Vì Nga, Tổng thống Trump tranh cãi nảy lửa với các lãnh đạo G-7
Sự hiện diện của Nga là cần thiết để thảo luận về các vấn đề như Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên – nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh.
Tờ The Guardian, trích dẫn các nguồn tin trong giới ngoại giao, cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện thái độ gay gắt với lãnh đạo các quốc gia thành viên G-7 về vấn đề trở lại của Nga.
Theo các nguồn thông tin này, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Nga là cần thiết để thảo luận về các vấn đề như Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên. Ông Trump cũng bác bỏ lập luận của những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh phản đối ý kiến này.
Tổng thống Trump tranh cãi nảy lửa với các nhà lãnh đạo G7 vì Nga. (Ảnh: Global look press)
Ý tưởng đưa Nga trở lại cơ chế G-7 của ông Trump chỉ được Thủ tướng Italia Giuseppe Conte – người sắp miễn nhiệm ủng hộ. Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo vẫn trung lập, trong khi các nhà lãnh đạo Đức, Anh, Canada, Pháp và người đứng đầu Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố không thể chấp nhận việc Nga trở lại G-7.
Cũng theo nguồn tin ngoại giao, vào thời điểm đó tình hình bắt đầu “ nóng lên” và tranh luận nổ ra. Hầu hết các nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh rằng G-7 vẫn là một gia đình, một câu lạc bộ, một cộng đồng dân chủ tự do, và do đó họ nói với ông Trump rằng không thể cho phép Tổng thống Nga Vladimir Putin, một người không phù hợp với những giá trị nêu trên, quay trở lại.
Trước đó, vào ngày 25/8, có thông tin rằng lãnh đạo của các nước trong hội nghị thượng đỉnh G-7 đều phủ quyết sự quay trở lại “câu lạc bộ” của Nga, nhưng vẫn kêu gọi tăng cường phối hợp với Nga.
Video đang HOT
Người đầu tiên đưa ra đề nghị như vậy là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Sau đó, ông Trump có lên tiếng đề xuất mời người đồng cấp Nga Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh G-7 tiếp theo.
Nga là một phần của G-8 cho đến năm 2014, trước khi sáp nhập Crưm. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo của các quốc gia G-8 khác đã từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Sochi và tổ chức một cuộc họp khác tại Brussels mà không có sự tham gia của Matxcơva. Hội nghị thượng đỉnh đó có sự tham gia của Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Italia, Canada và đại diện của Liên minh châu Âu.
(Nguồn: The Guardian)
Theo VTC
VĂN ĐỨC
Tổng thống Trump: Mua Greenland là một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn
Ông Trump xác nhận đang thảo luận khả năng mua lại Greenland, một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn chứ không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/8 xác nhận đang xem xét nỗ lực mua đảo Greenland từ chính phủ Đan Mạch vì lý do chiến lược, mặc dù ông cho biết ý tưởng này " không phải là vấn đề nóng hàng đầu" với chính quyền của ông.
Ông cũng khẳng định ông cảm thấy không có vấn đề gì với việc mua nguyên một hòn đảo tự trị, cho rằng đó chỉ là " một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn, có rất nhiều thứ có thể làm được".
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: The Jerusalem Post)
Tuy nhiên, ý tưởng của ông chủ Nhà Trắng vấp phải những phản ứng dữ dội từ phía Đan Mạch. Nhiều chính trị gia Đan Mạch chế giễu ý tưởng của ông Trump, cho rằng đây là trò "Cá tháng Tư" dù giờ đã là giữa tháng 8.
Thủ tướng Đan Mạch gọi ý tưởng là "vô lý".
"Greenland không phải để bán. Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland thuộc về Greenland. Tôi rất hy vọng rằng họ không có ý nghiêm túc", Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói với báo Sermitsiaq trong chuyến thăm Greenland hôm 18/8 .
Theo CNN, ông Trump đã nhiều lần đưa ra ý định mua Greenland - một lãnh thổ tự trị Đan Mạch. Văn phòng luật sư Nhà Trắng đã xem xét khả năng này. Xác nhận quan tâm đến việc mua đất, ông Trump nói với các phóng viên rằng Greenland đang làm tổn thương Đan Mạch vì chi phí 700 triệu USD một năm Đan Mạch phải mất vì hòn đảo. "Nên họ (Đan Mạch) đang giữ nó với một sự mất mát lớn, trong khi về chiến lược nó sẽ rất tốt đối với Mỹ."
"Chúng tôi là đồng minh tốt của Đan Mạch, chúng tôi sẽ bảo vệ Đan Mạch giống như chúng tôi bảo vệ phần lớn thế giới, và ý tưởng này đã xuất hiện", ông Trump phát biểu tại New Jersey trước khi trở về Washington. "Về mặt chiến lược, điều đó thật thú vị, và chúng tôi sẽ quan tâm, sẽ nói chuyện với họ một chút."
Quan chức kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói Greenland là vùng đất chiến lược và có nhiều khoáng sản giá trị. Ông cũng cho biết Tổng thống Trump, "người biết một hai điều về mua bất động sản, muốn xem xét khả năng mua Greenland."
Dù vậy Tổng thống Mỹ nói: "Đó không phải là ưu tiên số một".
Ông Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đề cập đến việc mua lại Greenland. Dù cựu Tổng thống Harry Truman phủ nhận những câu hỏi liên quan, Mỹ từng cố gắng mua Greenland năm 1946. Năm 1867, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là William Seward cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hòn đảo.
Các Tổng thống Mỹ cũng trả tiền "mua đất" ở các lãnh thổ trước đây. Năm 1803, ông Thomas Jefferson mua những vùng đất rộng lớn từ Pháp với giá 15 triệu USD. Năm 1867, ông Andrew Johnson trả 7,2 triệu USD mua Alaska từ Nga. Năm 1917, ông Woodrow Wilson đã mua Danish West Indies từ Đan Mạch với giá 25 triệu USD, đổi tên thành Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (US Virgin Islands).
"Họ cố gắng mua (đất) chúng tôi năm 1867, trong Thế chiến hai, và giờ lại tiếp tục." - một người dân địa phương nói. "Chuyện đó sẽ không xảy ra."
Người Greenland cũng bày tỏ sự tức giận với ý tưởng này. "Bạn không thể cứ thế mua một hòn đảo hay một con người. Nghe giống như từ thời nô lệ và thuộc địa vậy" - Else Mathiesen nói.
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, có khí hậu lạnh giá quanh năm vì nằm ở vùng Bắc Cực. Hòn đảo nằm gần khu vực Bắc Mỹ hơn là với châu Âu.
Greenland hiện nay đang là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, nơi có căn cứ không quân Thule của Mỹ. Đây là căn cứ có các trạm radar và liên lạc thuộc Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ, có thể đưa ra các cảnh báo về tên lửa đạn đạo bay qua khi đối thủ tấn công nước Mỹ.
(Nguồn: CNN, The Guardian)
Theo VTC
PHƯƠNG ANH
Trump gọi sự tăng trưởng khai thác dầu ở Hoa Kỳ là "tin xấu cho Nga" Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Hai rằng sản lượng dầu của Mỹ gia tăng là "tin xấu cho Nga". "Giá nhiên liệu đang giảm ở Mỹ vì Tổng thống Trump đã hủy bỏ hạn chế năng lượng và giờ chúng tôi đang sản xuất nhiều dầu hơn bao giờ hết", Tổng thống Mỹ viết trên Twitter cho chương trình...