Vi phạm điều tiết lũ, chủ hồ thủy điện Sông Hinh bị yêu cầu xử phạt

Theo dõi VGT trên

Tích nước vượt cao trình tối đa cho phép vào mùa lũ, khi có lệnh giảm mực nước để đón lũ nhằm giảm lũ cho hạ du thì chủ hồ thủy điện Sông Hinh vẫn không tuân theo.

Chiều 27-10, UBND tỉnh Phú Yên đã có công văn chỉ đạo xử lý vi phạm trong công tác vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Sông Hinh.

Theo đó, UBND tỉnh Phú Yên giao cho các sở Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị, địa phương liên quan nghiên cứu đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý vi phạm trong công tác vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Sông Hinh.

Vi phạm điều tiết lũ, chủ hồ thủy điện Sông Hinh bị yêu cầu xử phạt - Hình 1

Hồ thủy điện Sông Hinh không tuân theo quy trình vận hành liên hồ chứa

Trước đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên có báo cáo gửi UBND tỉnh kiến nghị xem xét, xử lý vi phạm tại hồ chứa thủy điện Sông Hinh. Theo báo cáo này, hồ chứa thủy điện Sông Hinh thuộc Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh đã thực hiện không nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba trong mùa lũ.

Cụ thể, theo quy trình, trong mùa lũ, mực nước hồ cao nhất không cao hơn cao trình 207m (so với mặt nước biển). Thế nhưng, trong cơn bão số 5 vừa qua, lúc 7 giờ ngày 12-10, mực nước đo được là 207,42 m – cao hơn mực nước cao nhất theo yêu cầu là 42 cm.

Ngày 13-10, để điều tiết đón lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu đến 17 giờ phải giảm mực nước hồ xuống 204,5 m. Nhưng ở thời điểm này, mực nước hồ thủy điện Sông Hinh vẫn đo đến 204,92 m (cao hơn mực nước yêu cầu 42 cm).

Còn sau cơn bão số 5, mặc dù chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền nhưng chủ hồ Sông Hinh đã tự ý đưa mực nước hồ lên 205,6 m.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, vệc chấp hành quy định của thủy điện Sông Hinh qua cơn bão số 5 là thiếu nghiêm túc, vi phạm các quy định về vận hành hồ chứa trong mùa lũ. Do dó, sở này đề nghị phải xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với chủ hồ thủy điện Sông Hinh.

Thủy điện không thể 'mạnh ai nấy xả'

Trận lũ lớn cuối tháng 11-2021 tại Phú Yên, thời gian nước ngập nhanh với thiệt hại lớn, cho thấy việc vận hành, giám sát hệ thống hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông Ba bộc lộ nhiều tồn tại lớn.

Thủy điện không thể mạnh ai nấy xả - Hình 1

Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 7-2018 nhằm đảm bảo việc vận hành xả lũ của hệ thống hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Phú Yên được khoa học, nhịp nhàng, vừa đảm bảo an toàn công trình vừa góp phần giảm lũ cho hạ du.

Nhưng thực tế những trận lũ gần đây đều có sự "góp phần" của thủy điện xả lũ.

"Ôm" không nổi nên cùng nhau xả

Chỉ trong 7 giờ, từ 8h sáng đến 15h chiều 30-11, thủy điện Sông Ba Hạ - thủy điện cuối trong bậc thang sông Ba - đã nâng lượng xả lũ từ 4.000m3/s lên 9.400m3/s, khiến lũ nhanh chóng nhấn chìm nhiều làng mạc, công trình ở hạ du sông trải dài 6 huyện, thị xã, TP của Phú Yên.

Theo giải thích của ông Trần Hữu Thế - chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, từ sáng 30-11, các hồ thủy điện, thủy lợi ở thượng nguồn thuộc tỉnh Gia Lai ồ ạt xả lũ tăng dần.

Lượng nước lũ về hồ thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện cuối trên bậc thang sông Ba, nên buộc ông phải điều hành thủy điện này tăng nhanh lượng xả lũ để tránh thời điểm thủy triều cao nhất tại TP Tuy Hòa vào tối cùng ngày, sau đó giảm bớt lượng xả để "cứu" hạ du bớt ngập nghiêm trọng hơn.

