Vi phạm bản quyền ngày càng công khai và trắng trợn
Hiện nay, việc ăn cắp bản quyền hay vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm trí tuệ ở nước ta đang ngày càng trở nên công khai và trắng trợn ở nhiều lĩnh vực.
Bản quyền báo chí đang bị vi phạm nghiêm trọng, nhất là ở báo mạng.(Ảnh: petrotimes)
Tuy chưa có một cuộc điều tra chính thức từ thiệt hại kinh tế về việc xâm phạm vản quyền tác giả hay sở hữu trí tuệ, nhưng theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, doanh thu bất hợp pháp từ hoạt động ăn cắp bản quyền có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Ngoài thiệt hại to lớn về kinh tế, nạn xâm hại bản quyền còn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo tại bất kỳ quốc gia nào.
Các văn phòng luật sư cho biết, chính sự im lặng của các cá nhân, tổ chức sở hữu bản quyền là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy tình trạng xâm hại bản quyền mỗi lúc một phổ biến, thậm chí là rất trắng trợn.
Điển hình như hiện nay ở nước ta hàng chục tỷ đồng đang bị ngang nhiên đút túi từ việc khai thác trái phép một chương trình gameshow và số tiền này có thể thể tăng theo cấp số nhân với những chương trình có số lượng lớn. Có thể nói, ăn cắp bản quyền truyền hình đang là một hành vi quá phổ biến tại Việt Nam.
Video đang HOT
Nhiều chương trình của Đài THVN đang bị các trang wed ăn cắp bản quyền một cách trắng trợn. (Ảnh: VTV News)
Anh Phan Trọng Tuyến, Đại diện công ty đầu tư phát triển An ninh Công nghệ cao CNC, cho biết: “ Theo chúng tôi khảo sát, các chương trình truyền hình như gameshow và các bản tin của Đài THVN đang bị vi phạm bản quyền nhiều nhất”.
Hiện nay, chỉ cần lướt qua một vài trang mạng, rất dễ dàng để nhiều người có thể xem lại được vô số những chương trình ăn khách. Đối với các đơn vị đăng tải, mỗi lượt xem chính là số tiền mà họ kiếm được từ việc thu phí tải về hay quảng cáo.
Ví dụ với chương trình The Voice 2012, chỉ trên một trang mạng cung cấp nội dung số, lượt xem chương trình này đã lên tới hơn 53 triệu. Nếu chỉ khiêm tốn tính giá trị thu được từ một lượt xem ở mức 500 đồng thì 27 tỷ đồng là số tiền mà trang wed này hoàn toàn có thể thu được.
Ông Vũ Khánh Toàn, Trưởng văn phòng Luật sư Phạm & Liên Danh, cho biết: “ Chúng ta có thể xem việc sử dụng mạng để xem các chương trình truyền hình là việc bình thường. Tuy nhiên, mọi người nên đặt câu hỏi, ai đã chi phí cho những chương trình như thế? Chính vì vậy, việc sử dụng các chương trình phát sóng của Đài THVN trên các trang mạng và đài địa phương là hành vi xâm phạm các quyền tác giả, cũng như các quyền liên quan của Đài THVN”.
Sách cũng là sản phẩm trí tuệ đang bị ăn cắp bản quyền ngiêm trọng. (Ảnh: VTV News)
Không chỉ các sản phẩm truyền hình hay điện ảnh là nạn nhân của nạn ăn cắp bản quyền, mà hầu như mọi sản phẩm trí tuệ hiện nay của Việt Nam đang bị ngang nhiên ăn cắp, trong đó sách là một điển hình.
Chỉ cần một cú click chuột trên thuvien27.net và bỏ ra 14.000 đồng ai cũng có thể tải về một bản in sách trên mạng. Với hơn 12.000 lượt tải về, những người sở hữu trang wed thuvien27.net đã có thể ngang nhiên “đút túi” gần 300 triệu đồng, mà chưa một lần xin phép tác giả. Việc ăn cắp bản quyền trắng trợn của trang wed này, cũng như vô số trang mạng khác đã khiến cho tác giả, nhà xuất bản và đơn vị bán sách chính thống phải ngao ngán.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ khi Việt Nam có luật sở hữu trí tuệ mới chỉ có 108 vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ được tòa án giải quyết.
