Vi phạm đất rừng phòng hộ Sóc Sơn: Chỉ là “vi phạm hành chính”?
Văn bản do Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký cho biết, việc xây dựng công trình làm thay đổi mục đích sử dụng của đất; xây dựng vượt hạn mức đất ở tại khu vực quy hoạch rừng phòng hộ Sóc Sơn là vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký văn bản trả lời ý kiến cử tri về xử lý vi phạm đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Theo văn bản, khu vực nông thôn tại các xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong phạm vi quy hoạch rừng phòng hộ chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, chưa có quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc.
Việc xây dựng công trình làm thay đổi mục đích sử dụng của đất; xây dựng vượt hạn mức đất ở tại khu vực quy hoạch rừng phòng hộ Sóc Sơn là vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Việc xây dựng công trình làm thay đổi mục đích sử dụng của đất; xây dựng vượt hạn mức đất ở tại khu vực quy hoạch rừng phòng hộ Sóc Sơn là vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Ảnh: T.A
Cụ thể, vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị định 102 năm 2014 của Chính phủ – tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Bên cạnh đó, văn bản lãnh đạo TP.Hà Nội ký cho biết, các vi phạm về đất đai tại khu vực rừng phòng hộ Sóc Sơn đã được nhiều cơ quan xem xét, cụ thể như: Kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2006; kết luận của Thanh tra thành phố năm 2006; Kết luận của Sở Tài nguyên Môi trường năm 2013.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2006, tại khu vực rừng phòng hộ đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan chức năng thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Trong số này, gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn mọc lên; 26 trường hợp xây dựng theo mô hình trang trại, xưởng sản xuất. Đối với công trình Việt phủ Thành Chương, Thanh tra Chính phủ kết luận rõ là “xây dựng các công trình kiên cố khác nhau trên khu đất có nguồn gốc là đất rừng đặc dụng”.
Năm 2013, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cũng có kết luận thanh tra nêu nhiều vi phạm tại rừng phòng hộ Sóc Sơn. Trong đó, công trình xây dựng của ca sĩ Mỹ Linh tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, bị cho là xây dựng trái phép. Lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho hay, hiện công trình này đã xây dựng với tổng diện tích 538,6 m2, vượt hơn 138 m2 so với sổ đỏ được cấp.
Video đang HOT
Được biết, cơ quan chức năng đang tiếp tục thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng tại xã Minh Trí, Minh Phú; việc thực hiện kết luận thanh tra Chính phủ, thanh tra thành phố và các hồ thuộc quy hoạch rừng tại huyện Sóc Sơn.
Mới đây, UBND TP.Hà Nội vừa có yêu cầu Thanh tra thành phố thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng còn lại trên địa bàn huyện Sóc Sơn (ngoài phạm vi thanh tra toàn diện tại địa bàn các xã Minh Trí, Minh Phú, khu vực các hồ: Đồng Quan, Hàm Lợn, Đồng Đò và một số hồ lớn khác).
Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội có kết luận thanh tra nêu nhiều vi phạm tại rừng phòng hộ Sóc Sơn. Trong đó, công trình xây dựng của ca sĩ Mỹ Linh tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, bị cho là xây dựng trái phép. Ảnh. N.Chương
Đồng thời, UBND TP.Hà Nội giao cho Thanh tra thành phố chủ trì cùng các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng và UBND huyện Sóc Sơn rà soát, tổng hợp kết quả thực hiện xử lý sau thanh tra đất rừng huyện Sóc Sơn.
Nội dung chỉ đạo trên của UBND TP.Hà Nội nhằm hiện thực hóa chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND TP. Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an khẩn trương báo cáo kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra đất rừng huyện Sóc Sơn tại Văn bản số 2664/VPCP-V.I ngày 22.5.2006 của Văn phòng Chính phủ trước ngày 15.12.2018.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Hà Nội chỉ đạo công tác thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, đảm bảo kết luận đầy đủ, chính xác, khách quan và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1.2.2019
Trước đó, sáng 22.10, Thanh tra TP.Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn hai xã Minh Phú và Minh Trí (huyện Sóc Sơn); thời gian thanh tra kéo dài 45 ngày, bắt đầu từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Trong các buổi tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ thứ 7 họp HĐND TP, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, khi có kết luận thanh tra, TP sẽ công bố công khai với nhân dân.
Theo Danviet
"Điểm mặt" chủ đầu tư 45 công trình "xẻ thịt" rừng Sóc Sơn
Chủ 18 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất quy hoạch rừng phòng hộ ở xã Minh Phú không chịu tháo dỡ. Còn xã Minh Trí đang đợi huyện thẩm định hồ sơ 27 công trình mới quy được vi phạm thế nào để xử lý.
Cách đây hơn hai tháng (8/2018), Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng (Sở NN&PTNN Hà Nội) đã có báo cáo về việc rà soát xây dựng trên đất lâm nghiệp có sự quản lý chồng chéo giữa Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng với UBND xã Minh Phú.
Ban Quản lý rừng cho biết, qua quá trình kiểm tra đã phát hiện một số hộ dân xây dựng nhà và làm lán trại trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp ở xã Minh Phú. Trước yêu cầu của đơn vị này, một số hộ dân đã tự tháo dỡ hoàn trả mặt bằng. Tuy nhiên, thời điểm đó vẫn còn một số hộ tại khoảnh 11 và 12 (theo quy hoạch rừng 2008) không chấp hành theo yêu cầu.
