Vì mục tiêu World Cup với Việt Nam, “Phù thủy trắng” sẽ “bỏ con săn sắt”
Phù thủy trắng Philippe Troussier không đặt nặng thành tích ở giải U19 Đông Nam Á, thay vào đó sẽ giúp U19 Việt Nam một lần nữa chinh phục chiếc vé tham dự World Cup.
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều giải đấu phải hoãn. Tất nhiên, U19 quốc gia cũng không phải ngoại lệ. Sau vài lần phải tiến hành điều chỉnh, thay đổi, cuối cùng theo dự kiến, lượt về vòng loại sẽ khởi tranh trở lại từ ngày 1/6. Vòng chung kết tổ chức từ 18 đến 27/6. Tiếp theo, giải hạng Nhì mở màn từ đầu tháng 7, nơi có rất nhiều cầu thủ U19 được các CLB đăng ký tham gia.
Ông Troussier hướng đến mục tiêu giúp U19 Việt Nam đoạt vé đến World Cup giống HLV Hoàng Anh Tuấn từng làm được
Chính vì vậy, kế hoạch tập trung U19 Việt Nam cũng bị thay đổi theo. Dự định ban đầu, cả đội hội quân sớm trong tháng 6. Nhưng, do tình hình các giải đấu bóng đá Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch, thầy trò HLV Philippe Troussier phải lùi lại vào tháng 8.
Việc thời gian chuẩn bị cho U19 Đông Nam Á khá ít, khi giải đấu này tổ chức ở Indonesia vào tháng 9. Đó cũng là thời điểm mà hạng Nhì vẫn chưa kết thúc. Từ đó, vị chiến lược gia người Pháp sẽ không đặt nặng thành tích tại giải khu vực này, để hướng tới mục tiêu chinh phục chiếc vé tham dự World Cup thêm một lần nữa.
Vừa qua, lãnh đạo VFF và HLV Troussier đã lên kế hoạch chi tiết cho việc chinh phục VCK U19 châu Á năm 2020 diễn ra tại Uzbekistan từ 14 đến 31/10. U19 Việt Nam hướng đến việc có mặt tại FIFA World Cup 2021 như U19 lứa Quang Hải, Trọng Đại, Đình Trọng, Đức Chinh… dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Anh Tuấn làm được vào năm 2017.
Video đang HOT
Để chuẩn bị cho mục tiêu đó, ở lượt đi vòng loại U19 quốc gia diễn ra cuối tháng 2, đầu tháng 3 vừa qua, “Phù thủy trắng” đã di chuyển đến nhiều nơi, dự khán các trận đấu. HLV Troussier đã kiểm tra, đánh giá những học trò cũ cũng như tìm kiếm thêm các gương mặt mới chất lượng, đủ khả năng để tuyển chọn, triệu tập lên U19 Việt Nam trong thời gian tới đây.
Bên cạnh những gương mặt như Mạnh Quỳnh, Quang Tú, Xuân Bình, Khắc Lương (SLNA), Tiến Sinh, Kim Nhật, Tuấn Tài (Viettel), Văn Chuẩn, Tiến Long (Hà Nội), Xuân Tạo (SHB Đà Nẵng), Văn Tùng (Thanh Hóa), Hoàng Phúc, Công Đến, Nguyên Hoàng (Phố Hiến)… HLV Troussier cũng đang rất quan tâm đến lứa cầu thủ khóa 4 học viện HAGL-JMG. Những cầu thủ đầy triển vọng có thể kể tới Thanh Khôi, Du Học, Nhĩ Khang, Vĩnh Nguyên, Quốc Việt…
U19 Việt Nam: Nỗi lo thế hệ cầu thủ sau lứa Quang Hải, Văn Hậu
Thi đấu thiếu thuyết phục ở hai giải đấu diễn ra kế tiếp nhau, thế hệ cầu thủ U19 hiện tại chưa tạo được dấu ấn đáng kể đối với người hâm mộ bóng đá trong nước, mà vấn đề có khi không nằm ở chất lượng nhà cầm quân.
Nếu nói rằng sự thiếu đường nét của đội U19 Việt Nam hiện tại xuất phát từ nguyên nhân là HLV, thì riêng thế hệ cầu thủ hiện nay đã trải qua đến hai đời HLV khác nhau, chỉ trong vòng ít tháng, mà đều là các HLV từng có thành tích.
