“Vi-ô-lông vùng bikini” nhiều tác dụng nhưng nên dọn dẹp thường xuyên
So với làn da hay mái tóc thì dường như khu vực “bikini” lại ít được các bạn gái quan tâm và để ý đến. Tuy nhiên cũng chính vì là bộ phận nhạy cảm nên nó lại càng “khó chiều” hơn cả.
Nhiều người vẫn cho rằng sự xuất hiện của “vi-ô-lông” vùng “bikini” là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên sẽ có nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: “Tại sao lại có ‘vi-ô-lông’ vùng ‘bikini’ và có chúng để làm gì?”.
Những vấn đề về giới tính khiến không ít các cô gái phải đau đầu.
Vùng nhạy cảm thay đổi khi đến tuổi dậy thì
Có thể nói “vi-ô-lông” ở vùng “bikini” chính là một đặc trưng giới tính của cơ thể người và đánh dấu cột mốc thời gian trưởng thành khi xuất hiện. Chúng sẽ mọc ở gò mu phía trên vùng kín của nữ giới và thường sẽ là khi họ ở độ tuổi dậy thì từ 11 – 12 tuổi.
Thông thường đến độ tuổi dậy thì, các bạn gái sẽ cảm nhận được sự thay đổi ở vùng nhạy cảm.
Ban đầu chúng sẽ chỉ là những sợi lông tơ mỏng, sáng màu và khá mềm nhưng sẽ dần cứng và sẫm màu hơn khi cơ thể hoàn thiện quá trình trưởng thành. Tuy nhiên cũng giống như “vi-ô-lông” ở những vùng khác thì cũng có người thuộc vào hàng ngoại lệ, không hề có “vi-ô-lông” ở vùng “bikini” hoặc vô cùng thưa thớt dù đang trong hay đã qua hẳn độ tuổi dậy thì.
Thế nhưng không phải tất cả mọi người đều có “vi-ô-lông” vùng “bikini” và mức độ dày cũng khác nhau.
“Vi-ô-lông” vùng “bikini” có nhiều tác dụng
Nhìn đám “vi-ô-lông” vùng nhạy cảm có vẻ không được thẩm mỹ cho lắm nhưng sự xuất hiện của chúng lại đem đến khá nhiều lợi ích. Về cơ bản, “vi-ô-lông” vùng “bikini” có tác dụng bảo vệ vùng kín của mỗi người khỏi bị vi khuẩn xâm nhập, giữ ẩm và điều hòa nhiệt độ.
Video đang HOT
Một trong những tác dụng lớn của “vi-ô-lông” vùng “bikini” là giúp giảm ma sát trong quá trình “yêu”.
Tuyến mồ hôi ở vùng này là khá lớn nên “vi-ô-lông” còn có tác dụng hút bớt mồ hôi cũng như dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục. Chúng còn có thể làm giảm sự ma sát khi tiếp xúc với quần áo khi hoạt động hay trong quá trình “yêu”.
Tuy nhiên “vi-ô-lông” cũng không hẳn là lá chắn hoàn hảo để bảo vệ được “cô bé” trước mọi yếu tố, nhất là các căn bệnh truyền nhiễm. Bác sĩ da liễu Sejal Shah, người được chứng nhận bởi hội chuyên gia da liễu của New York, Mỹ cho biết môi trường rậm rạp của lớp “vi-ô-lông” đôi khi lại tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, gây ra mụn hay nấm…
Nên “tỉa tót” “vi-ô-lông” vùng “bikini” thường xuyên
Hiện nay việc làm sạch khu vực nhạy cảm này đã dần trở nên phổ biến đối với nhiều cô gái. Nếu chúng mọc quá dày thì tốt nhất hãy nên “tỉa tót” đi đôi chút để cho có phần khô thoáng, sạch sẽ. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị bí bách rồi dẫn đến viêm nhiễm, nấm…
Dọn dẹp “vi-ô-lông” quanh “cô bé” là việc nên làm thường xuyên.
Nó sẽ giúp các cô gái tự tin hơn trong việc diện những bộ bikini gợi cảm.
Việc “dọn dẹp” cho “cô bé” cũng đảm bảo được tính thẩm mỹ hơn khi các cô gái diện bikini. Họ sẽ không còn phải ngại ngùng che chắn để tránh bị lộ đám “vi-ô-lông” kém duyên ra nữa.
