Ví như “vàng trắng” nhưng “tỷ phú sứa” Cô Tô có nguy cơ phá sản
Nghề khai thác và chế biến sứa từ lâu đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân huyện đảo Cô Tô ( tỉnh Quảng Ninh). Tuy nhiên từ cuối năm 2018 trở lại đây, nghề sứa Cô Tô đang đứng chênh vênh bên bờ biển, nhiều “tỷ phú sứa” có nguy cơ phá sản.
Hằng năm, vào thời điểm hiện tại, người dân làm nghề vớt sứa trên đảo Cô Tô đang rục rịch chuẩn bị gia cố thiết bị, phương tiện đánh bắt để vào mùa sứa lớn nhất trong năm (bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 3). Nhưng năm nay, nghề sứa không còn khiến họ hào hứng nữa.
Công nhân lao động thời vụ tại các xưởng chế biến sứa có thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. Ảnh: Nguyên Ngọc.
Chị Hoàng Như Tuyết, một ngư dân có thâm niên 10 năm làm nghề vớt sứa, cho biết: “Năm nay thì bà con làm sứa buồn lắm, hàng còn chất đầy xưởng thế kia không biết người ta có mua cho không, nếu mua thì chắc chỉ trả giá bèo”.
Anh Lê Bá Tùng, chủ cơ sở sản xuất, chế biến sứa tại huyện Cô Tô, cho hay: “Hiện tại cả các chủ cơ sở lẫn bà con làm sứa ở đây đều đang trông chờ vào việc nhập sứa từ phía Trung Quốc. Hàng sứa thành phẩm từ mùa trước đã hỏng rất nhiều, nhiều chủ xưởng sứa thất thoát tiền tỷ”.
Huyện Cô Tô hiện có 35 cơ sở chế biến sứa, mỗi cơ sở giải quyết việc làm thời vụ cho từ 25 – 35 lao động, thu nhập bình quân từ 10 – 15 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm sứa biển chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc.
Video đang HOT
Hiện tại nhiều ngư dân huyện đạo Cô Tô không còn hào hứng với nghề vớt sứa. Ảnh: Nguyên Ngọc.
Trong những năm gần đây, Cô Tô có những đột phá về kinh tế, đặc biệt nền kinh tế với thế mạnh là khai thác, nuôi trồng thủy sản. Trong đó chế biến sứa là một trong những ngành kinh tế chủ lực, có giá trị kinh tế cao. Sản lượng chế biến sứa biển trong 5 năm gần đây từ 100.000 – 300.000 thùng/năm, doanh thu từ 40 – 120 tỷ đồng. Năm 2018 và 2019 đạt 253.000 thùng, doanh thu ước tính đạt 101 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2018, chính sách biên mậu từ phía Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nông sản nhập khẩu của Việt Nam, trong đó có sứa biển. Cụ thể, phía Trung Quốc siết chặt lại quy định kiểm soát nhập khẩu, tăng cường thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về bảo quản, đóng gói hàng hóa…
Bên cạnh đó, mặt hàng sứa biển muối chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu chính thức vào thị trường Trung Quốc thông qua con đường chính ngạch. Vì thế, sản phẩm sứa biển của Cô Tô chưa đủ điều kiện để được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, gây khó khăn và ảnh hưởng lớn đến nghề chế biến sứa của huyện. Số lượng sứa biển chưa tiêu thụ hiện là khoảng 150.000 thùng, đang được lưu giữ phần lớn tại các kho hàng cho thuê với chi phí cao.
Sứa thành phẩm tồn đọng tại Cảng ICD Thành Đạt (Móng Cái) do bị phía Trung Quốc thắt chặt quản lý nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Quý.
Lãnh đạo huyện Cô Tô nhìn nhận, năm 2019, ngành khai thác và chế biến sứa ở Cô Tô gặp khó khăn. Nguyên nhân là do Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm này đang siết chặt lại quy định kiểm soát nhập khẩu nên sản phẩm bị ứ đọng cục bộ không xuất khẩu được. Ngoài ra, do hàng hoá của ta chưa đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của phía Trung Quốc.
Qua khảo sát thực tế tại một số cơ sở sản xuất, chế biến bảo quản sứa và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với sản phẩm sứa biển trên địa bàn huyện Cô Tô, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh đã chỉ ra những thiếu sót trong quy trình sản xuất chế biến sứa.
Ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh cho rằng, trước mắt cần rà soát lại toàn bộ các điều kiện, đầu tư lại các hạng mục công trình đáp ứng về điều kiện, quy trình sản xuất của các cơ sở sản xuất để được cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Huyện Cô Tô cần chú trọng đến việc bổ sung sản phẩm sứa biển vào danh mục sản phẩm có thế mạnh của địa phương, phải hướng tới cung cấp cho nhiều thị trường, không chỉ trông chờ vào thị trường Trung Quốc. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh sẽ hỗ trợ về các thủ tục pháp lý có liên quan đến việc xuất khẩu sứa sang nước ngoài trong thời gian sớm nhất.