Một tòa nhà biệt thự trong khu Hoàng Lê Gia Garden ở xã Minh Trí. (Ảnh: Toàn Vũ)
Tại xã Minh Phú có 18 hộ không tự khắc phục với nhiều lý do khác nhau. Cụ thể, theo quy hoạch rừng năm 2008 thì diện tích các hộ đang vi phạm là do Ban quản lý nhưng qua kiểm tra hồ sơ các hộ cung cấp đều có sổ lâm bạ, có hợp đồng chuyển nhượng qua xã, trong hợp đồng có đất thổ cư, có phiếu thu xây dựng cơ sở hạ tầng, có hóa đơn nộp thuế...
Trong 18 công trình vi phạm, có công trình do ông Phạm Mạnh H. là chủ đầu tư. Theo hồ sơ ông Phạm Mạnh H. cung cấp có sổ lâm bạ cấp từ năm 2003, với diện tích được giao 1.290 m2, đất trắng. Ngoài ra, ông H. còn cung cấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có xác nhận của xã; tình trạng sử dụng đất là thổ cư và vườn quả.
Ban Quản lý rừng cho biết, ông Phạm Mạnh H. dựng khung nhà thép với diện tích 98m2. Ngày 26/6, Ban Quản lý có lập biên bản làm việc với ông H. yêu cầu dừng thi công công trình vi phạm nêu trên. Ông H. đồng ý với kết luận và ký vào biên bản làm việc, với cam kết tự nguyện tháo dỡ. Nhưng đến ngày Ban quản lý đưa ra báo cáo này, thì công trình vi phạm chưa được xử lý.
Tại khoảnh 11 có công trình kết cấu gạch xi măng cát, diện tích 123,2 m2, do bà Đào Thị Thanh Th. là chủ đầu tư. Cũng tại khoảnh 11, có công trình với kết cấu gạch xi măng cát, diện tích 71,25 m2, do bà Nguyễn Thị T. là chủ đầu tư.
Ngay khi phát hiện vi phạm, Trạm bảo vệ rừng Sóc Sơn đã lập biên bản hai công trình trên. Làm việc với Ban quản lý rừng, cả bà Th và bà T. có cam kết tự tháo dỡ. Tuy nhiên, đến ngày Ban quản lý đưa ra báo cáo này, thì công trình vi phạm chưa được xử lý.
Ngoài những công trình kể trên, trong tháng 8/2018, Ban Quản lý rừng còn chỉ ra 15 công trình vi phạm khác. Ban Quản lý rừng cũng đã mời các chủ đầu tư công trình lên làm việc với cam kết tự tháo dỡ nhưng, đến thời điểm có báo cáo này, các công trình vẫn tồn tại.
Còn trên địa bàn xã Minh Trí có 27 công trình xây dựng trên đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ - bảo vệ môi trường tại thôn Minh Tân. Ông Dương Văn Nhuận - Chủ tịch UBND xã Minh Trí cho biết, thực tế chỉ có 22 công trình nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ, còn 5 công trình khác nằm ngoài.
Những công trình vi phạm trên địa bàn thôn Minh Tâm phần lớn nằm ven đường Bắc Sơn - Thái Nguyên và ven hồ Đồng Đò - nơi có những cánh rừng thông xanh mướt.
Ông Chủ tịch xã Minh Trí cho biết, trong 22 công trình vi phạm mới có khu Hoàng Lê Gia Garden. Thực tế, đây là tổ hợp gồm 4 hạng mục công trình với tổng diện tích xây dựng 717 m2.
Khu đất Hoàng Lê Gia Garden được 4 người ngoài địa phương nhận chuyển nhượng của 13 hộ dân tại thôn Minh Tâm. Tổ hợp này do bà Lê Thị Lan H., ông Hoàng Đức A., Hoàng Văn H. là chủ đầu tư.
Trao đổi với báo chí, Chủ tịch xã Minh Trí chỉ kể về một số công trình vi phạm trong tổng số 22 công trình nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ. Ông Nhuận luôn từ chối cung cấp cụ thể danh sách 22 công trình này, với lý do Thanh tra TP đang thanh tra.
Sau một hồi băn khoăn, ông Nhuận chỉ ước tính, trong các công trình vi phạm ở thôn Minh Tâm, thực tế thì của người địa phương "ít hơn người ở nơi khác đến".
Đến thời điểm này, ông Nhuận cũng chưa biết bao giờ sẽ ra thông báo yêu cầu người dân tự tháo dỡ và cưỡng chế công trình vi phạm nếu người dân không tự làm.
"Bây giờ phải xác định xong hạn mức và loại đất của người ta thế nào thì mới quy được vi phạm. Cái đó thuộc thẩm quyền của huyện và khi nào huyện có kế hoạch cụ thể thì chúng tôi sẽ thực hiện", ông Nhuận nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Vụ "xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn: Sắp cưỡng chế 18 công trình vi phạm Bà Nguyễn Thanh Huyền - Phó Đội trưởng Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội cho biết - huyện đã phê duyệt kế hoạch cưỡng chế 18 công trình sai phạm về trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở xã Minh Phú. Ngày 31.10, liên quan đến việc xử lý 18 công trình vi phạm trên địa bàn...