Mỗi cô gái nên cần hiểu rõ về mọi ngóc ngách trên cơ thể, nhất là những khu vực ít khi để ý đến như vùng “bikini”. Đừng quên theo dõi chuỗi bài 20 câu hỏi về giới tính để giải đáp những thắc mắc thầm kín nhé.
NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở VÙNG KÍN, ĐỪNG LƠ LÀ KẺO HỐI HẬN KHÔNG KỊP
Là vùng nhạy cảm trên cơ thể hội chị em nên khi có những dấu hiệu bất thường thì nhất định đừng nên bỏ qua:
- Ngứa: Đây không hẳn là điều bất thường nếu xảy ra không thường xuyên. Nhưng ngược lại nếu nó diễn ra trong một khoảng thời gian thì có thể bạn đang mắc một căn bệnh nào đó liên quan đến nấm, nhiễm trùng…
- “Ngày dâu” thất thường: Việc “bà dì” đến thăm thất thường cũng là một biểu hiện bệnh lý liên quan đến bệnh nan y về tử cung, buồng trứng hoặc âm đạo.
- Đau buốt: Nếu đi tiểu kèm theo tình trạng đau buốt, rát thì bạn nên đi khám ngay lập tức để được kiểm tra kịp thời.
XÌ XỤP
IPL và Laser Đâu là liệu pháp triệt lông hiệu quả?
Nhờ vào sự phát triển không ngừng của công nghệ làm đẹp hiện đại, việc "tạm biệt" những sợi "vi ô lông" trên cơ thể không còn là một nan đề khó giải đối với phái đẹp.
Làn da trắng mịn, không tì vết luôn là mục tiêu mà đa số phái đẹp hướng đến. Bên cạnh việc dưỡng da, triệt lông cũng là một trong những yếu tố được các cô nàng dành khá nhiều sự quan tâm. Đối với một số cô gái, những sợi "vi ô lông" trên cơ thể khiến các nàng cảm thấy thiếu tự tin khi diện quần áo ngắn. Vì vậy, triệt lông dần trở thành một xu hướng làm đẹp phổ biến. Theo đó, những liệu pháp tẩy lông cũng ngày càng phát triển hiện đại hơn. Trong số đó, IPL và laser là một trong những phương pháp nổi bật nhất. Tuy nhiên, khái niệm về hai liệu trình này vẫn còn khá mơ hồ đối với phần đông phái đẹp.
Đều sở hữu khả năng triệt lông vĩnh viễn, liệu bạn nên lựa chọn IPL hay laser? Liệu trình nào sẽ mang đến hiệu quả tối ưu hơn? Mời bạn cùng tìm ra câu trả lời bằng cách tìm hiểu kỹ hơn về hai phương pháp tẩy lông trên.
Công nghệ triệt lông bằng ánh sáng đang ngày càng phổ biến hơn. Ảnh: Unsplash.
LIỆU PHÁP TRIỆT LÔNG BẰNG LASER
Laser là tên viết tắt của Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation. Đây là một phương pháp triệt lông vĩnh viễn bằng ánh sáng. Khi được bắn vào da, tia laser tạo ra ánh sáng với bước sóng đơn sắc. Ánh sáng này tập trung vào sắc tố ở nang lông, nhiệt nóng tỏa ra sẽ được hấp thụ vào nang lông. Nhờ đó, lông trên cơ thể dần bị triệt tiêu. Tẩy lông bằng laser tác động đến những sợi lông trong giai đoạn tăng trưởng tích cực (anagen stage). Các tia laser được kiểm soát chính xác và hấp thụ bởi melanin và sắc tố chứa trong sợi lông. Những tia này còn đi sâu vào các nang tóc nằm bên dưới da. Quá trình này được gọi là sự tiêu diệt bằng quang nhiệt (photo thermal destruction).
Liệu trình triệt lông bằng laser đòi hỏi một quá trình điều trị lặp lại. Thông thường, bạn sẽ mất từ 6-8 buổi để loại bỏ vĩnh viễn những sợi lông trên cơ thể. Hiện nay, công nghệ triệt lông bằng laser được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
Alexandrite Laser (755nm): điều trị cho những người có tông da trắng và trung bình với sợi lông thô và sẫm màu. ND: YAG Laser (1064nm): điều trị cho tông da sẫm màu với sợi lông thô. Diode Laser (800-810 nm): điều trị cho tông da trắng và trung bình với sợi lông màu tối.