Hằng năm, sứa thành phẩm đóng thùng 9-12kg được bán ra trên dưới 1 triệu đồng, riêng sứa đỏ có thể tới cả chục triệu đồng. Nhiều xưởng sản xuất sứa trên huyện Cô Tô thu lãi hàng tỷ đồng mỗi mùa. Nhờ dám đầu tư, những “tỷ phú sứa” như vậy đã không còn hiếm ở Cô Tô. Nhưng đến nay, nhiều tỷ phú đứng trước nguy cơ phá sản.
Theo Danviet
Thông tin mới nhất vụ 6 thuyền viên Việt mất tích ở Hàn Quốc
Hiện phía Hàn Quốc đã hỗ trợ thủ tục, visa, và chi phí đi lại, ăn ở cho 11 người thân của các gia đình nạn nhân để sang làm các thủ tục.
Trong trường hợp tử vong, các nạn nhân sẽ được hỗ trợ với mức khoảng 30 nghìn USD, có trường hợp hỗ trợ 40 nghìn USD.
Vụ cháy tàu khiến 6 thuyền viên Việt mất tích ở Hàn Quốc
Chiều 25/11, trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đến hôm nay, các cơ quan chức năng của Hàn Quốc vẫn đang trong quá trình tìm kiếm. Hiện, Đại sứ quán Hàn Quốc đã hỗ trợ thủ tục, visa cho 11 người thân của các gia đình nạn nhân để sang Hàn Quốc. Ngoài ra, chính quyền tỉnh Nam Gyeongsang và doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ hỗ trợ mọi chi phí đi lại, ăn ở cho các gia đình trong quá trình chờ đợi.
Về vấn đề bồi thường, hỗ trợ cho các nạn nhân gặp nạn, lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đối với nghề thuyền viên sẽ có bảo hiểm đặc thù do doanh nghiệp Hàn Quốc đóng khi kí kết hợp đồng, với mức hỗ trợ khoảng 30 nghìn USD, có hợp đồng lên tới 40 nghìn USD, cao nhất trong các ngành nghề. Phía Việt Nam, Cục sẽ trích từ kinh phí Qũy hỗ trợ việc làm ngoài nước để hỗ trợ khoảng 10 triệu đồng/nạn nhân.
"Trường hợp, cơ quan chức năng Hàn Quốc tìm thấy nạn nhân sớm hơn thì sẽ giải quyết sớm. Còn nếu không có thông tin gì, theo quy định phía Hàn trong vòng 2 năm, tòa án sẽ xác định là tử vong"
Tuy nhiên, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, do vụ việc liên quan đến cả thuyền viên Hàn Quốc nên cơ quan chức năng sẽ sớm đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm.
Ông Lê Anh Tuấn, TGĐ Cty cổ phần Thương mại Đầu tư và Phát triển nguồn nhân lực Tracimexco (1 trong 4 doanh nghiệp có thuyền viên gặp nạn) cho biết, trước mắt, công ty sẽ hỗ trợ cho gia đình mỗi nạn nhân là 600 USD; sau đó, sẽ căn cứ vào thời hạn hợp đồng để hoàn trả phí dịch vụ.
Theo ông Tuấn, thuyền viên gặp nạn do Công ty Tracimexco phái cử vẫn đang trong thời gian làm việc của hợp đồng, do đó, doanh nghiệp sẽ trả lại toàn bộ tiền dịch vụ, và tiền quản lý (nếu có). Đồng thời, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ làm thủ tục bảo hiểm, với mức chi trả khoảng 1 tỷ đồng.
Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, đến nay danh tính của 6 thuyền viên Việt Nam gặp nạn trên biển cách đảo Jeju, Hàn Quốc 76km được xác định bao gồm: Nguyễn Văn Công (1987), Nguyễn Tiến Ninh (1987), Nguyễn Văn Viện (1974), Nguyễn Văn Thủy (1994), Nguyễn Ngọc Lợi (1995, cùng trú xã Thanh Trạch, H. Bố Trạch, Quảng Bình) và Nguyễn Văn Phúc (1988, quê ở Hà Tĩnh), trong đó các thuyền viên ở Quảng Bình đều là người thân, quen.
Trước đó, như Tiền Phong phản ánh, ngày 19/11, tại vùng biển ngoài khơi đảo Jeju (Hàn Quốc) xảy ra vụ cháy tàu cá, trong đó có 6 thuyền viên người Việt Nam mất tích.
DƯƠNG HƯNG
Theo tienphong.vn
Vụ cháy tàu cá ở Hàn Quốc: Quê nhà thắt lòng chờ tin thuyền viên mất tích Không khí đau thương bao trùm làng quê ven biển Quảng Bình - địa phương có 5 thuyền viên mất tích trong vụ cháy tàu cá ở Hàn Quốc. Gia đình ông Nguyễn Tiến Kép ngóng tin con trai mất tích trong vụ cháy tàu cá ở biển Hàn Quốc Vợ trẻ cạn nước mắt thương chồng Chiều 22/11, PV Báo Giao thông...