Vì nghèo… nên không có tình yêu
Trước đây, vì tiền mà một người con gái đã bỏ tôi để lấy chồng xa xứ.
Trước đây, vì tiền mà một người con gái đã bỏ tôi để lấy chồng xa xứ. Giờ đây, cũng vì tiền mà tôi sắp mất đi người con gái tôi hết mực yêu thương…
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Bình Phước. Vì thế nên tôi không được ăn học đàng hoàng như những người bạn đồng trang lứa. 19 tuổi, tôi xuống thành phố học nghề và sống tự lập một mình. Số tiền tôi kiếm được cũng không nhiều, nó chỉ đảm bảo cuộc sống ở nơi phồn hoa đô hội này.
Tôi làm việc ở đây được bốn năm thì gặp được người con gái tôi yêu thương. Mối tình đầu của chúng tôi rất đẹp, hai đứa luôn yêu thương và san sẻ cùng nhau những khó khăn trong cuộc sống nơi đây… Nhưng rồi, vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo, nợ nần chồng chất nên em đã cam chịu lấy một người chồng Đài Loan để có tiền trả nợ cho gia đình.
Ngày em quay lưng ra đi, tôi chẳng thể làm được gì để níu giữ em ở lại. Bao nhiêu tình yêu thương bấy lâu hai đứa dành cho nhau đều chôn chặt để cho em nhẹ lòng vui vầy bên người mới… Và kể từ đó, tôi không bao giờ có cơ hội liên lạc với em thêm một lần nào nữa…
Rồi tôi chuyển nhà đi nơi khác ở. Tôi xin vào làm nhân viên phục vụ trong một khách sạn. Mặc dù đã cố gắng làm ăn và tích cóp nhưng những đồng lương tôi kiếm được cũng chỉ đủ để sống. Làm được một thời gian khá dài ở đây thì tôi quen một người con gái khác, cô ấy làm cùng khách sạn với tôi.
Kể từ đó, tôi không bao giờ có cơ hội liên lạc với em thêm một lần nào nữa…
Lúc đầu, tôi cũng chỉ xem em như bạn, vì tôi biết, em đã có người yêu. Người yêu em là một Việt kiều ở Mỹ nhưng ông ta đã có gia đình bên Mỹ, vài tháng ông ta mới về nước thăm em một lần. Em cũng xem tôi như một người bạn thân nên mỗi khi rảnh rỗi, chúng tôi thường đi chơi với nhau và tâm sự cho nhau rất nhiều về cuộc sống riêng tư của hai đứa. Và cũng từ đó, tôi mới hiểu rõ hơn về em, hiểu hơn về những chuyện không vui đang xảy ra trong cuộc sống của em…
Gia đình em cũng rất nghèo. Em phải lên thành phố để phụ giúp việc nhà cho một gia đình suốt mất năm trời. Rồi sau đó, nhờ quen biết nên em mới xin được vào làm ở khách sạn này. Khi nghe em kể về những khó khăn mà em đã phải chịu đựng trong suốt những năm tháng qua, tôi thương em nhiều lắm. Rồi cũng chẳng biết tự lúc nào, tôi đã dành cho em một tình cảm rất đặc biệt.
Video đang HOT
Những lúc hai đứa không gặp nhau, tôi thấy nhớ và thương em rất nhiều. Tôi không dám nói ra tình cảm của mình, chỉ lặng lẽ quan tâm, lặng lẽ chăm sóc và chia sẻ với em những khó khăn mà em đang gặp phải. Mỗi lần nghe tin người yêu của em từ Mỹ về, trong lòng tôi lại rất đau khổ khi nghĩ đến cảnh em đang hạnh phúc trong vòng tay của người đàn ông ấy.
Rồi một ngày, tôi quyết định nói cho em biết rõ tình cảm của tôi dành cho em. Tôi đã rất đau khổ khi em nói rằng: “Anh đừng yêu em! Em không xứng đáng được nhận tình yêu ấy của anh đâu!”… Nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc, vẫn lặng lẽ đi bên cuộc đời em, lặng lẽ quan tâm em như ngày đầu hai đứa mới quen nhau…
Khi cảm nhận được những tình cảm chân thành tôi dành cho em, em đã rời bỏ ông ta và chấp nhận tình cảm của tôi. Và tôi cũng tự hứa với lòng mình rằng, sẽ yêu thương và chăm sóc cho em chu đáo hơn, sẽ bỏ qua tất cả những giận hờn, ghen tuông với quá khứ của em… Tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu, sẽ mang đến cho em một cuộc sống hạnh phúc và tràn ngập niềm vui như những gì tôi từng hứa hẹn với em!
