Vì một thế giới ít phát thải carbon
Hội nghị thượng đỉnh về khí đốt và năng lượng quốc tế lần thứ 23 đã diễn ra tại Paris, Pháp vào ngày 21/11.
Khí thải bay lên từ nhà máy nhiệt điện Badarpur ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội nghị quy tụ hàng chục tập đoàn, công ty, tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường năng lượng như Total, Cheniere, EDF, Edison, EON, ENEL, Engie, Gas Natural Fenosa, Gazprom, General Electric, IFPEN, Qatar Petroleum, Sonatrach, Sonelgaz, Statoil, Tellurian Inc, Diễn đàn Các nước xuất khẩu khí đốt, Cơ quan Năng lượng quốc tế…
Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo ngành trao đổi quan điểm về cách thức và phương tiện để giải quyết một loạt các vấn đề liên quan đến khí đốt và năng lượng, như phát triển thị trường, khung pháp lý, thách thức môi trường, tác động yếu tố ngoại sinh… Mục tiêu nhằm thực hiện các chính sách năng lượng bền vững và định hướng trung hòa nhu cầu khí đốt tự nhiên trong một thế giới ngày càng hạn chế năng lượng phát thải carbon.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp khí đốt đã chứng kiến bước thay đổi đáng kể với sự xuất hiện của các nguồn cung cấp mới, như khí đá phiến từ Mỹ, sự cạnh tranh khốc liệt của than trong ngành điện, giá dầu và khí đốt giảm. Tại Liên minh châu Âu (EU), hầu hết các kịch bản đều cho thấy khí tự nhiên sẽ đóng vai trò lớn hơn trong quá trình chuyển đổi năng lượng của công nghiệp sản xuất so với các nhiên liệu hóa thạch khác. Theo các chuyên gia, khí đốt thường được cho là sạch nhất trong nhiên liệu hóa thạch, do thải ra CO2 ít hơn 40% so với than. EU muốn tỷ lệ khí đốt tự nhiên trong tiêu thụ năng lượng của EU vẫn ở mức 20% vào năm 2030 và sẽ giảm xuống còn 7-9% vào năm 2050.
Mới đây, Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) công bố sẽ ngừng tài trợ cho hầu hết các dự án liên quan đến nhiên liệu hóa thạch vào cuối năm 2021. Quyết định này là một phần của định hướng chung về chính sách của EIB đối với môi trường, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch đắc cử Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, biến Green Deal thành nhãn hiệu sản xuất đặc trưng của châu Âu. Bà Ursula von der Leyen mong muốn châu Âu trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Ủy ban châu Âu mới nhấn mạnh tham vọng biến bảo vệ môi trường thành một “mệnh lệnh kinh tế lâu dài”.
Video đang HOT
Dừng tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch – bao gồm cả khí đốt – thể hiện sự ủng hộ của EIB với các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Đây là chiến lược mới của EIB nhằm tới một kế hoạch lớn: đến năm 2025, một nửa số tiền đầu tư sẽ liên quan đến môi trường. Dự kiến trong thập niên tới, EIB sẽ chi không dưới 1 tỷ euro (1,11 tỷ USD) cho các hành động vì khí hậu và phát triển bền vững.
Các tổ chức phi chính phủ, vốn thường xuyên phản đối tốc độ chậm chạp của các cuộc thảo luận tại châu Âu về chủ đề nhiên liệu hóa thạch, đã hoan nghênh thông báo của EIB. Oxfam France cho đây là một “bước ngoặt lịch sử”, “Mạng lưới hành động khí hậu” bày tỏ hy vọng về “hiệu ứng domino”, còn “Những người bạn của Trái Đất” chào đón “một chiến thắng”. Tuy nhiên, các tổ chức cũng lo ngại về số lượng lớn các dự án nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ được tài trợ trong 2 năm tới.
Theo các nhà phân tích, thông báo của EIB có một điểm trừ nhỏ. Lượng khí phát thải carbon tối đa hiện tại của các dự án do EIB tài trợ được đặt ở mức 550 gram CO/kWh. Mức tối đa này, trong chính sách mới, được giảm đáng kể, xuống còn 250 gram. Như vậy, các nhà máy gây ô nhiễm nhất sẽ tự động bị loại trừ. Tuy nhiên, các nhà máy điện chạy bằng khí đốt và than hiện đại có khả năng giảm phát thải carbon xuống dưới ngưỡng này, do được trang bị hệ thống lưu giữ khí thải CO. Điều này có nghĩa là việc tài trợ cho các dự án liên quan đến nhiên liệu hóa thạch có thể không dừng lại hoàn toàn vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, chính sách mới của EIB vẫn là một bước tiến lớn đối với lục địa châu Âu, đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng thực sự.
Trong vài năm trở lại đây, ý tưởng “điện khí hóa là điều cần thiết cho một hành tinh trung hòa carbon” đã được ủng hộ mạnh mẽ trong ngành năng lượng châu Âu. Các chuyên gia khẳng định rằng điện là năng lượng của tương lai: được sản xuất bằng năng lượng tái tạo mà không phát ra khí thải nhà kính, hiệu quả hơn nhiên liệu hóa thạch và mang lại lợi nhuận kinh tế. Tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang đặt ra một yêu cầu thay đổi sâu sắc trong việc sử dụng năng lượng, nhằm giảm lượng khí thải nhà kính và đạt được mục tiêu trung hòa carbon. Sự thay đổi này dựa trên hai yếu tố: giảm tiêu thụ năng lượng và khử cacbon cho năng lượng tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu thứ hai, điện chính là “đồng minh” tốt nhất của các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.
