Vì một người ra đi
– Nhưng cay đắng lắm thay, đàn bà ly hôn tự rơi vào cái bẫy cô độc của chính mình, dối lòng, vội vã tìm kiếm một gã đàn ông thay thế.
“Thư gửi người yêu cũ” nghe tựa hấp dẫn, em bỗng dưng nhớ tới người xưa, nhớ tới anh…
Sau chia tay anh, phải mất vài tháng em mới lấy lại tinh thần, kìm hãm những chuỗi ngày đau khổ bằng việc online viết blog, đăng nhập forum và tán gẫu. Đã là đàn bà thì cuộc chia tay nào cũng buồn, cũng khóc, nhất là vì yêu thì lại càng đau khổ… như em sinh ra vốn đa cảm, lại yếu đuối, dễ mềm lòng… nên quãng thời gian sau đó là cả một quá trình thử thách.
Vượt qua nỗi đau và dũng cảm bước tiếp khi không còn chồng hay có đàn ông bên cạnh đã là quá thành công, bỏ qua được chữ bất hạnh. Chăm sóc bản thân để lâu lâu thiên hạ khen: “Hôm nay trông hay thế”… cũng là vui, cũng thấy yêu hơn cái khuôn mặt, cái chân, cái tay… và cả cái dáng cao gầy khẳng khiu của mình nữa. Mặc dù mong manh, mặc dù yếu ớt, nhưng em tự tin, tiếp nhận để xoa dịu, chấp nhận để vượt qua, hình như sinh ra số phận đã an bài cho em thật cay đắng.
Ai bảo đàn bà cứ ly hôn là không thể ngẩng đầu kiêu hãnh bước đi? Ai bảo cứ chia tay nhau là thất bại? Đôi khi hạnh phúc có được từ việc quyết định chia tay. An ủi chính mình không phải ai cũng biết cách tự thưởng..
Đàn ông hỏi em:
- Em còn yêu không?
- Còn… nhưng là trước đây..
- Vẫn hận người ta à?
- …giờ thì không..
- Vậy tha thứ được rồi?
- Tha thứ ? Không, không làm được…
- …Không tha thứ… làm sao yêu, làm sao mở rộng lòng đón nhận tình cảm của người khác?
- Chẳng sao cả… muốn yêu mình à?
Em là vậy, luôn dặn lòng bình thản, không bon chen, không lưu tâm, song vẫn là tính, là tật là cái phong cách cố tỏ vẻ bất cần, cứ tô vẽ cái bản ngã để rồi xa lánh tất cả, ngang bướng và mạnh mẽ, không mang về sự hoàn thiện hơn trong cuộc sống, càng cố gắng thể hiện để chứng minh, càng xuất hiện cân bằng thì càng phải chống đỡ, càng phải tự vệ….
Video đang HOT
Em có lẽ đã thất bại… một sự thất bại không hoàn toàn bởi em đã không còn anh, không còn chồng, mất đi một người đàn ông, một chỗ dựa… người phụ nữ phải thật cố gắng, không dễ đầu hàng số phận… nhưng dễ mềm lòng, dễ tổn thương hơn bởi sự cân bằng, bởi càng kiêu hãnh càng dễ vỡ…
Sự ra đi của đàn ông để lại cho đàn bà tất cả những hệ lụy… (Ảnh minh họa)
Sau quãng thời gian im lặng, dối lòng và ngụy tạo tâm trạng, ôm giữ lấy cái tôi khiến em rơi nhanh vào trạng thái cô độc, bi quan hơn, khi không còn cái bóng cao lớn hơn em trong nhà, không còn người che chắn và bảo vệ, em suy sụp, bởi xa một người đàn ông, hình như giá trị của người phụ nữ cũng dần mất…
Em buồn, nỗi cô đơn ẩn giấu sau ánh mắt, khuôn mặt… cái thần sắc yếu ớt, lo lắng và cả sợ hãi… như vô tình, vẻ mặt xanh xao, đôi vai gầy run thêm vào mỗi tối, khi tủi thân, khi ai đó làm em đau hơn, tổn thương hơn bởi sự thua kém thể hiện là em đã để một người đàn ông ra đi…
Người ta vẫn nói đàn bà suy sụp bởi đàn ông không đau lâu bằng những người phụ nữ tự làm tổn thương nhau. Một người vợ hãnh diện về chồng, một cô gái tự hào khi được yêu, họ có thể cảm thông, chia sẻ… nhưng cũng có thể buông lời chua xót đầy ác ý… khiến em đa đoan hơn. Vẻ đẹp của đàn bà đơn thân không còn thể hiện ở làn da, mái tóc, mà ở cách cô ta cư xử, đối đãi với cuộc đời, với chính mình, như cô đã tha thứ được cho anh, để anh ra đi… cũng là cho mình thêm thời gian bù đắp. Gái một con, độc lập… không ít người ngầm ghen tị..