Tôi phải làm sao để giữ người con gái ấy ở bên mình?
Trong khoảng thời gian yêu em, đấy là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của tôi. Tôi yêu em và tôi cũng cảm nhận được tình yêu chân thành em dành cho tôi… Yêu nhau được một thời gian thì chúng tôi quyết định thuê một nhà trọ để ở cùng nhau cho đỡ tốn kém, hơn nữa, ngoài thời gian làm việc ở khách sạn, chúng tôi lại có nhiều thời gian dành cho nhau hơn. Cho dù cuộc sống của hai đứa vẫn còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi rất hạnh phúc khi được chung sống với nhau, được giúp đỡ và san sẻ cùng nhau những khó khăn trong cuộc sống. Chúng tôi cũng tâm sự với nhau là sẽ cố gắng đi làm để dành tiền sang năm làm đám cưới và em cũng đã rất vui khi nghĩ đến đám cưới hạnh phúc của hai đứa.
Nhưng đến một ngày, tôi cũng chẳng hiểu vì sao em muốn chuyển đi chỗ khác ở và không muốn sống chung với tôi nữa. Tôi có hỏi “Tại sao em lại quyết định như vậy?” thì cô ấy trả lời: “Em không muốn tiếp tục một cuộc sống như vậy nữa!”. Có lẽ, em không thể chịu đựng được cuộc sống khổ sở khi ở bên tôi với đồng lương ít ỏi để chi tiêu hàng tháng.
Tôi thật sự rất buồn khi nghe em nói như vậy! Em còn trách tôi không lo được cho em một cuộc sống tốt. Hơn nữa, em còn phải kiếm tiền để gửi về cho gia đình ở quê nữa… Sau mấy tháng chung sống với nhau, cuối cùng em cũng quyết định ra đi vì lý do “Tôi quá nghèo”. Chẳng nhẽ trên đời này, con người chỉ biết đến đồng tiền thôi sao? Tất cả tình yêu thương tôi dành cho em bấy lâu nay chẳng có ý nghĩ gì sao?
Trước đây, vì tiền mà một người con gái đã bỏ tôi để lấy chồng xa xứ. Giờ đây, cũng vì tiền mà tôi sắp mất đi người con gái tôi hết mực yêu thương… Tại sao tình yêu lại mong manh như vậy chứ?
Tôi phải làm sao để giữ người con gái ấy ở bên mình đây? Chẳng nhẽ một chàng trai nghèo như tôi thì sẽ không bao giờ có được hạnh phúc sao?
Nga Ly ghi (Theo Bưu Điện Việt Nam)
'Ma lô đề' trong ký túc xá
"Hôm nay mùng 1, lấy may đầu tháng chị ghi cho em con 82 - 28, 500 điểm, trả trước một nửa, ghi nợ lãi một nửa chị nhé!".
"Tháng rồi làm ăn đen đủi quá vẫn chưa trả hết nợ cho bà chị được. Hết tháng này mà không gỡ được quả nào em sẽ về bảo ông bà già vay ngân hàng lên trả hết cho chị và bà Béo, rồi em cũng nghỉ chơi chứ cứ như này bán nhà cũng không đủ trả nợ mất", đó là những câu đối thoại dễ gặp khi đặt chân đến một số KTX ở Hà Nội.
Vẫn biết lao vào lô đề sẽ có ngày thành "chúa chổm" và những cục nợ lãi nặng nề luôn dí lên đầu nhưng nhiều sinh viên vẫn lao vào như những con thiêu thân không thấy ánh sáng.
