sở Cảnh sát giao thông sở tại để đổi biên lai nộp tiền lấy giấy hẹn 30 ngày sau thì mang giấy hẹn lên lấy bằng. Chính vì sự phức tạp, nhiêu khê trong xử phạt người vi phạm Luật Giao thông đã gián tiếp dẫn tới rất nhiều hiện tượng hối lộ hay chống đối người thi hành công vụ, bỏ chạy khi vi phạm… Vô hình chung, việc xử phạt không những không làm nâng cao ý thức tham gia giao thông mà gia tăng sự coi thường luật pháp, tạo điều kiện cho tham nhũng trong thi hành công vụ.
Theo nhận định của các chiến sỹ CSGT, việc xử phạt tại chỗ sẽ thuận tiện hơn. Theo đó, nên tăng thẩm quyền mức phạt cho cán bộ chiến sĩ, nếu hiện tại là chỉ được tiến hành xử phạt tại chỗ 200 nghìn đồng thì nên tăng lên 500 nghìn đồng. Ví dụ như người ta ở tận Cao Bằng, Lạng Sơn… xuống Hà Nội, nếu bị vi phạm giao thông mà mức xử phạt quá 500 nghìn đồng thì người ta phải chờ các đội mang hồ sơ về phòng CSGT ký, lúc đó mới nộp phạt được. Nếu cho người ta nộp phạt ngay thì người ta vui vẻ chấp nhận, nhưng bắt người ta chờ mấy ngày để lấy biên lai nộp phạt và lấy lại giấy tờ thì người ta rất bức xúc. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến người ta chống đối lại lực lượng thực thi nhiệm vụ. Hiện nay, thẩm quyền xử phạt của các đội trưởng CSGT cũng chỉ là 500 nghìn đồng, nên tăng thẩm quyền đó cao hơn nữa vì nhiều đội ở xa trung tâm, khi mang hồ sơ về Phòng CSGT ký, rất mất thời gian chờ đợi, người dân cũng sẽ bức xúc hơn.
Trong khi đó, theo kỹ sư Tô Đức Công (ở Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) lại cho rằng, việc xử phạt tại chỗ rất thuận tiện cho người vi phạm luật lệ giao thông, bất kỳ lái xe nào khi vi phạm luật giao thông đều muốn xin được xử phạt tại chỗ, đỡ mất thời gian đi lại.
“Nhiều trường hợp người vi phạm giao thông là người tỉnh khác, chi phí đi lại để nộp phạt còn tốn kém hơn tiền phạt, dễ dẫn đến tâm lý hối lộ cho xong”, ông Đỗ Văn Cương, Vụ Pháp chế, Bộ Công an cho biết.
Theo NDT
Bí thư huyện giấu gỗ quý tại nhà bị phạt tiền
Hạt kiểm lâm huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) vừa tống đạt quyết định xử phạt hành chính đối với 3 cán bộ và 3 người dân vì mua bán, tàng trữ và vận chuyển lâm sản trái phép, tổng số tiền gần 73 triệu đồng.
Theo đó, ông Đinh Kà Để (Bí thư huyện Sơn Tây) bị phạt 6,5 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Tiên (cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện) cũng phải nộp 6,5 triệu đồng, ông Đoàn Thanh Bình (trợ lý Chính trị Ban Chỉ huy quân sự huyện) chịu khoản phạt 25 triệu đồng.
Ba người dân trực tiếp khai thác, bán gỗ rừng phòng hộ cho Bí thư Để và hai cán bộ huyện đội Sơn Tây bị xử phạt tổng cộng gần 35 triệu đồng. Cụ thể, bà Phạm Thị Thủy phải nộp 6,5 triệu đồng và ông Đinh Văn Râm phạt 3,3 triệu đồng. Trần Văn Tâm, chủ phương tiện xe tải chở gỗ, bị phạt 25 triệu đồng.
Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Phạm Tấn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết: "Huyện đang đợi kết luận, chỉ đạo của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ngãi để có hướng xử lý về mặt Đảng, chính quyền đối với 3 cán bộ nói trên".
Theo báo cáo của Thường trực huyện ủy Sơn Tây, tối 26/5, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Tây phát hiện xe tải do Trần Văn Tâm điều khiển chở gỗ từ xã Sơn Lập qua xã Ngọc Tem thuộc huyện Konplong, tỉnh Kon Tum, sau đó về lại xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, nên đã báo với Hạt kiểm lâm huyện tổ chức vây bắt. Đến 23h cùng ngày, xe tải dừng lại bỏ hai tấm gỗ xuống nhà ông Để.
Gỗ rừng phòng hộ đầu nguồn ở Quảng Ngãi bị tàn phá. Ảnh: Trí Tín.
Phát hiện trên xe còn gỗ quý vận chuyển trái phép, cán bộ kiểm lâm yêu cầu đưa xe về Hạt kiểm lâm huyện để xử lý. Tuy nhiên, tài xế cho xe vào trụ sở Ban Chỉ huy quân sự huyện để tiếp tục bỏ 4 tấm gỗ xuống. Đến ngày 9/6, ông Nguyễn Tấn Tiên chở đi hai tấm.
Theo nhà chức trách, xe tải chở 6 phách gỗ dổi lâu năm với gần 3,5m3, với mỗi phách dài 3,2m, dày 19cm và rộng gần 1m. Ông Đoàn Thanh Bình tường trình số gỗ do ông Để nhờ người dân mua giúp. Ông Để, ông Tiên, ông Bình mỗi người hai phách dùng để làm phản nằm.
Theo lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi, dù mua gỗ về sử dụng trong gia đình không có mục đích thương mại nhưng việc làm của ông Để và hai cán bộ huyện đội là sai trái, vi phạm nghiêm trọng điều lệ Đảng, gây bức xúc cho dư luận cần phải xử lý nghiêm.
Theo VNexpress
Thu tiền phạt qua tài khoản? Hôm qua, 31-7, Đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã làm việc với UBND TP Hà Nội về thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải từ 1-1-2009 đến 30-6-2012 trên địa bàn. Nhiều kiến nghị mới nhằm hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông đã được Hà...