"Điều chúng tôi hết sức lo lắng là bậc thang bên trên thủy điện Sông Ba Hạ có hệ thống các thủy điện Đăk Srông với các đậ.p lũ tự tràn, không có khả năng cắt lũ, lũ lớn đến bao nhiêu thì tràn về hạ du bấy nhiêu, như vậy rất khó kiểm soát" - ông Thế nói.

Điều này cũng lý giải được vì sao Gia Lai chỉ vận hành xả lũ 4 hồ chứa tổng lưu lượng 530m3/s vào ngày 30-11, nhưng lượng lũ đổ về hồ thủy điện Sông Ba Hạ lại lên trên 9.000m3/s, thậm chí có lúc lên đến 11.000m3/s.

Kiểm tra tại Phú Yên ngay sau trận lũ này rút đi, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - thứ trưởng Bộ NN&PTNT, phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai - cho rằng các chủ hồ chứa đã không thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Ba, đó là quy định khi có dự báo, cảnh báo mưa lũ đặc biệt lớn, thì các hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải chủ động xả giảm xuống mực nước có lũ để đón lũ.

Trước đó, ngày 27-11, khi Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai có công điện gửi các địa phương chỉ đạo phòng chống lũ lớn, một số hồ chứa trên lưu vực sông Ba không thực hiện nghiêm việc ngay lập tức xả nước trước để đưa hồ chứa về mực nước đón lũ, dành dung tích hồ phòng lũ. Tất cả các hồ chứa ở cả Gia Lai và Phú Yên đều tích nước đầy ở mực nước dâng bình thường.

"Khi lũ về, các hồ bên trên đồng loạt xả, gây áp lực rất lớn cho thủy điện Sông Ba Hạ là "chốt chặn" cuối cùng trên bậc thang sông Ba. Lúc đó, chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên buộc phải ra lệnh hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả ở mức độ rất lớn là 9.400m3/s dù lũ ở hạ du đang dâng cao, nhưng không còn cách nào khác cả" - ông Hiệp nói.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Phú Yên diễn ra từ ngày 7 đến 9-12, ông Huỳnh Lữ Tân - bí thư Thành ủy Tuy Hòa - đề nghị phải chỉ đạo làm rõ vì sao chưa hết mùa mưa mà các hồ chứa thủy điện trên sông Ba lại tích đầy nước như vừa rồi, "truy" trách nhiệm để bồi thường, hỗ trợ và tìm ra giải pháp căn cơ cho câu chuyện thủy điện xả lũ gây ngập lụt nặng hạ du này.

Thủy điện không thể mạnh ai nấy xả - Hình 2

Video đang HOT

Đồ họa: TUẤN ANH

Giám sát xả lũ, cách nào?

Ông Lưu Trung Nghĩa - giám đốc Sở NN&PTNT, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai - nói rằng đối với những lần xả lũ lớn trước đây của các hồ chứa thuộc Gia Lai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh này có báo cho Phú Yên.

"Còn vừa rồi 4 hồ chứa trên này chỉ xả tổng lưu lượng 530m3/s nên chúng tôi thông báo theo cơ chế chủ hồ" - ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cũng thừa nhận rằng lâu nay Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai chỉ nhận được đề xuất về lưu lượng sẽ xả lũ của các chủ hồ, sau đó sẽ hội ý hội đồng tư vấn để thống nhất cho xả bao nhiêu, thời điểm nào chứ bản thân ông không giám sát chính xác lượng nước lũ về bao nhiêu, xả đi bao nhiêu, có hay không xin ít xả nhiều.

"Sau trận lũ vừa rồi, trong cuộc họp trực tuyến với Bộ NN&PTNT, tôi đã đề xuất cần sớm trang bị đồng bộ phần mềm giám sát việc xả lũ của các hồ thủy lợi, thủy điện để cơ quan quản lý, vận hành xả lũ biết được chính xác lượng lũ đến, lũ đi" - ông Nghĩa cho biết thêm.