Cuộc sống không phải quá hy sinh, không phải cần cho đi để nhận lại từ ai đó, bao dung, cao thượng hơn không phải chỉ dành cho người ngoài cuộc mà còn giữ cho mình, vuốt ve cái tôi để không buông thả…
Nhưng cay đắng lắm thay, đàn bà ly hôn tự rơi vào cái bẫy cô độc của chính mình, dối lòng, vội vã tìm kiếm một gã đàn ông thay thế. Nhưng càng bước tiếp càng sai, càng đi càng mất mát, cay đắng hơn, hụt hẫng hơn khi nhận sự phủ đầu, sự quy chụp và khước từ của một ai đó
Đàn ông dặn:
- Chỉ gọi khi cần, khi cấp bách..
- Ừ, sẽ không gọi nữa
- Vì chỉ có một số để làm ăn
- Khi online thì nói chuyện, anh chủ động..
- Vâng, sẽ không online với anh nữa..
Không để đàn ông nói tiếp, em xót xa: “Anh à, dù sao, em vẫn rất khái tính”.
Đúng rồi, chỉ online thôi cũng vẫn là phẩm giá của người đàn bà, như sự đa tình của anh, như cái buông lơi của em, vẫn là một cách thể hiện, một phản xạ giao tiếp như được yêu, như tìm cho mình một chỗ dựa, nghĩ rằng sẽ yên tâm hơn.không ngờ … “Anh à, đã bao giờ anh nói thích em chưa ? Em không quyến rũ ư?”
Nước mắt ở đâu mà giàn giụa chảy, nhạt nhòa những câu chữ nhảy theo từng tiếng nấc nghẹn ngào. Nước mắt ở đâu mà cứ lăn dài dọc những dấu chân đi, vệt thời gian, sự cô đơn còn chìm sâu vào những tủi hờn, trống trải và lạnh giá ở trong tim… Một gã trai thường tình luôn đánh giá những người như em là phóng túng, dễ trao đổi, dễ cho, dễ nhận… Đàn bà như em ôm giữ cái tôi, níu kéo gã trai để được thêm cảm giác về giá trị của mình. Bởi đánh giá một người phụ nữ đơn thuần đôi khi chỉ vì một suy nghĩ nông cạn hay một suy đoán không công bằng, một sự quy chụp… vô hình chung, em đón nhận cái đa đoan đâu phải cần bắt đầu từ nhan sắc, từ sự lẳng lơ, từ sự chủ động..
Đàn bà độc thân, yên lặng chỉ để nghe tiếng vỡ ở trong lòng, sự ra đi của một người đàn ông dù lý do không bởi họ vẫn gây cho đàn bà một nỗi đớn đau, sự tổn thương… dấu vết không dễ xóa… Sự ra đi của đàn ông để lại cho đàn bà tất cả những hệ lụy… Sự tự thương làm nước mắt luôn trực chảy..
“Mà trời ạ gió thêm làm chi nữa
Chiều không anh cũng đủ lạnh lắm rồi”
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những đứa trẻ ở xã "cơm đen"
Những đứa trẻ trong sáng, vô tư, hồn nhiên lẽ ra phải được ôm ấp yêu thương nay phải chịu cảnh "mồ côi", những cụ già ở cái tuổi gần đất xa trời lẽ ra phải được chăm sóc, phụng dưỡng nay lại thẫn thờ ôm cháu...
Đó là hệ lụy, kết cục buồn của những mảnh đời chỉ vì hám tiền, dấn thân vào vòng xoáy tội lỗi để rồi phải trả giá nơi trại giam để lại nỗi đau cho người thân.
