Vi phạm bản quyền game đang ngày càng thu hẹp đất sống?
Mặc dù công cụ chống tải lậu Denuvo đã bị phá bỏ, song các nhà phát hành game vẫn đang tìm ra các cách thức mới để giải quyết vấn nạn bản quyền game trên PC. Họ sẽ làm những gì?
9/9, Metal Gear Solid 5 đã được crack (phần nào) thành công và lan truyền trên khắp các trang chia sẻ torrent. Sự kiện này cũng đánh dấu việc Denuvo, công cụ DRM được cho là “bất khả xâm phạm”, đã bị đánh bại. Giờ đây, các nhà phát hành đang tìm cách tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng nhiều biện pháp mạnh tay. Hơn nữa, bối cảnh trong làng game cũng đã thay đổi khá nhiều đến mức việc crack giờ trở nên khó khăn hơn và không thể truyền tải được cái hay của trò chơi.
Vây, sau thất bại của Denuvo, các nhà phát triển game đang thực sự làm gì để hạn chế tối đa vấn nạn này. Họ sẽ tiếp tục nghĩ ra Denuvo v2 hay có những thay đổi mang tính chiến lược khác? Dưới đây là 4 cách mà nhà phát triển game đang thực sự làm để chống vi phạm bản quyền game.
Hình thức bắt kết nối Online tiếp tục phát triển
Khi những scandal về DRM của Ubisoft bị bung bét, nhiều người nghĩ rằng việc bắt buộc online trong khi chơi game offline sẽ dần lui vào dĩ vãng. Nhưng thực tế, chiến lược này càng ngày càng mở rộng nhiều hơn và được nhiều nhà phát hành áp dụng vào sản phẩm của mình. Các tựa game giờ đây chủ yếu bị trói buộc bởi một phần mềm quản lý game nào đó như Steam, Origin, uPlay,…. Để tìm cách lấy cớ cho việc sử dụng online DRM, nhà phát hành thường gắn mạng Internet với một tính năng mà phần nào ảnh hưởng đến tiến trình trò chơi. Một ví dụ điển hình là mini-game về đội tàu cướp biển trong Assassin’s Creed 4. Khi người chơi thu hồi được tàu địch thì tàu sẽ được chuyển đổi và sử dụng để trao đội hàng hóa trong vùng biển Ca-ri-bê. Tuy nhiên, game thủ chỉ có thể chơi được mini-game đó nếu như được kết nối Internet.
Game đang bị chia nhỏ dần nội dung
Trong thời kỳ từ 2o00 đến 2007, các nhà phát triển game thường chỉ sản xuất một bản game duy nhất và chỉ cập nhật để vá lỗi. Từ 2008 trở đi, hãng chyển hướng sang việc xé lẻ nội dung game thành nhiều phần hoặc nhiều DLC khác nhau. Cách này có thể gây khó khăn không hề nhỏ cho các nhóm crack khi phải tìm cách tổng hợp thành 1 bản thống nhất. Hơn nữa, những link tải bản crack hầu như ít mở khóa DLC nên các game thủ thường cảm thấy game thiêu thiếu nội dung và đôi khi game không hoàn chỉnh. Nhiều nhà phát hành giờ đây đang nghiên cứu cách ra mắt game của mình theo kiểu các tập phim, một tựa game bị xé lẻ thành 4 – 5 phần. Vì thế, những người dùng crack sẽ cảm thấy mệt mỏi khi cứ phải liên tục theo dõi thời điểm phát hành game để tổng hợp lại.
Mạnh tay hơn IO Interactive đã quyết định xé Hitman phiên bản mới nhất thành 7 phần lớn nhỏ khác nhau phát hành dần từ cuối năm nay tới năm sau. Chưa biết ý định này của hãng là như thế nào? Họ cần vốn đầu tư hay phải chăng mục đích là để các game thủ chơi bản lậu cảm thấy chán nản khi phải chờ đợi mòn mỏi sản phẩm yêu thích mà chưa chắc có được Crack đàng hoàng hay không.