Cũng theo ông Nghĩa, trong quy trình vận hành liên hồ chứa đã được phê duyệt, Gia Lai có 9 hồ, nhưng có 5 hồ thủy điện nhỏ Đắk Srông thì Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh không "quản" được lượng xả vì những thủy điện này không có cửa xả lũ, mà nước lũ về bao nhiêu thì tự tràn qua đậ.p và đổ về hạ du.

Theo ông Trần Hữu Thế, để việc phối hợp thông tin vận hành xả lũ liên hồ sắp tới tốt hơn, Phú Yên sẽ sớm có kế hoạch họp với lãnh đạo UBND hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Sở NN&PTNT phối hợp với Sở TT&TT số hóa bản đồ ngập lụt của tỉnh, xây dựng app điện thoại di động cung cấp cho người dân, để khi có cảnh báo xả lũ lưu lượng bao nhiêu thì vùng nào bị ngập, trong thời gian mấy giờ, để dân chủ động thông tin và di dời tài sản, sơ tán tránh lũ an toàn.

Trong khi chờ đợi những sự đổi thay cần có thời gian dài hơn, ông Lê Tấn Hổ - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên - đề nghị sắp tới cần kiên quyết đối với các chủ hồ.

Theo đó, cảnh báo mưa, lũ ở mức bao nhiêu, phải xả nước trước để hồ nào cũng đảm bảo dung tích phòng lũ. Phải cử người đi kiểm tra việc xả lũ đón lũ đó, rồi khi vận hành xả lũ cũng phải kiểm tra xem họ xả có chính xác lưu lượng đó hay không.

"Chủ tịch UBND tỉnh còn phải báo cáo cho trung ương để có chỉ đạo phối hợp liên hồ cả lưu vực sông Ba tại Gia Lai nữa, chỉ có vậy mới giảm ngập lụt cho hạ du hiệu quả được" - ông Hổ đề xuất.

Thủy điện không thể mạnh ai nấy xả - Hình 3

Thủy điện Đắk Mi 4 (tỉnh Quảng Nam) xả lũ lưu lượng 2.000m3/s tháng 11-2020 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Những trận lũ lớn do thủy điện xả lũ tại Phú Yên

* Ngày 3-11-2009: Do ảnh hưởng cơn bão số 11, thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng lớn nhất 14.450m3 làm mực nước các sông Ba lên rất nhanh, gây lũ lụt lớn ở hạ du khi nước sông Ba tại Củng Sơn và tại Phú Lâm đều vượt báo động cấp 3 từ 1,45-4,15m.

* Từ ngày 1 đến ngày 3-11-2010: Do mưa lớn nên các thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H'năng đều xả lũ, với thủy điện Sông Hinh là 2.700m3/s, Sông Ba Hạ là 6.120m3/s và Krông H'năng là 2.008m3/s. Hạ du sông Ba ngập lụt vượt báo động cấp 3 từ 0,11-0,35m.

* Từ ngày 5 đến ngày 11-11-2010: Lưu lượng xả lớn nhất ở thủy điện Sông Ba Hạ là 4.468m3/s, Sông Hinh: 2.500m3/s, Krông H'năng: 1.000m3/s làm lũ sông Ba xấp xỉ báo động cấp 3.

* Từ 17 đến 19-11-2010: 3 thủy điện nêu trên xả lũ. Lũ sông Ba gần đạt báo động cấp 3.

* Ngày 3-11 và ngày 13-12-2016: Các thủy điện trên sông Ba xả lũ, nên hạ lưu sông lũ lên vượt báo động cấp 3, trong đó đợt 1 vượt 07-1,35m, đợt 2 vượt 0,31-0,8m, gây ngập lụt diện rộng nhiều nơi.

* Ngày 30-11-2021: Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ lưu lượng lớn nhất 9.400m3/s, thủy điện Sông Hinh: 2.054m3/s. Lũ sông Ba vượt báo động cấp 3 từ 1,11 đến 4,22m, gây ngập nhanh, ngập sâu và diện rộng tại 6 huyện, thị xã, TP của Phú Yên.