"Chết mòn" với những con số
16h30, một nhóm nam sinh viên ĐH Ngoại ngữ thong dong bước ra quán nước bên cạnh kí túc xá. Vừa ngồi xuống, ngay lập tức bà chủ quán làm ngay một động tác quen thuộc là cầm cuốn sổ kết quả xổ số của các buổi quay trước đưa cho người ngồi đối diện. Xem xét một lúc, nam sinh viên này lại chuyển cho người bạn bên cạnh còn mình thì móc túi lấy ra một tờ 100.000 đồng đưa cho chủ quán để ghi những con số của riêng mình. Sau khi đã hoàn tất các "thủ tục", bà chủ quán mới cầm ấm nước trà lên rót vào cốc và đưa cho từng người.
Nhiều sinh viên vẫn lao vào lô đề quên cả học hành
Cách đó không xa, một nam sinh viên vừa bước chân vào một tiệm cầm đồ. Nam sinh viên này mở ví lấy ra một tờ giấy ghi nợ. Hóa ra anh chàng này vay nợ của quán cầm đồ đã lên tới 30 triệu đồng cả gốc lẫn lãi nhưng đến kỳ vẫn chưa thể trả được nên ra xin gia hạn và chịu một mức lãi mới cao hơn.
Đứng bên cạnh ông xe ôm có nước da ngăm đen, hơi khắc khổ, tôi nghe rõ tiếng chép miệng thật nặng nề và một câu thở dài não nuột: "Thằng kia lại sắp bị treo đây. Hết tháng này mà không có trả cho bọn kia thì cả nhà nó có mà ăn cám. Khổ thân bố mẹ chúng nó, ở nhà làm đầu tắt mặt tối để kiếm tiền cho con ăn học nhưng có ngờ đâu chúng nó lên đây chẳng chịu học hành gì mà toàn nướng vào lô với đề".
Đó là chân dung phác họa của nhiều con "ma" đề trong một số kí túc xá hiện nay. Thay vì lên giảng đường để thu nhận kiến thức như bạn bè cùng trang lứa, những con "ma" lô đề thường tận dụng triệt để mọi thời gian để ngồi tính toán hết con số này đến con số khác. Với họ, việc học giờ đây không còn là nhiệm vụ cao cả nữa mà những con số vô tri kia với hàng loạt mớ tiền vô hình đằng sau nó mới là lẽ sống. Một giấc mơ viển vông cũng có thể biến thành những con số may mắn. Một cái hắt xì cũng là cái cớ để họ dốc sạch túi nướng vào những quán lô đề đầy rẫy trước cổng kí túc xá.
Ngô Quang Huy - sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, phòng của cậu có 8 sinh viên cùng ở nhưng có tới 6 người là "dân lô đề" chính hiệu. Hàng ngày, vừa bước chân ra khỏi giường họ đã túm tụm với nhau để kể cho nhau nghe những giấc mơ họ vừa mơ thấy trong giấc ngủ. Sau đó cùng nhau bàn tán một cách hào hứng và sôi nổi những con số sẽ về trong ngày hôm đó. Cuối cùng là cử đại diện đi ghi lô đề cho cả nhóm. Đến chiều tối, khi mọi người vui vẻ với bữa tối thì các "ma đề" lại bám riết lấy điện thoại hoặc máy vi tính để tra dò kết quả. Cứ thế, cuộc sống của họ như được lập trình. Một khi đã nghiện lô đề, một ngày không chơi họ cũng bứt rứt, khó chịu như người bị nghiện thuốc.
Không có tiền để chơi, họ sẵn sàng cắm cả thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, điện thoại di động, máy vi tính, xe đạp... để lấy tiền chơi. Và khi không còn gì để cắm thì họ chấp nhận vay nợ nặng lãi của các tiệm cầm đồ trá hình, đầy rẫy trước cổng kí túc xá.
Lừa bố mẹ lấy "sổ đỏ" để chơi lô đề
Quanh khu kí túc xá ĐH Kinh tế quốc dân ai cũng biết tiếng con "ma đề" Lê Trọng H gốc Hải Phòng. H năm nay mới 21 tuổi nhưng đã có "thâm niên" chơi lô đề tới 6 năm liền. Đặc biệt, mới lên Hà Nội học được 2 năm nhưng không dưới ba lần bố mẹ H phải lóc cóc đi trả hơn 100 triệu đồng vay lãi của cậu quý tử. Thế nhưng vẫn chứng nào tật nấy, H không thể bỏ được lô đề. Cách đây đúng 3 tuần, không hiểu bằng cách nào H có thể lấy được "sổ đỏ" của gia đình "cắm" cho một tiệm cầm đồ gần kí túc xá của trường để lấy 40 triệu đồng đánh lô.