Từ quan điểm kinh tế và môi trường, điện khí hóa có nhiều lợi ích nổi bật. Ngoài bảo vệ môi trường do được sản xuất bằng các nguồn tái tạo, điện còn có ưu điểm đặc biệt vì công nghệ điện hiệu quả gấp 3 đến 5 lần so với công nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Lấy ví dụ xe điện: hệ số hiệu suất năng lượng lên đến 80-90%, nghĩa là 80-90% lượng điện tiêu thụ thực sự có tác dụng đẩy xe, trong khi tỷ lệ này chỉ đạt 20-25% cho các phương tiện chạy động cơ nhiệt. Bơm nhiệt là một ví dụ khác: hệ số hiệu suất của chúng là 300%, nghĩa là chúng phục hồi năng lượng gấp 3 lần so với mức tiêu thụ. Một lò sưởi dầu có hệ số dưới 100%.
Tuy nhiên, sưởi ấm bằng điện sẽ hiệu quả hơn nếu tòa nhà được cách nhiệt đúng cách. Đó là lý do tại sao hiệu quả năng lượng phải đi đôi với điện khí hóa hệ thống sưởi. Một “điểm cộng” khác là điện có thể được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, như công nghiệp, sưởi ấm và điều hòa không khí, giao thông, chiếu sáng… Điện cũng được dùng trong sản xuất hydro “xanh”, nhiên liệu tương lai cho ngành vận tải, công nghiệp nặng và có thể là hàng không.
Tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang buộc các nước EU đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Giới chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng tốc sản xuất năng lượng ít phát thải carbon và nâng cao hiệu quả năng lượng của các phương tiện giao thông, nhà ở và ngành công nghiệp. Chính vì vậy, điện carbon thấp là một giải pháp bắt buộc.
Theo Linh Hương (PV TTXVN tại Pháp)
Ukraine tuyên bố bất ngờ về điều kiện vận chuyển khí đốt từ Nga
Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Bảo vệ Môi trường Ukraine Oleksiy Orzhel cho rằng đề xuất của Công ty Gazprom của Nga về việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine từ tháng 1/2020 là không thể chấp nhận được.
Ảnh minh họa.
Theo tờ UNIAN, trong một phát biểu, Bộ trưởng Ukraine lý giải rằng đề xuất chính thức của Gazprom về việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine từ tháng 1/2020 không tính đến các phán quyết trọng tài quốc tế.
Bên cạnh đó, công ty của Nga cũng đề xuất ký thỏa thuận sử dụng hệ thống truyền khí của Ukraine trong chỉ 1 năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Bảo vệ Môi trường Ukraine Oleksiy Orzhel vẫn cho biết ông hy vọng có thể đối thoại mang tính xây dựng với phía Nga.
Bộ trưởng Ukraine cũng hy vọng 2 bên sẽ có thể đạt được một thỏa thuận về việc vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Ukraine từ năm tới.
Trước đó, Công ty Naftogaz của Ukraine vào ngày 18/11 đã nhận được đề nghị chính thức từ Công ty Gazprom của Nga về gia hạn hợp đồng vận chuyển khí hiện có từ tháng 1/2020 trong thời gian một năm.
Truyền thông Ukraine cho biết, phía Gazprom cho rằng các điều kiện bắt buộc để gia hạn hợp đồng hiện tại hoặc ký kết hợp đồng mới là cả 2 bên từ bỏ tất cả các khiếu nại lẫn nhau qua các cơ chế trọng tài quốc tế và chấm dứt tất cả các thủ tục pháp lý liên quan.
Ngoài ra, Gazprom đề nghị Ủy ban chống độc quyền của Ukraine (AMCU) thu hồi quyết định phạt tiền đối với Gazprom vì cáo buộc "vi phạm cạnh tranh kinh tế"...
Hợp đồng 10 năm về việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine hiện có sẽ hết hạn vào cuối năm 2019.
Vòng đàm phán khí đốt 3 bên Nga-Ukraine-EU vừa qua đã diễn ra tại Brussels, Bỉ nhưng chưa đạt tiến triển cụ thể.
Các nguồn tin cho biết, tại cuộc đàm phán này, ngoài vấn đề trung chuyển khí đốt, các bên còn đề cập đến vấn đề cung cấp khí đốt Nga trực tiếp cho Ukraine nhưng đã không có thỏa thuận nào được đưa ra.
Hà Dung
Theo baophapluat.vn
Infographic: Mitsubishi F-2, phiên bản mạnh nhất từ F-16 khiến Trung Quốc sợ hãi Chiến đấu cơ Mitsubishi F-2 của Nhật Bản được coi là phiên bản mạnh nhất phát triển cơ sở máy bay F-16 của Mỹ. Khả năng cơ động cao, hệ thống điện tử chính xác, kho vũ khí hiện đại khiến tính năng chiến đấu của F-2 mạnh hơn cả J-10 Trung Quốc. F-2 là máy bay tiêm kích do Nhật Bản và...