* Ông Nguyễn Hoàng Hiệp (thứ trưởng Bộ NN&PTNT, phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai):

Xây thêm hồ thủy lợi để tăng dung tích cắt lũ

Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Ba hiện nay nghiêng về an toàn hồ đậ.p mà chưa nghiêng về cắt giảm lũ hạ du.

Toàn bộ lưu vực sông Ba rộng 13.000km2, trong đó 280 hồ chứa thủy lợi, thủy điện có dung tích chứa tới 1,6 tỉ m3, nhưng chỉ có 6 hồ có thiết kế cắt giảm lũ với tổng dung tích 530 triệu m3. Dung tích cắt lũ này là quá nhỏ, hầu như không cắt lũ nổi.

Có 2 giải pháp xử lý tồn tại trong xả lũ liên hồ gây ngập lụt.

Thứ nhất là phải tính toán lại quy trình vận hành xả lũ liên hồ chứa ở toàn bộ lưu vực sông Ba, tính toán chi tiết là hồ nào xả vào lúc nào để cắt lũ bớt cho các hồ bậc thang bên dưới và xả phải xen kẽ nhau...

Thứ hai là Bộ NN&PTNT nghiên cứu nâng dung tích hồ chứa, giao một số hồ thủy điện xây mới các hồ thủy lợi để tăng dung tích cắt lũ lên tối thiểu phải 1 tỉ m3 mới có thể cắt lũ lâu dài cho hạ du.

Phải làm rõ trách nhiệm vụ xả lũ gây ngập lụt

Kết thúc phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII ngày 9-12, bà Cao Thị Hòa An - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên - cho biết nhiều đại biểu tại kỳ họp cho rằng các hồ thủy điện, thủy lợi trên bậc thang sông Ba đồng loạt xả lũ dồn dập mà chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc vận hành liên hồ chứa khu vực sông Ba thuộc 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai.

Người dân cũng không được thông báo đủ thời gian cần thiết để chủ động phòng tránh lũ.

"HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chỉ đạo rà soát đán.h giá làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan, làm rõ trách nhiệm để chấn chỉnh, khắc phục. Đồng thời sớm quan tâm các giải pháp hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại, ổn định cuộc sống, phục hồi sản xuất..." - bà An nói.

Đồng thời đề nghị UBND tỉnh này kiến nghị với Chính phủ chủ trì, tổ chức cuộc họp liên tỉnh để làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan, khắc phục những bất cập của quy trình vận hành xả lũ liên hồ chứa.

Trong đợt lũ từ ngày 30-11 đến 2-12, Phú Yên bị thiệt hại nặng với 8 người chế.t, 58.000 ngôi nhà bị ngập, nhiều hệ thống thủy lợi, giao thông... hư hỏng nặng, tổng thiệt hại ước khoảng 440 tỉ đồng.

Các hồ chỉ tham gia cắt, giảm lũ...

Trao đổi với Tuổ.i Trẻ, ông Ngô Mạnh Hà - phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT - cho biết từ năm 2010 đến nay, Bộ TN&MT đã xây dựng và hoàn thiện 11 quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông lớn, quan trọng.

Tại khu vực miền Trung, các lưu vực như sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh và sông Ba được vận hành theo cơ chế liên hồ đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ gây ra đối với khu vực hạ du các lưu vực sông lớn.

Bộ TN&MT cũng quy định các hồ phải dành một dung tích cố định, khoảng 1,27 tỉ m3 và lớn nhất là 2 tỉ m3 của các hồ trên 5 lưu vực sông nêu trên.

Tuy nhiên, các hồ chứa ở khu vực này có quy mô, năng lực điều tiết nước không lớn nên chỉ có thể tham gia cắt, giảm lũ chứ không thể chống lũ được.

"Tổng dung tích hữu ích các hồ chứa chỉ vào khoảng 4,59 tỉ m3, chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng dòng chảy mùa lũ trên 5 lưu vực sông nêu trên. Và với điều kiện địa hình dốc, mưa lũ tập trung nhanh, cộng với điều kiện mưa lũ kéo dài, việc kiểm soát lũ là tương đối khó khăn" - ông Hà thông tin.

