Vi phạm giao thông khu vực nội thành, xử phạt như thế nào?
Vào thời điểm này, hành vi đi xe máy ngược đường áp dụng mức xử phạt như thế nào?
Hỏi:
Bà Dương Thị Hồng Linh thắc mắc: Theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP, mức phạt đối với những vi phạm trong khu vực nội thành của các đô thị đặc biệt được thực hiện thí điểm trong 36 tháng (kể từ ngày 20/5/2010). Vậy, vào thời điểm này, hành vi đi xe máy ngược đường áp dụng mức xử phạt như thế nào?
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Trả lời:
Về vấn đề này, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Công an trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì việc áp dụng thí điểm đối với một số vi phạm trong khu vực nội thành của các đô thị đặc biệt được thực hiện trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 20/5/2010).
Từ ngày Nghị định nêu trên có hiệu lực thi hành đến thời điểm này (ngày 8/10/2013) thì đã qua thời hạn 36 tháng nên quy định nêu trên không còn được áp dụng. Theo đó, đối với các hành vi đi xe máy ngược đường sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP.
Cụ thể, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Theo NTD
Mức xử phạt người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe
Hỏi: Khi tham gia giao thông người điều khiển xe ô tô, xe máy vi phạm luật giao thông đường bộ, không có giấy phép lái xe thì bị phạt bao nhiêu tiền, trường hợp có nhưng không mang theo thì hình thức phạt sẽ như thế nào?
Về vấn đề này, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an trả lời như sau:
Đối với xe ô tô
Theo quy định tại Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: Người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng; người điều khiển xe ô tô không có Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô không có giấy phép lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 54 Nghị định 71/2012/NĐ-CP.
Ảnh minh họa.
Đối với xe mô tô, xe máy
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP thì: Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng; không có Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có Giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 54 Nghị định 71/2012/NĐ-CP.
Theo NTD
Chống tham nhũng khó vì luật "không răng" Có rất nhiều chuyên gia cho rằng Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN còn mang tính "tuyên ngôn", giống một đạo luật "không có răng", tức cắn không đau hay nói cách khác là thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, dẫn đến hiệu lực thi hành còn hạn...