Trước cổng nhiều KTX, các tiệm cầm đồ trá hình mọc lên như nấm.
Chiều hôm đó, sẵn có tiền, cậu "vót" cho con lô 15 với hơn 6.000 điểm. Số tiền còn lại cậu dành để trả nợ. Tối hôm đó, cả kí túc xá đã phải một phen hoảng hồn vì cậu ta trúng một lúc 2 "nháy" lô 15. Ngay sau đó, H lôi cả phòng đi nhận tiền, rồi chơi bời thâu đêm đến trưa hôm sau mới về.
Bạn bè hỏi ra mới biết số tiền cậu "vớt" được trong quả này là hơn 180 triệu đồng, một số tiền không nhỏ. Nhưng để "vớt" được quả đậm này, H đã phải nuôi "em 15" này không biết bao nhiêu tiền. Nhiều người dự đoán số tiền H "nuôi" con lô này có khi còn nhiều hơn tiền cậu trúng hôm nay. Tuy nhiên, sau quả đậm đó H chơi càng hăng máu hơn. Chưa đầy 2 tuần sau thì người ta đã thấy H nặng nề đi vào quán cầm đồ để cắm chiếc điện thoại mới coóng mà cậu vừa tậu được sau vụ trúng đề. Không ai biết sau chiếc điện thoại sẽ là vật gì cắm tiếp theo của H.
Những trường hợp như của H không phải là dạng hiếm trong kí túc xá của một số trường ĐH hiện nay. Hầu hết họ đều không thể ý thức được hậu quả sẽ phải gánh khi dây dưa vào các chủ nợ. Không ít sinh viên đã phải bỏ học giữa chừng, trốn đi biệt tăm để xù nợ vì số tiền nợ đã lên quá lớn. Ấy thế nhưng chủ nợ cũng không tha và tìm về tận nhà bắt gia đình phải trả nợ cho bằng hết.
Thường thì những người càng trúng lại chơi càng nhiều và đó là lý do khiến họ nợ nần chồng chất. Lê Hoài Nam - sinh viên ĐH Mở Hà Nội cho biết, các "ma đề" bây giờ chơi rất mạnh tay, nhất là các "ma trẻ". "Bình thường những con "ma già" chơi 3 - 4 "lít" (300.000 - 400.000 đồng) đã là nhiều vậy mà "ma trẻ" có đứa dám chơi một lúc 2 - 3 "chai" (2 - 3 triệu đồng) không ghê tay. Càng trúng, chúng nó lại càng chơi nhiều" - Hoài Nam nói.
Nhiều trường hợp, khi mang máy tính, điện thoại, xe máy... đi cắm, đến khi lấy về chỉ còn là cái vỏ không. Cãi lại chủ nợ liền bị dần cho thừa sống, thiếu chết. Trường hợp của Nguyễn Minh C - sinh viên ĐH Mở là một ví dụ. C "nuôi" con đề 12 trong 2 tháng trời mà vẫn không thấy về. Khi trong người không còn đồng nào để chơi nữa, buộc lòng C phải cắm chiếc xe máy Jupiter mới mua để lấy 10 triệu đồng "nuôi" tiếp. Một tuần sau thì "em" 12 về và cậu có tiền để đi chuộc xe. Thế nhưng xe chỉ còn là cái vỏ, một số phụ tùng "xịn" đã bị thay bằng đồ Trung Quốc.
Quá tức tối trước việc xe bị "luộc", cậu mang xe đến cãi tay đôi với chủ tiệm cầm đồ, liền bị chủ tiệm cho một trần hội đồng nhừ xương. Hậu quả cuối cùng là C phải nằm viện 2 tháng vì bị gãy xương chân và gãy một đốt sống lưng.
Theo GĐXH
Hồ sơ thật về ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng tuổi thơ của anh lại có nhiều điểm khác thường so với những đứa trẻ cùng lứa. Là con vợ lẽ song cậu bé Huỳnh Minh Hưng rất được gia đình cưng chiều. Tuổi thơ không bình yên Tâm sự với báo giới và bạn bè, Đàm Vĩnh Hưng kể: "Trước khi lấy mẹ...