QUANG THẾ

Thủy điện không thể mạnh ai nấy xả - Hình 4

Các thủy điện trên sông Ba xả lũ lượng lớn ngày 30-11 khiến nhiều nơi bị ngập sâu nhanh chóng, dân không kịp thoát, lực lượng chức năng phải ứng cứu cả ngày đêm - Ảnh: LINH NGUYÊN

Phải linh hoạt trong vận hành liên hồ

Trao đổi với Tuổ.i Trẻ, một lãnh đạo của Cục An toàn kỹ thuật và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) cho rằng việc vận hành xả lũ ở các nhà máy thủy điện vừa qua là trong tình trạng lũ khẩn cấp, lũ lịch sử.

Do đó, phải tuân thủ theo quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện mà Thủ tướng quy định, tức là thực hiện theo lệnh của trưởng ban chỉ huy các tỉnh.

"Các chủ hồ sẽ không tự xả lũ mà phải vận hành đúng theo lệnh ban chỉ huy. Các chủ hồ, đơn vị vận hành hồ chứa có nhiệm vụ dự báo xu hướng lũ, đo đạc, quan trắc để tính toán các thông số báo cáo ban chỉ huy quyết định" - vị này cho biết.

Tuy nhiên, cần phải rà soát quy trình liên hồ để thích ứng và linh hoạt hơn với tình hình thời tiết, biến đổi khí hậu. Tình hình mưa lũ có nhiều thay đổi, nếu cơ chế điều hành xả lũ ở các hồ cứ "chốt cứng" thời điểm và mực nước sẽ khó có thể chủ động trong trường hợp có mưa lũ cực đoan, bất thường.

"Quan trọng là dự báo tốt bởi quy trình vận hành là khung, còn ở mỗi hồ, mỗi thời điểm phải linh hoạt. Không thể vừa nghe lũ thì xả hết để dân chịu lũ, đến mùa khô lại hạn hán, thiếu nước. Do đó, phải nâng cao năng lực vận hành địa phương, tính toán của chủ hồ, dự báo tốt" - vị này nói.

NGỌC AN

Tập sống chung với "bom nước"

Thủy điện không thể mạnh ai nấy xả - Hình 5

Các vùng có nguy cơ bị ngập lụt ở Quảng Nam đều đã được trang bị hệ thống loa cảnh báo xả lũ - Ảnh: TR.TRUNG

Là địa phương có hơn 40 công trình thủy điện, Quảng Nam được xem là thủ phủ thủy điện năng lượng của cả khu vực.

Nhưng những năm qua, thủy điện đã gây những ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người dân. Do hệ thống sông ngắn, dốc với các thủy điện theo kiểu bậc thang nên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thay đổi nhanh chóng mỗi khi có mưa lớn.

Nhiều năm qua, hơn 15 vạn người dân của các vùng dân cư ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam phải tìm cách thích ứng, sống chung với hàng chục quả bom nước phía thượng nguồn. Do vùng canh tác nông nghiệp nằm ở khu vực ven sông nên mỗi khi nước lên, hầu như sẽ gây thiệt hại lớn về hoa màu.

Ông Lưu Ba, người dân xã Đại Hồng, cho biết những năm trước người dân trong vùng thường bị mất sạch hoa màu sau những đợt mưa lớn, thủy điện xả lũ. "Vùng này có đặc điểm là mưa trên diện rộng nên khi mưa lớn hạ du đã ứ nước, thủy điện xả dồn xả dập thì nước lên nhanh, chẳng ai phản ứng kịp mà cứu hoa màu" - ông Ba phân tích.

Để thích ứng sau nhiều lần trắng tay, theo ông Ba, nông dân ở đây phải thay đổi phương thức canh tác. Ngoài việc gieo trồng vào cuối tháng giêng khi đã chắc chắn qua mùa mưa lũ, người dân cũng chọn trồng các loại hoa màu "2 trong 1" vừa có thể thu hoạch hạt, quả, vừa có thể sử dụng cây trồng làm thức ăn cho gia súc vào mùa mưa lũ.