Video đang HOT
Đầu tư chơi mạng phát triển mạnh
Cũng là một kiểu trói buộc game vào mạng Internet, nhiều nhà phát hành đang tái cơ cấu game theo hướng tập trung vào phần multiplayer. Phần chơi đơn, nhất là trong các game bắn súng, ngày càng ít có sự đổi mới về mặt gameplay, cốt truyện, nội dung, dẫn đến sự nhàm chán mỗi khi chơi một nhiệm vụ solo. Giờ đây, những cái hay nhất của một tựa game mang mác giá 60 USD sẽ tập trung vào phần multiplayer. Một ví dụ điển hình nhất chính là series Battlefield, khi game có phần chơi mạng rất xuất sắc trong khi phần chơi đơn chỉ là campaign dài 5 tiếng đồng hồ kiểu làm cảnh. Cũng cần phải nói thêm là trước kia, một số trò chơi cho phép luyện tập thông qua các con bot (AI) ở các map chơi mạng nhằm kéo dài giá trị chơi lại. Nhưng các tính năng như vậy dần bị loại bỏ nhằm giảm bớt chi phí và tránh nguy cơ gây phương hại đến doanh thu bởi các bộ crack.
Tính kết nối giữa người với người của một sản phẩm game là tất yếu trong thời điểm hiện tại khi mà eSports càng ngày càng phát triển. Điều này nghiễm nhiên trở thành đòn bẩy giúp các nhà phát triển tiếp tục xây dựng phần chơi Multiplayer hấp dẫn, phức tạp và đáng giá hơn trước.
Sức ép từ chính nhà sản xuất hệ điều hành
Việc Microsoft thông qua điều chỉnh thỏa thuận người dùng EULA trên Windows 10 đã tạo ra thách thức không hề nhỏ khi thưởng thức game có crack. Với các điều khoản mới này, hãng phát triển hệ điều hành có quyền can thiệp phần mềm bên trong máy tính để ngăn chặn vi phạm bản quyền. Vì thế, các tựa game nói riêng và các chương trình sử dụng crack nói chung đang có nguy cơ cao bị “sờ gáy” bất cứ lúc nào. Đây cũng là cách để Microsoft cố gắng làm trong sạch trở lại thị trường game PC vốn vi phạm bản quyền tràn lan. Cùng với đó, những game thủ sử dụng Windows 10 chắc chắn sẽ phải đối mặt với việc gần như vĩnh viễn không thể sử dụng được crack. Tuy vậy, một số hacker vẫn đang âm thầm tìm cách phá vỡ rào cản này bằng nhiều cách khác nhau.
Microsoft không chỉ chịu sức ép của chính bản thân hãng, mà là từ các nhà phát triển khi Windows là nền tảng có số lượng vi phạm bản quyền số rất cao. Nếu họ không làm đến nơi đến chốn, hãng không chỉ gây hại cho bản thân mà đen đủi hơn còn bị kiện bởi chính các nhà phát triển vẫn gắn bó từ lâu nay. Chưa thể khẳng định được điều gì ngay lúc này, nhưng tương lai là sự quản lý rất chặt chẽ.
Mời các bạn tiếp tục truy cập chuyên mục PC-Console của Game4V để cập nhật các thông tin game mới nhất.
Theo Game4V
Vì sao game thủ Việt không bỏ được game crack?
Có lẽ không phải game thủ Việt nào chơi game crack cũng vì... không có tiền, và dưới đây là một vài trong số những lý do đó
Lại nói về game crack, đã từ lâu cộng đồng game thủ Việt chẳng còn chút xa lạ gì với những bản cài game lậu mà họ có thể download miễn phí một cách thoải mái trên rất nhiều trang web cũng như diễn đàn về game tại nước ta. Sau một thời gian quá dài chìm đắm trong game crack, rất nhiềugame thủ Việt giờ đây đã có một lối suy nghĩ khá sai lầm, đó là họ có thể chờ đợi bản crack của những nhóm hacker nổi tiếng là đã có thể thưởng thức game một cách thoải mái mà chẳng phải bỏ chút tiền trả phí key bản quyền nào.
Ngay cả ở thời điểm hiện tại, cho dù người Việt chúng ta đã và đang dần làm quen với game bản quyền thông qua những sản phẩm đình đám như Diablo 3, CS:GO hay Battlefield, số lượng những người chơi game bản quyền tại nước ta vẫn chỉ là những hạt cát rất nhỏ nhoi so sánh với tổng số game thủ PC đang hiện hữu khắp mọi miền Tổ quốc.