LIỆU PHÁP TRIỆT LÔNG BẰNG IPL
Thuộc nhóm triệt lông bằng ánh sáng, IPL (Intense Pulsed Light) thường bị nhầm lẫn với liệu pháp laser. Tuy nhiên, hai phương pháp này sở hữu những cơ chế hoạt động hoàn toàn khác nhau. Công nghệ IPL sử dụng nguồn ánh sáng cường độ cao phát ra từ bóng đèn Flashlamp để tạo ra một chùm sóng với quang phổ rộng từ 420nm-1200nm. Năng lượng ánh sáng sau đó được hấp thụ bởi melanin chứa trong những sợi lông màu đen hoặc nâu. Giống với laser, liệu pháp này cũng tác động đến giai đoạn tăng trưởng tích cực của lông. Khi lông bị "tiêu diệt" trong giai đoạn này, nang lông cũng sẽ bị ảnh hưởng và mất đi khả năng tái sản xuất lông.
Tuy nhiên, khác với laser, IPL không tạo ra ánh sáng đơn sắc mà là chùm sáng rộng được chia thành nhiều xung khác nhau. Điều này khiến các tia sáng không tập trung vào một vùng lông nhất định. Vì vậy, thời gian điều trị sẽ bị kéo dài lâu hơn. Liệu trình tẩy lông sẽ được quyết định dựa trên màu da, màu sắc và độ dày của lông. Hơn nữa, những sợi lông tồn tại thời gian dài trên da sẽ khó triệt hơn. Trên thị trường hiện nay có bày bán máy triệt lông IPL tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả bằng việc thực hiện tại các trung tâm da liễu.
SO SÁNH HAI LIỆU PHÁP LASER VÀ IPL
Hiệu quả của các phương pháp tẩy lông phụ thuộc vào nhu cầu và cơ thể của từng người. Cả hai liệu pháp laser và IPL đều có ưu điểm chung là khả năng tẩy lông cho toàn cơ thể, mang đến hiệu quả cao hơn những phương pháp cũ. Đối với công nghệ laser, hiệu quả điều trị sẽ cao và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, liệu pháp này phù hợp với nhiều loại da, đặc biệt là các vùng da tối màu. Chi phí triệt lông bằng laser sẽ cao hơn so với IPL, tuy nhiên thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.
Thời gian điều trị chính là ưu thế khiến laser trở nên nhỉnh hơn so với IPL. Ảnh: Unsplash.
Công nghệ ILP thích hợp với những nàng sở hữu làn da sáng và lông sẫm màu. Phương pháp này có khả năng tẩy các vùng lông sậm màu vô cùng hiệu quả. Vì cơ chế hoạt động tạo ra các chùm ánh sáng không tập trung, thời gian tẩy lông sẽ kéo dài hơn. Trước khi đưa ra quyết định, các nàng nên đến những trung tâm da liễu uy tín để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN TRẢI NGHIỆM CÔNG NGHỆ TRIỆT LÔNG BẰNG ÁNH SÁNG
Theo các chuyên gia da liễu, cả hai liệu pháp laser và IPL đều phù hợp với đối tượng trên 18 tuổi. Để đảm bảo tính an toàn, bạn sẽ được đề cập về những yếu tố cần chú ý khi thực hiện điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây không phù hợp với phương pháp triệt lông bằng ánh sáng:
Những người sở hữu làn da nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Loại da này thường sẽ phản ứng mạnh với những liệu pháp điều trị xâm lấn. Vì vậy, bạn nên tư vấn kỹ để lựa chọn được phương pháp triệt lông thích hợp và an toàn nhất. Phụ nữ có thai.
Nếu sở hữu làn da nhạy cảm, các nàng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện liệu trình triệt lông. Ảnh; Pexels.
Theo elle.vn
Có nên triệt lông vùng bikini hay không? Có nên triệt lông vùng bikini hay không? Tác hại của triệt lông vùng kín là gì? Những kinh nghiệm về triệt lông vùng nhạy cảm là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây. Có nên triệt lông vùng bikini hay không là vấn đề luôn khiến chị em bận tâm, đây là câu hỏi luôn gây nhiều tranh cãi. Trong bài viết...