Nhiều năm qua chính quyền huyện Đại Lộc cũng đã tập trung xây dựng các hệ thống thích ứng với mưa lũ, trong đó có hệ thống cảnh báo lũ bằng loa phóng thanh để thông báo cho người dân xử lý sự cố mỗi khi thủy điện có thông báo xả lũ.

Theo ông Lê Văn Quang - chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, nhiều năm sống chung với mưa lũ, người dân đã có nhiều sự thích ứng để giảm thiểu các rủi ro.

"Tôi cho rằng sự chuẩn bị, ứng phó của người dân là quan trọng nhất để phòng tránh thiên tai. Muốn làm được điều này, chính quyền phải có sự chủ động, phải cảnh báo và thiết lập các kịch bản để dân biết cách xử lý" - ông Quang nói và cho biết các huyện đã có quy chế phối hợp thông tin với các công trình thủy điện đầu nguồn.

Theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn do Chính phủ ban hành, các hồ vận hành theo các kịch bản tích nước có sẵn và thay đổi theo mùa. Trong trường hợp thủy điện có kế hoạch xả lũ, thông tin ngay lập tức đến với chính quyền huyện, từ huyện thông qua hệ thống loa truyền thanh ở các khu vực canh tác ven sông và khu dân cư sẽ báo động người dân tìm đến nơi an toàn.

"Địa phương cũng đã hoàn thiện các kịch bản ứng phó mưa lũ và xây dựng bản đồ ngập lụt chi tiết đối với các khu vực nhiều nguy cơ. Tùy mức báo động mực nước sẽ tổ chức di dân theo kịch bản để trú tránh an toàn" - ông Quang cho biết thêm.

TRƯỜNG TRUNG

Liên kết vùng để trị thủy

Hệ thống thủy điện sông Vu Gia - Thu Bồn không những có tác động lớn đến hạ du vào mùa mưa lũ, mà còn ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu các huyện ở hạ du Quảng Nam và TP Đà Nẵng vào mùa khô.

Do vậy từ năm 2016, hai địa phương này cùng các đơn vị liên quan ký kết thỏa thuận phối hợp quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng.

Theo đó, hai địa phương cùng xây dựng một kế hoạch, quy hoạch quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ biển.

Thời gian qua, nhiều giải pháp trong phân bổ và sử dụng nguồn nước đã được thực hiện để thay đổi chế độ dòng chảy theo chiều hướng có thêm nguồn nước cho Đà Nẵng cho hợp lý. Nhờ vậy đã hạn chế nguy cơ ngập lụt cho nhiều vùng dân cư Quảng Nam và giải được bài toán thiếu nước và xâm nhập mặn nghiêm trọng về mùa khô cho Đà Nẵng.

Sẽ thay đổi quy trình vận hành

Trao đổi với Tuổ.i Trẻ ngày 9-12, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (Ban Chỉ đạo) Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, trong đó có UBND tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Phú Yên và một số chủ hồ có báo cáo, làm rõ việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa theo quyết định của Thủ tướng.

Cũng theo ông Hiệp, có 11 quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông do Thủ tướng ban hành.

Trong đó, 10 quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba... do trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (chủ tịch UBND tỉnh) trực tiếp vận hành.

Cụ thể, khi có mưa, lũ hoặc xuất hiện lũ lớn, trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai sẽ quyết định việc vận hành các hồ Ayun Hạ, An Khê, Ka Nak và Ia M'lá, đồng thời thông báo ngay cho Phú Yên và các địa phương có khả năng bị lũ lụt do vận hành hồ.

Trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên quyết định việc vận hành đối với các hồ Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H'Năng và phải thông báo ngay tới các địa phương có khả năng bị lũ lụt do vận hành hồ...