Vài tháng trước, đội được dẫn dắt bởi HLV Hoàng Anh Tuấn, người từng đưa thế hệ U19 của Quang Hải, Đoàn Văn Hậu, Hà Đức Chinh, Huỳnh Tấn Sinh, Nguyễn Trọng Đại... vào VCK World Cup U20 năm 2017. Còn giờ, đội được huấn luyện bởi HLV Philippe Troussier, HLV trưởng của đội tuyển quốc gia Nhật Bản tại VCK World Cup năm 2002.
Thế nhưng, dưới thời cả hai HLV này, đội tuyển U18 Việt Nam cách nay vài tháng, hay đội tuyển U19 Việt Nam hiện tại vẫn nhạt nhoà.
Sau 2 giải liên tiếp, U19 Việt Nam vẫn nhạt nhoà (ảnh: Anh Hải)
Thành ra, có khi vấn đề chính của thế hệ cầu thủ hiện tại nằm ở chất lượng các gương mặt có trong đội hình U19 Việt Nam, chứ không phải hoàn toàn do sự yếu kém của HLV trưởng (chẳng ai dám bảo HLV Philippe Troussier là HLV kém cả).
Dĩ nhiên, khi một đội bóng thiếu khởi sắc, không thể loại trừ trách nhiệm của nhà cầm quân, nhưng nhà cầm quân dù có tài thánh đi chăng nữa, cũng không thể làm lột xác một đội bóng có vấn đề về chất lượng nhân sự: về kỹ thuật, về tư duy chiến thuật...
Khi U18 Việt Nam cách nay vài tháng thi đấu nhạt nhoà tại giải U18 Đông Nam Á, rồi bị loại ngay sau vòng bảng, HLV Hoàng Anh Tuấn là người đứng ra chịu trách nhiệm cho thất bại ở giải đấu ấy, rồi chủ động từ chức.
Nhưng ngay cả khi HLV Hoàng Anh Tuấn đã nghỉ rồi, đội vẫn còn nguyên những tồn tại hệt như cách nay vài tháng: các cầu thủ vẫn loay hoay khi có bóng, vụng về trong các pha xử lý, kể cả trong tấn công lẫn trong phòng ngự.
Các cầu thủ hiện tại không được đánh giá cao về chất lượng kỹ thuật (ảnh: Trọng Vũ)
Đấy là nhược điểm về mặt kỹ thuật, nhược điểm hầu như không liên quan đến HLV đang dẫn dắt lứa cầu thủ đấy, mà xuất phát từ nền tảng của từng cầu thủ, cũng như khâu đào tạo của họ từ khi họ còn nhỏ.
Đấy còn là nhược điểm về mặt tư duy, mà nhược điểm này cực kỳ khó sửa, đặc biệt là ở độ tuổi 18-19, nên không thể đổ hết lỗi cho các HLV đang dẫn dắt họ ở các đội U18 hoặc U19 được.
Vẫn biết thế hệ cầu thủ hiện tại không sở hữu những "quái kiệt" dạng Nguyễn Quang Hải, Trần Đình Trọng hay Đoàn Văn Hậu, khi các cầu thủ nêu trên ở vào độ tuổi tương tự.
Tuy nhiên, U18 và giờ là U19 Việt Nam đá liên tiếp hai giải mà vẫn nhạt nhoà, nhạt nhoà ngay cả khi đối diện với các đội cực yếu tầm Mông Cổ và Guam thì có lẽ phải báo động về chất lượng nguồn cầu thủ kế cận cho lứa Quang Hải, Đình Trọng, báo động về nguồn cầu thủ dự SEA Games sau đây 2 năm.
Các cầu thủ trẻ vẫn còn có thể tiến bộ, tương lai vẫn còn ở phía trước họ. Nhưng trước tiên, họ phải nhìn ra điểm yếu của chính mình, rồi tự sửa các điểm yếu đi đã. Hai giải liên tiếp chưa tạo được dấu ấn rồi đấy!
Theo Kim Điền (Dantri)
Kiatisak: Không vượt nổi ĐT Việt Nam, Thái Lan đừng mơ dự World Cup Cựu danh thủ, HLV Kiatisak cho rằng, nếu muốn chơi World Cup, ĐT Thái Lan không những phải lấy lại vị thế ở khu vực mà còn phải là một đội bóng mạnh ở sân chơi châu lục. Nhiều năm trước, bóng đá Thái Lan là đội bóng số một ở Đông Nam Á. Dưới triều đại của HLV Kiatisak, ĐT Thái Lan...