Ma tuý và nỗi đau để lại
Xã Hưng Long, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An hay còn gọi là xã "cơm đen" nằm lọt thỏm dưới con đê 42 sừng sững. Phía trước là dòng sông Lam xanh biếc hiền hòa bao đời nay đã nuôi sống người dân nơi đây. Nhưng oái ăm, mảnh đất này cũng được xem là "địa lợi" cho ma túy từ các vùng rẻo cao được các lái bè tập kết hoặc xé lẻ để đưa xuống TP Vinh, tỉnh Nghệ An tiêu thụ.
Biết chúng tôi là nhà báo, anh Trương Đình Thành - Trưởng CA xã Hưng Long tình nguyện dẫn đường cho chúng tôi. Vừa bước chân vào ngôi làng đầu tiên, chúng tôi đã bắt gặp những ánh mắt tò mò, dò xét của hết thảy mọi người. Anh Thành cho biết: "Cứ thấy người lạ về là người ta lại lo lắng, sợ hãi. Ma túy nơi đây như một cơn lốc xoáy khủng khiếp càn quét nhiều năm trời khiến xóm làng xác xơ tiêu điều. Hàng trăm đàn ông, đàn bà ở Hưng Long đã sa vòng lao lý vì ma túy, nhiều người trong số đó đã chết, số còn lại cũng đang ở trong bốn bức tường nhà tù. Cái họ để lại sau lưng là những cảnh đời "mồ côi" của con trẻ, những mẹ già thẫn thờ ngồi ôm cháu với sự cô đơn, đau khổ tột cùng.
Nằm lẩn khuất trong lối nhỏ của xóm 7 là ngôi nhà của cụ Phạm Thị Biên. Ở tuổi 87, lẽ ra cụ phải được hưởng sự chăm sóc, phụng dưỡng từ con cháu. Thế nhưng, cuộc đời lại không cho cụ sự may mắn và hạnh phúc đó. Kể từ ngày con trai và con dâu vào tù vì tội buôn bán ma tuý, cụ đâm ra lẩn thẩn. Rơm rớm nước mắt, cụ Biên kể: Con trai đầu của cụ tên là Trường, bị một số kẻ lợi dụng, rủ rê lôi kéo vào con đường cờ bạc rồi nghiện ma túy. "Nó đã làm cho mọi thứ đảo lộn cả lên, bi kịch gia đình cũng xảy ra từ đó", cụ Biên than thở. Khi phận người như bánh xe tuột dốc, không có cơ may cứu vãn, Trường phải chuyển sang làm nghề xách thuê từng tép Hêrôin và bị CA bắt quả tang. Năm 1999, TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Trường 16 năm tù giam.
Từ ngày Trường bị bắt, kinh tế gia đình trở nên túng thiếu, nhiều bữa không có cơm ăn. Thương con, chị Phạm Thị Mỹ (vợ anh Trường) đành làm liều. Trên đường đi thăm chồng ở trại tạm giam, chị đã nhận xách thuê ma tuý và bị bắt, rồi bị tuyên án 17 năm tù. Anh Trường, chị Mỹ vào tù bỏ lại bà mẹ già đau yếu cùng hai đứa con thơ đang tuổi chập chững. Hiện 2 cháu là Lê Văn Nhật và Lê Văn Bảo đều đã nghỉ học. Hàng ngày, Nhật thường theo người trong làng đi quét sơn để kiếm tiền đỡ đần bà. Năm nay, Nhật mới bước sang tuổi 13, nhưng sự thiếu vắng thường xuyên của cha mẹ khiến cậu bé già đi trước tuổi. Sự học dang dở vì phải đi kiếm tiền nuôi bà, nuôi em khiến cho tính khí của cậu bé trở nên cộc lốc, ngang tàng...