"Tuy nhiên việc giao cho các địa phương vận hành như sông Ba vừa qua có vấn đề về thông tin nên dẫn tới việc vận hành chưa tốt" - ông Hiệp nói và cho biết Ban Chỉ đạo sẽ tính toán lại quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực các sông mà không có dung tích cắt lũ như sông Ba hoặc sẽ tham gia vận hành khi có lũ trên báo động 3.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024
Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện
21:08:40 01/10/2024
Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt
07:24:45 03/10/2024
Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?
14:11:26 01/10/2024

Tin đang nóng

Một mỹ nhân thừa nhận phải l.y hô.n vì quá nhiều người theo đuổi, có nhiều mối tình song 74 tuổ.i vẫn cô đơn
06:30:10 03/10/2024
"Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh kể bị một đàn chị chử.i thẳng mặt và đòi "tác động vật lý"
06:25:08 03/10/2024
DJ Wukong mất điểm khi mang chuyện hẹn hò cá nhân đi kể công khai
06:37:56 03/10/2024
Trách em dâu keo kiệt, không mua sắm đồ cho chồng, tôi ngượng ngùng xấu hổ khi em mở tủ, để lộ những thứ đắt tiề.n bên trong
05:56:00 03/10/2024
Bỗng dưng chồng tặng tôi đôi hoa tai kim cương, biết chủ nhân thật sự của món quà mà tôi vội đem trả lại
05:35:40 03/10/2024
Minh Dự nhờ pháp luật can thiệp sau khi bị "réo" tên vào loạt ồn ào
08:28:11 03/10/2024
Biết tôi định mua nhà 3 tỷ, bạn gái ngỏ ý muốn góp 50 triệu, tôi từ chối nhận thì cô ấy đòi chia tay
05:45:16 03/10/2024
Tên cướp 'đội lốt' thợ sửa xe máy, vẽ tình huống không ai ngờ tới
06:00:36 03/10/2024

Tin mới nhất

Hàng trăm cây xanh chế.t khô nhưng không thể xử lý vì "vướng" một vụ án

06:06:27 03/10/2024
Công ty TNHH cây xanh A.N. (trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng) là đơn vị thực hiện dự án này. Doanh nghiệp này đã trồng khoảng 300 cây sấu dọc hai bên đường với chiều dài gần 1km.

20 con hổ chế.t ở Đồng Nai: Mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1

06:03:59 03/10/2024
Kết quả xét nghiệm từ 2 mẫu bệnh phẩm lấy từ hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đều dương tính với virus cúm A/H5N1.

Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Nghi do thức ăn nhiễm bệnh

05:54:48 03/10/2024
Chiều (2/10), đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, các mẫu bệnh phẩm của số hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài đã được gửi đi xét nghiệm cúm A/H5N1.

Việt Nam bất bình, phản đối cách hành xử thô bạo với ngư dân tại Hoàng Sa

05:43:20 03/10/2024
Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

20:03:54 02/10/2024
Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

B.é tra.i 6 tuổ.i ở TPHCM đầy thương tích, nghi bị bạ.o hàn.h

19:48:36 02/10/2024
Hôm nay (ngày 2/10), Công an quận 8, TPHCM đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan để điều tra vụ b.é tra.i 6 tuổ.i bị thương tích nghi do bị bạ.o hàn.h xảy ra trên địa bàn. Bé tên N.T.K., 6 tuổ.i.

Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Khu du lịch đã mổ xác và cấp đông

19:46:36 02/10/2024
Sau khi các con hổ chế.t bất thường, khu du lịch Vườn Xoài đã mổ xác rồi cấp đông. Cơ quan chức năng Đồng Nai phối hợp cùng các đơn vị đang điều tra nguyên nhân.

Hiện trạng cầu phao Phong Châu sau khi phải tháo rời do nước sông chảy xiết

19:43:09 02/10/2024
Mực nước trên sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ dâng cao, chảy xiết, lực lượng chức năng buộc phải tháo rời cầu phao Phong Châu để đảm bảo an toàn cho người dân và trang thiết bị.

Diễn biến thời tiết mới nhất tại Làng Nủ và cuộc sống người dân ở khu tạm cư

19:40:30 02/10/2024
Lãnh đạo UBND xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) vừa cập nhật tình hình thời tiết mới nhất tại thôn Làng Nủ và tình hình thi công khu tái định cư trên địa bàn.

Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn

19:38:03 02/10/2024
Viện Pasteur TPHCM đang tiến hành xác minh khẩn khi chỉ trong khoảng 1 tháng, hàng chục con hổ, sư tử, báo tại Đồng Nai và Long An chế.t chưa rõ nguyên nhân, nhiều cá thể dương tính với virus cúm A/H5N1.