Đây là một con số qúa khiêm tốn so với cả trăm nghìn vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ hay ăn cắp bản quyềndiễn đang diễn ra. Và theo các chuyên gia, chính sự im lặng của các tổ chức hoặc cá nhân sở hữu bản quyền là nguyên nhân khiến cho nạn xâm hại bản quyền càng lúc càng trắng trợn.
Theo xahoi
Hàng loạt công ty máy tính tiếp tục bị xử phạt vì vi phạm bản quyền
Trong tháng 11 vừa qua, tại TPHCM và Hà Nội, các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra và tiến hành các biện pháp xử phạt đối với một loạt các công ty máy tính bị xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ do cài đặt các phần mềm không bản quyền.
Cơ quan chức năng đang xử phạt vi phạm bản quyền phần mềm tại công ty AviShop.
Một loạt các cửa hàng máy tính bị phát hiện và xử phạt sai phạm bao gồm Siêu thị EBEST, (một chi nhánh thuộc Công ty TNHH Thiên Thuận Tường, TPHCM); Công ty TNHH Long Bình, TP HCM; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Viễn thông Tin học T.N.B (Cửa hàng Quang Thông), TPHCM; Công ty TNHH Lê Chân Tín, TPHCM và Công ty TNHH Thương mại Tiên Tiến (Avi Shop), Hà Nội.
Theo đó, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra một số các máy tính bày bán tại đây mang nhãn hiệu Dell, Lenovo, Acer, Asus cài đặt phần mềm không bản quyền, trong đó phổ biến là phiên bản Windows 7 Ultimate, Microsoft Office Enterprise 2007; Office professional Plus 2010; Office Enterprise 2007 và Microsoft Office Professional Plus 2007.
Theo Cục Bản quyền Tác giả, tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra hết sức nghiêm trọng lĩnh vực kỹ thuật số, chương trình máy tính do đặc thù phần mềm không phải là sản phẩm hữu hình và những người vi phạm cho rằng có thể thoát tội dễ dàng. Đồng thời, ý thức và nhận thức của người sử dụng về những rủi ro tiềm ẩn rất nguy hiểm khi sử dụng các phầm mềm " lậu" cũng như quyền lợi của chính mình khi sử dụng phần mềm có bản quyền là chưa cao.
Ông Đào Anh Tuấn, chuyên gia tư vấn của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (Business Software Alliance Vietnam) nhận xét : "Sử dụng các chương trình máy tính bất hợp pháp có thể khiến máy tính bị nhiễm virus và các phần mềm nguy hiểm. Một nghiên cứu độc lập mới đây đã chỉ ra rằng tại Việt Nam, 100% các máy tính đã cài đặt hệ điều hành từ đĩa CD không bản quyền giá rẻ bày bán công khai trên thị trường đều có những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Bản thân các đĩa CD cài đặt không bản quyền này cũng chứa rất nhiều mã độc hại và có khả năng phá hoại các thiết bị, dẫn đến việc bị ăn cắp thông tin ổ cứng hoặc mất toàn bộ dữ liệu".
Theo DanTri
Ông Tuấn cũng cảnh báo thêm "Với các khách hàng doanh nghiệp, việc sử dụng các phầm mềm không bản quyền sẽ dẫn đến những lệnh phạt về mặt kinh tế, mất đi tính cạnh tranh. Việt Nam đã gia nhập WTO với những cam kết cao nhất về tính công bằng thương mại. Hiện tại, Chính Phủ Mỹ thông qua 1 đạo luật, sẽ không chấp nhận các nước xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ mà sử dụng các phần mềm ko có bản quyền vì như vậy bị coi là cạnh tranh thiếu lành mạnh".
Như vậy, có thể thấy, câu chuyện về việc xử lý việc vi phạm bản quyền phần mềm vẫn còn là một cuộc chiến dài cần có sự chung tay của nhà sản xuất, các nhà phân phối, khách hàng và đặc biệt là các cơ quan chức năng quản lý.
Theo: Khôi Linh/Dantri
Cạnh tranh lành mạnh: Bài toán kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp Việc tham gia vào sân chơi quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải cam kết và tuân thủ chặt chẽ những qui định chung về luật sở hữu trí tuệ, trong đó có việc tôn trọng bản quyền phần mềm mà nhiều doanh nghiệp còn đang coi nhẹ. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có...