Những đứa trẻ sống thiếu cha mẹ
Hoàn cảnh của bà Hoàng Thị Liên, 80 tuổi ở xóm 9A, cũng không kém phần bi đát. Anh Loan con trai bà sau khi đi bộ đội về cũng nuôi giấc mộng làm giàu. Ban đầu vay ngân hàng 7 triệu đồng làm vốn theo bạn đi bè ngược dòng lên Con Cuông, Tương Dương vào tận các bản làng heo hút để mua gỗ giá rẻ về Vinh bán. Bản làng xa tít lại lắm thuốc phiện, chuyến đi đầu tiên, anh hút thử một điếu. "Chỉ một điếu thôi mần răng say được....", anh Loan tự bảo thế. Sau bữa đó, ai ngờ nhớ mãi. Từ điếu thuốc thứ 2 nơi rừng sâu, Loan trở thành kẻ khác, Loan nghiện nhanh, nghiện nặng. Những chuyến đi buôn bán lâm sản ngày càng thua lỗ, nợ ngân hàng không trả được đồng nào, đành làm liều chuyển sang nghề xách ma tuý. Sau 2 lần đầu khá thành công và trả được một số nợ nần, đến chuyến thứ 3 anh bị bắt và phải ngồi tù. Ngày nghe tin con bị bắt vì ma túy, bà Liên vốn bị bệnh tim đã bị ngất ngã gãy chân, nay đành chịu cảnh què, đi lại chống gậy khó khăn.
Cách đó không xa là nhà cụ Nguyễn Thị Tỉu ở xóm 9B. Năm nay cụ Tỉu đã bước sang tuổi 88 nhưng vẫn phải cưu mang 2 cháu là Nguyễn Sỹ Lâm và Nguyễn Sỹ Hải đang chịu cảnh "mồ côi", bởi bố chúng đang thụ án 16 năm trong trại giam vì tội vận chuyển ma tuý trái phép, còn mẹ các cháu thì bỏ đi biệt xứ từ ngày chồng vào tù. Nỗi đau khi con trai vào tù, con dâu bỏ đi khiến bà Tỉu đổ gục. Mấy tháng trời nhờ vào tình thương của làng xóm, bà Tỉu lại phải gượng dậy gồng mình vượt qua đau đớn, bệnh tật để nuôi những đứa cháu côi cút.
Bà Tỉu với nỗi đau con trai vào tù, con dâu bỏ đi
"Tết này, bố có về không bà"?
Bà Tỉu đã nghe câu này không biết bao nhiều lần. Nghĩ về nỗi đau của gia đình, thương đứa cháu thơ ngây, tội nghiệp, lòng bà Tỉu như dao cắt. Ngày trước, Tết đến mấy đứa trẻ được bố mẹ đưa đi chợ Tết, sắm sanh, mua quần áo mới, chúng vui thích lắm. Hiểu tâm lý đó, bà Tỉu dành dụm mua đồ chơi cho cháu nhân dịp Tết, nhưng khuôn mặt Lâm, Hải vẫn đượm buồn, bà Tỉu mới hiểu, cái cần của các cháu không phải là những bộ quần áo, những món đồ chơi mà là sự có mặt, tình yêu thương của bố mẹ.
Ở chốn lao tù, những con người tội lỗi cũng đã khóc, bởi họ đã nhận ra lỗi lầm của mình. Đọc những dòng chữ sau đây, chúng tôi cũng không khỏi động lòng: ".... Đêm mồng 3 tết, mẹ thức suốt đêm để nhìn về hướng mà các con đang ở, nước mắt đầm đìa. Mẹ đau lòng xót ruột khi nghĩ về 2 con thơ dại. Mẹ ở trong cảnh tù tội khổ lắm, nhớ nhà, thương bà và các con không chịu nổi. Vì đồng tiền mẹ sa vào tội lỗi, làm khổ các con, khổ bà..." (Viết từ trại cải tạo Đồng Sơn- Đồng Hới- Quảng Bình).
"... Hôm nay là ngày đầu năm mới, quanh bố là 4 bức tường, bố không buồn vì đó là cái giá bố phả trả cho những lỗi lầm của mình. Bố chỉ thương 2 con, bởi nếu bố ở nhà các con đã có thể có được một cái Tết ấm áp hơn. Bố sẽ cố gắng cải tạo thật tốt để nhà nước giảm án, sớm trở về với 2 con..." (Viết từ trại cải tạo Bình Điền I - Thừa Thiên Huế).
