Vì một miếng đất nho nhỏ mà vợ tôi trở mặt với cả nhà chồng
Tôi chỉ mong vợ bao dung hơn nhưng cô ấy không phải kiểu người đó.
Tôi chào chị Hướng Dương,
Là đàn ông, tôi còn là trưởng tôn của dòng họ và trụ cột chính trong gia đình. Bố tôi mất sớm nên tôi ở với mẹ. Dưới tôi còn có một cô em gái đã có chồng.
Tuy nhiên năm ngoái, vợ chồng em gái tôi xung đột không giải quyết được và ra tòa ly hôn. Sau đó, em về, ngỏ lời xin vợ chồng tôi một phần đất đủ cất nhà để sinh sống cùng con trai. Thương em, tôi đồng ý ngay.
Thế nhưng vợ tôi lại không chịu. Cô ấy nói em gái tôi là phận gái, không có đất thì ở thuê rồi đi làm kiếm tiền mua. Còn vợ chồng tôi nhận đất cùng với tất cả các đám giỗ lớn nhỏ. Một năm có 8 cái giỗ, tiền đó ai chi. Thời gian đó, em tôi ở trọ, tôi vừa xót em vừa giận vợ nên chiến tranh lạnh cả mấy tháng.
Ảnh minh họa.
Cuối cùng chịu không được, vợ tôi đồng ý cho đất với diện tích khá nhỏ hẹp, chỉ đủ cất cái nhà cấp 4 nhỏ. Khi nhân viên địa chính lên đo, tôi cố tình cắt thêm một phần nữa để em gái có thêm đất làm mảnh vườn trồng rau trồng cây.
Vợ tôi đi làm về biết được. Vợ chì chiết tôi hàng ngày. Lúc nào cô ấy cũng bảo tôi có đau bệnh thì bảo em gái lo. Rồi giỗ chạp bảo em gái sang nấu cúng, cô ấy không lo nữa. Cứ thế vợ chồng tôi xung đột, mâu thuẫn càng lúc càng nhiều.
Video đang HOT
Mới đây vợ tôi còn to gan mắng cả mẹ tôi khiến tôi tức điên người. Mẹ tôi bệnh, nhờ cô ấy đi mua cho hộp thuốc. Không những không đi, vợ tôi còn điêu ngoa: “Bà qua nhà nhờ con gái bà”. Tôi tức quá giơ tay định tát vợ thì cô ấy tru tréo lên là tôi vũ phu này nọ. Tôi chán nản, bế tắc. Tôi muốn ly hôn nhưng thương con nhỏ. Vả lại em gái cũng không cho tôi ly hôn vì quá hiểu cảnh con xa cha xa mẹ. Tôi phải làm gì để vợ rộng lòng hơn với nhà chồng đây?
Hướng Dương tư vấn
Chào anh,
Việc đất đai là chuyện tế nhị. Đã có quá nhiều cảnh anh em đấu đá, nồi da xáo thịt chỉ vì tranh giành đất cát ông bà để lại. Nhưng Hướng Dương thấy anh là một người anh trai tốt, sẵn sàng cho đất em gái để em ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, cách làm của anh lại sai ngay từ đầu.
Vì sao ư? Lẽ ra khi vợ chồng anh mâu thuẫn vì chuyện này, anh nên phân tích, nhẹ nhàng, mềm mỏng để vợ hiểu được rằng nhà anh chỉ có hai anh em, chuyện anh chia đất cho em là bình thường và tình nghĩa. Đằng này, anh lại sử dụng chiến tranh lạnh như một vũ khí để bức ép vợ phải đồng ý trong miễn cưỡng.
Thứ hai, anh phải thống nhất với vợ về diện tích đất sẽ cho chứ không thể qua mặt vợ như thế. Điều đó đồng nghĩa với việc anh không tôn trọng vợ.
Nhưng vợ anh cũng sai. Cô ấy quá nặng nề chuyện cúng giỗ nên thành ra nhỏ nhen, ích kỉ với chính em gái chồng. Vì ấm ức chuyện đất đai mà nhiếc mắng chồng lẫn mẹ chồng là điều không hay, không nên có ở một nàng dâu.
Anh nên trao đổi vấn đề với vợ một cách thẳng thắn. Phân tích ai đúng ai sai và tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh em, tình nghĩa mẹ con để vợ anh hiểu thêm. Nếu vợ anh vẫn cố chấp, anh có thể nhờ người thân trong gia đình vợ tác động. Đừng để chuyện nhỏ tích tụ thành mâu thuẫn lớn lại khó cứu vãn. Gia đình đi vào ngõ cụt, người đau khổ nhất vẫn là các con anh thôi.
Thân gửi anh. Hướng Dương.
Theo afamily.vn
Cầm duyên
Chồng em mất đã hai năm vì tai nạn giao thông, khi con mới sinh được mấy tháng. Tới nay, em vẫn ở với gia đình chồng. Em thấy cuộc sống rất ngột ngạt, muốn thoát ra nhưng không biết làm cách nào?