Vậy đâu là những lý do khiến cho chúng ta vẫn đang phải mang tai mang tiếng là những kẻ "ăn trộm" trong những bản danh sách các quốc gia vi phạm bản quyền nhiều nhất trên thế giới? Có lẽ không phải ai chơi game crack cũng vì... không có tiền, và dưới đây là một trong số những lý do đó:
"Crack quen rồi"
Đây là một lý do mà không một game thủ nào dám lên tiếng chấp nhận, tuy nhiên xét về mặt bằng chung, hóa ra đây lại là một trong số những lý do cơ bản khiến cho một người không muốn bỏ tiền ra mua một tựa game bản quyền. Tâm lý dùng hàng chùa đã ăn sâu vào tư duy của rất nhiều người Việt Nam, khiến cho không chỉ những tựa game, mà còn cả phim ảnh, âm nhạc, ứng dụng cho tới cả phần mềm được crack... xuyên biên giới.
Không phải vì họ không có tiền, mà đơn giản vì họ đã quá quen với việc dùng crack. Rất nhiều người Việt dám bỏ cả chục, thậm chí cả trăm triệu Đồng vào những dàn máy tính khủng, là ước mơ của mọi game thủ Việt, vì thế sẽ là vô lý khi cho rằng họ không có vài trăm nghìn đến khoảng 1 triệu Đồng để sở hữu tựa game mơ ước. Lý do đầu tiên, rất đơn giản, đó là họ không muốn làm như thế mà thôi.
Không đủ tiền mua game
Mỗi năm, chúng tôi đánh giá chi tiết không dưới 50 tựa game PC console thuộc vào hàng bom tấn mới ra mắt trong từng tháng. Sẽ là một khoản tiền khổng lồ nếu như chúng tôi phải tự bỏ tiền túi ra mua key game bản quyền, lấy mức giá key game tại Việt Nam hiện nay đang dao động từ vài trăm nghìn đến hàng triệu Đồng, phụ thuộc vào độ hot của chính tựa game đó.
Điều may mắn là, tuy chúng tôi vẫn phải mua game bản quyền để đánh giá chúng rồi gửi tới các bạn độc giả bài viết đánh giá chi tiết, vẫn có những nhà tài trợ hào phóng gửi tặng key game tới ban biên tập. Trong bất kỳ bài review nào, chúng tôi cũng gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất vì đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình tác nghiệp.
Quay trở lại với những game thủ hiện vẫn đang là học sinh, sinh viên. Không phải khi nào họ cũng có được điều kiện để sở hữu mọi tựa game họ mong muốn và mơ ước. Nhiều game thủ đã tỏ ra khá khó khăn để mua được cho mình một key bản quyền CS:GO dù rằng chúng chỉ có giá khoảng 200.000 Đồng. Chính vì thế mỗi tháng trang trải một vài game có giá cả triệu Đồng gần như là bất khả thi với họ.
Chính vì thế ba giải pháp được đưa ra cho game thủ: Mượn tài khoản của bạn bè để chơi, hoặc đợi chờ mùa giảm giá game bản quyền thường niên. Tuy nhiên với những game mới, không phải ai cũng đủ sức chờ đợi như vậy. Điều đó dẫn tới giải pháp cuối cùng: Crack.
Chơi thử trước khi mua
Chính vì lý do không đủ điều kiện tài chính để trang trải cho mọi tựa game bản quyền ra mắt hàng loạt trong tháng, một số game thủ thì cho rằng, họ nên chơi trước bản game crack để biết được liệu rằng có nên bỏ tiền ra mua "đồ xịn" hay không. Bản thân tôi thì cho rằng đây là một cách khá hay, với điều kiện họ không lạm dụng chúng.
Không phải tựa game nào cũng đáng để mua, và không phải mọi game cũng đều có giá trị xứng đáng như lúc bạn bỏ 60 USD ra mua trên Steam về để thưởng thức. Chính vì lẽ đó, hàng loạt tựa game crack cũng được cộng đồng game thủ Việt chia sẻ và chơi cùng nhau.
Theo Gamek
Top game giảm giá dành cho game thủ đã chán crack Hàng loạt những tựa game đỉnh cao đã và đang được giảm giá "tất tay" để thu hút cộng đồng game thủ toàn cầu chỉ với giá dưới 400.000 VNĐ. Counter-Strike Global Offensive Ở thời điểm bài viết được đăng tải tới các bạn độc giả, thì Counter-Strike Global Offensive đang được hệ thống Steam bán với mức giá 7.49 USD, tức khoảng...