Dòng chữ trên những trang thư đã nhòe đi vì nước mắt. Dễ hiểu thôi, thay vì những món quà mừng tuổi cho con, ngày đầu năm mới, chị Nguyễn Thị Châu và chồng là Nguyễn Thái Hòa chỉ có thể gửi tới 2 đứa con Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Thị Hảo ở xóm 8 xã Hưng Long (Hưng Nguyên), hiện đang ở với bà nội là Nguyễn Thị Du 84 tuổi những lời "tạ tội".
Anh Trương Đình Thành, Trưởng CA xã Hưng Long cho biết thêm: Có nhiều gia đình cả vợ lẫn chồng đều phải "ăn cơm tù" vì dính đến ma túy. Lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán "cái chết trắng" đã lôi kéo nhiều người vào "giấc mộng đổi đời" và kết quả cho sự làm giàu phi pháp ấy là những án tử hình, chung thân. Chồng vợ đôi ngả, mẹ già đớn đau, con trẻ mồ côi. Có nhiều gia cảnh thật đáng thương... Được biết, thời kỳ cao điểm, xã Hưng Long có tới 103 người liên quan đến ma túy. Đến nay vẫn còn 43 người đang phải chịu các mức án khác nhau, 8 đối tượng hiện đang có lệnh bị truy nã, một số thì đã chết do HIV và những thứ bệnh khác.
Ông Hoàng Nghĩa Nhân - Phó chủ tịch UBND xã Hưng Long cho biết: Ma túy nay không còn "hoành hành" ở Hưng Long như trước nữa, và tất nhiên nỗi đau cũng dần dần được với đi, khi mỗi năm có không ít người được trở lại với cộng đồng. Năm 2010, xã có 13 người trở về từ các trại giam, và lao động sản xuất tốt. Như để chứng minh cho điều mình nói, trước khi chúng tôi có ý định rời xã Hưng Long, anh Nhân đã gợi ý để chúng tôi qua nhà chị Nguyễn Thị Liễu, người trở về từ nhà tù vì ma túy, nhưng đã tu chí làm ăn, xây được nhà cửa, chăn nuôi tốt và con cái học hành chu đáo. Trong ngôi nhà khang trang vừa mới được xây xong, chị Liễu kể: "Vì ma túy, cả hai vợ chồng đều phải vào tù. Thương hai đứa con phải bơ vơ vì lỗi lầm của bố mẹ, trở về sau 5 năm bên bốn bức tường, tôi quyết tâm bù đắp cho con cái. Tôi vay vốn làm ăn, và rất may được chính quyền hậu thuẫn, nên mới có cơ nghiệp như ngày hôm nay".
Đứa con lớn của chị Liễu chuẩn bị đi xuất khẩu lao động, còn đứa nhỏ thì đang học cấp 2. Chị Liễu đang chờ ngày anh Loan, chồng chị ra tù để gia đình được đoàn tụ. Ít ra, nhìn vào gia đình chị Liễu, chúng tôi cũng thấy sáng lên một niềm tin nào đó, rằng 1 năm, 2 năm hay lâu hơn chút nữa, sẽ không có đứa trẻ nào ở Hưng Long phải đón Tết trong sự cô đơn, trơ trọi.
Buôn bán ma túy hoạt động mạnh ở xã Hưng Long trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2002. Thời kỳ cao điểm, xã có 103 người bị bắt vì liên quan đến ma túy, trong số này đa phần là các trụ cột trong gia đình. Theo lý giải của lãnh đạo địa phương thì nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này là vị trí địa lý của xã Hưng Long thuận lợi, nằm bên dòng sông Lam, nơi các thuyền bè từ miền ngược qua lại, giấu ma túy từ các huyện giáp biên đưa xuống TP Vinh tiêu thụ.
Theo Pháp luật & Xã hội
Giới trẻ trả giá khi yêu "thoáng" Tình dục là một phần không thể thiếu của tình yêu... (Ảnh minh họa) "Đã yêu nhau trước sau gì chẳng có "chuyện ấy", nếu không thì chỉ có vấn đề" - một bạn nữ 19 tuổi đã mạnh dạn tuyên bố như thế trong lúc "tám" với nhóm bạn đồng lứa. Đây không chỉ là phát ngôn gây sốc, mà nó thể...