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em 29 tuổi. Chồng em mất đã hai năm vì tai nạn giao thông, khi con em mới sinh được mấy tháng. Tới nay, em vẫn ở với gia đình chồng. Cha mẹ ruột của em cũng nghèo, lại ở quê xa, không có điều kiện cưu mang mẹ con em, trong khi nhà chồng em chỉ có một con trai, nên việc làm dâu đã được xác định từ khi chưa cưới. Nay con trai em đã hơn hai tuổi, em tính đường cho con đi học để em đi học nghề, xin đi làm, chứ đâu thể ở nhà nội trợ hoài được.
Em có dò hỏi ý má chồng, chị chồng, thì thấy không ai muốn giúp em cả. Má chồng nói cháu đã mồ côi cha, không chừng mai mốt thằng bé còn mất cả mẹ. Chị chồng thì nặng lời hơn, kể là đi coi bói bà thầy nói tuổi em với chồng không hạp, nên cưới nhau thì rước tai họa, đã nói mà chồng em không nghe. Chị ấy nói cứ như em là thủ phạm giết người vậy đó. Em khóc hoài chị ơi...
Giờ em không biết phải làm sao, ôm con ở nhà lo cơm nước dọn dẹp nhà cửa cũng hết ngày, mà người ta coi thường khi dễ, cho là mình ăn bám, cần một đồng cũng phải ngửa tay xin. Em bước ra chợ, là má nói đi mau về, để con ở nhà khóc không ai coi. Em quen biết ai, cầm cái điện thoại lên là má hỏi bộ bây tính đi theo thằng nào nữa hả?
Em sống như bị giam lỏng, rất bức bối. Ba chồng thì hay nhậu, ổng buồn vì chồng em không còn, ông hay nói tài sản của nhà này không có ý nghĩa gì hết. Trong nhà không khí lúc nào cũng nặng nề ngột ngạt. Em không biết làm sao để nói cho má và chị chồng em thông cảm, em thấy mình khó mà sống tiếp thế này, xin chị cho em lời khuyên.
Như Thảo (TP.HCM)
Theo phunuonline.com.vn
Em Như Thảo thân mến,
Một trong những điều khiến gia đình chồng nặng nề với em là vì họ cũng ý thức được rằng không thể ràng buộc em mãi. Chẳng qua vì con em còn nhỏ, đang cần mẹ, nên em chưa đành lòng ra đi. Hạnh Dung nghĩ, lúc này nỗi đau của gia đình cũng đang còn mới, em hiểu điều này để có cách nói chuyện với ba má nhẹ nhàng, hợp tình hợp lý.
Trước tiên, em tập dần cho con em bớt bám mẹ. Phải tập cho bé độc lập thì mới có thể tính chuyện gửi con cho bà nội hay gửi trẻ. Bé chừng ba tuổi là phải đến trường học hành, để quen với chúng bạn và giao tiếp xã hội. Trong thời gian đó, em tìm một nghề để học, hay một công việc để làm. Em cứ trình bày với ba má rằng em không thể sống ăn bám suốt đời, em phải học nghề, làm việc, tự kiếm tiền nuôi mình và nuôi con. Đây không phải là chuyện "đi theo thằng nào", mà em phải tự lập, trưởng thành. Vì trong điều kiện chồng mất, em không thể không phấn đấu bước ra, có việc làm, tự chủ về kinh tế.
Cuộc đời của em còn dài lắm, mình cứ kiên nhẫn, từ từ trình bày với ba má. Không ai buộc được em phải ở trong nhà suốt đời đâu.
Còn người chị chồng, nếu lời nói của chị có ảnh hưởng đến ba má chồng em ít nhiều, mình đành chịu, chứ mình không phải xin phép chị ấy để quyết định cuộc đời mình. Chị ấy có nói gì đi nữa, nếu lời nói làm em buồn khổ, em đừng nghe, cứ dẹp qua một bên. Chuyện đã xảy ra rồi, giờ mình cần thời gian để gượng dậy tiếp tục sống.
Chúc em thu xếp ổn thỏa việc nhà và tự quyết lấy cuộc đời mình.
Hạnh Dung
Nhìn thấy bảng quy định gửi cho mẹ chồng của chị dâu mà tôi ức chế xé ngay tại chỗ rồi ôm đồ của chị ném ra sân trước mặt anh trai tôi Cái gì cũng có cái giá của nó, chị dâu tôi quá đáng thế thì ai mà chịu nổi. Tôi mới đuổi chị dâu mình ra khỏi nhà. Và tôi chỉ đuổi chị dâu, không cho chị bế theo cháu. Dù sao thì đứa bé cũng là máu mủ của nhà tôi, tôi không cho chị bế theo là đúng. Hơn nữa, chị...