Khoảng 30 người tiếp xúc với hổ chế.t nghi nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Nai

18:47:41 02/10/2024
Hôm nay (2/10), ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - cho biết qua điều tra dịch tễ, bước đầu ghi nhận có 30 người tiếp xúc với các con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa).

30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An được xử lý thế nào?

18:45:38 02/10/2024
Ngành chức năng tỉnh Long An cho biết đã tiêu huỷ toàn bộ 27 con hổ và 3 con sư tử bị chế.t do nghi nhiễm virus H5N1.

Có thể bạn quan tâm

Đăng ảnh tin nhắn của GVCN, một phụ huynh khiến cộng đồng mạng ghen tị: Thật may mắn khi gặp được giáo viên có tâm!

Netizen

10:12:28 03/10/2024
Mới đây, một phụ huynh tiểu học ở Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện xảy ra ở lớp con mình và nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Những bệnh không nên đi bộ

Sức khỏe

10:07:05 03/10/2024
Điều cần thiết đối với những người có vấn đề về sức khỏe là phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu, hoặc sửa đổi bất kỳ thói quen tập thể dục nào, bao gồm cả đi bộ.

Cựu trợ lý bóc trần Ten Hag 'thiếu lửa', lãng phí Ronaldo

Sao thể thao

10:00:15 03/10/2024
Một quả bom đã nổ chậm được gỡ bỏ khi cựu trợ lý của Erik ten Hag, Benni McCarthy, công khai chỉ trích chiến lược gia người Hà Lan.

Bí quyết đảo ngược tuổ.i sinh học của bà ngoại 64 tuổ.i

Làm đẹp

09:53:34 03/10/2024
Mặc dù phải giữ gìn sức khỏe về thể chất và tinh thần, bà Hardison cho biết, việc giữ cho trái tim mình luôn vui vẻ bằng cách dành thời gian bên người thân yêu cũng là một yếu tố quan trọng.

Phim 'Cám' kịch bản nhiều lỗ hổng nhưng tại sao vẫn thu về 85 tỷ?

Hậu trường phim

09:25:22 03/10/2024
Bộ phim Cám dù đứng đầu phòng vé nhưng vẫn vướng ý kiến trái chiều từ khán giả. Người xem đã chỉ ra nhiều tình tiết vô lý trong phim.

'Bà già đi bụi': Câu chuyện 'nỗi đau người già' từ hãng sản xuất 'Đào, phở và piano'

Phim việt

09:17:00 03/10/2024
Chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, bộ phim Bà già đi bụi của đạo diễn Trần Chí Thành là một tác phẩm nhẹ nhàng, thấm thía nhưng cũng đầy xúc cảm về nỗi đau người già.

Sao Việt 3/10: Mai Phương Thúy trẻ trung với tóc ngắn, NSND Thu Quế đón tuổ.i mới

Sao việt

09:10:36 03/10/2024
Hoa hậu Mai Phương Thúy trông trẻ trung, tươi tắn hơn hẳn nhờ mái tóc ngắn, NSND Thu Quế tung loạt ảnh nhân dịp sinh nhật.

"Hoàng tử indie" Vũ: Chỉ cần yêu một người là viết được 3 album

Nhạc việt

09:04:46 03/10/2024
Hiếm khi xuất hiện trên truyền thông, Vũ trải lòng về câu chuyện làm nghề, đằng sau các ca khúc tình yêu do anh viết và sự ngại ngùng trước danh xưng hoàng tử indie .

Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao: Tác động và giải pháp

Thế giới

09:00:41 03/10/2024
Những thành phố lớn như Cairo, Lagos, Los Angeles, Mumbai và London đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến xói mòn bờ biển, ngập lụt và bão tàn phá.

Bức ảnh "mộc" gây xôn xao của mỹ nhân không tuổ.i Phạm Băng Băng

Sao châu á

08:23:54 03/10/2024
Hình ảnh mới đây của nữ diễn viên Trung Quốc Phạm Băng Băng do một người qua đường chụp được gây chú ý trên mạng xã hội.