Vì một cái Tết không khẩu nghiệp: Đến nhà nhau chơi là quý hóa lắm rồi, đừng mang thêm rổ câu hỏi 1000 năm như một nữa
Năm hết Tết đến, thay vì vặn vẹo nhau bằng những câu hỏi nghe thôi đã mệt, tại sao không thử sang nói những câu khác cho cả nhà đều vui cơ chứ!
Tết vui thì vui nhưng Tết cũng đồng nghĩa với việc “chúa tể của những câu hỏi” lên ngôi. Người đó có thể là bất kì ai, là cô hai nhà nội, là vợ bác cả đằng ngoại, là thím dâu mới, là chú tư nhà hàng xóm… Chủ đề được hỏi thì ôi thôi, vô tận! Nhưng nhiều nhất thì cũng chỉ xoay quanh vấn đề thành tích/điểm chác nếu còn đi học, lương/thưởng nếu đã đi làm và người yêu/vợ chồng cho chung các đối tượng.
Mà nghĩ đi nghĩ lại thì kể cũng kì, 10 năm trước bạn đã bị hỏi 1001 câu hỏi như thế, 10 năm sau 1001 câu hỏi vẫn không khác hơn, không biết các cô các bác có mệt không chứ cháu thì mệt lắm rồi đấy. Năm nay 2020 bắt đầu một thập niên mới rồi, tại sao chúng ta không đổi quy cách ăn Tết nhỉ? Hãy đón một cái Tết văn minh, một cái Tết nói không với khẩu nghiệp, một cái Tết nhà nhà cùng vui bằng cách gạt phắt hết “hầm bà nhằng” các loại hỏi đáp. Hoặc nếu không bỏ được thủ tục này thì chúng ta tạm đổi cách nói hoặc dành tặng những câu khác mang ý nghĩa động viên, có được không?
Ví dụ như thế này nè…
Việc cô cháu gái trong nhà còn độc thân hay đã có bồ thực tế không ảnh hưởng đến bầu không khí Tết cho lắm, bao giờ duyên cháu nó tới thì các cô các bác ắt được ăn cỗ thôi, chẳng chạy đi đâu được
Lương đủ ăn, thưởng sương sương, hỏi đi hỏi lại cũng chỉ mấy đáp án thế thôi à, tại sao không chuyển sang vấn đề lì xì để lấy may nhỉ?
Video đang HOT
Cả năm cả tháng đi làm mệt mỏi, thực sự người ta chỉ muốn được “nghỉ Tết”, “ăn” Tết thôi chứ không còn ai muốn nhắc đến công việc, chức sắc đâu
Nếu ai cũng suy nghĩ được thế này thì Tết của hội những người còn đi học chắc sẽ đầm ấm, vui vẻ hơn
Miễn là đi đứng an toàn, đi đến nơi về đến chốn là được, quan trọng gì việc đi ô tô hay xe máy cơ chứ
Cần lắm những người họ hàng “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” thế này
Ở đời làm gì có ai thích bị chê, năm hết Tết đến bị chê khéo còn bị “dông” cả năm ấy chứ. Thế nên là đổi câu khác đi nha!
Là con gái ai cũng có sở trường sở đoản, không thể mặc định là con gái thì phải nấu ăn giỏi, phải biết vào bếp đâu
Theo Helino
Đòi thưởng Tết nhưng được công ty cho xem thứ này, chàng công sở liền ngậm đắng "dứt áo ra đi"
Thưởng Tết đôi khi là lý do níu kéo dân công sở tiếp tục cắn răng làm việc ở công ty nhưng lắm lúc cũng vì nó mà bao người đành "dứt áo ra đi" trước khi xuân về Tết đến.
Nghỉ việc sau Tết dường như luôn là sự lựa chọn của khối dân công sở một khi đã quá chán nản với công ty, lý do duy nhất cho việc này nằm ở khoảng lương thưởng hậu hĩnh cuối năm. Tuy nhiên, một khi lý do ấy không được đáp ứng, thì nghỉ việc trước Tết cũng không phải là một sự lựa chọn tồi. Và chàng công sở trong câu chuyện dưới đây đã lâm vào tình cảnh tương tự. Cụ thể, anh chàng đăng đàn khóc than trên MXH như sau:
"Hôm nay ngày đi làm cuối cùng của em ở văn phòng công ty. Em đã đòi hỏi thưởng Tết xong lại đưa vào mặt em cái hợp đồng quy định 'thưởng theo tình hình công ty'. Mà nghe là kế toán báo lỗ rồi. Thế thôi cũng tự hiểu. Cảm thấy công ty đối xử với mình quá phũ phàng các bác ạ".
Thế đấy, thưởng Tết đôi khi là lý do níu kéo dân công sở tiếp tục cắn răng làm việc ở công ty nhưng lắm lúc cũng vì nó mà bao người đành "dứt áo ra đi" trước khi xuân về Tết đến. Xoay quanh đề tài này, hàng loạt dân mạng đã có đôi điều "phát biểu" dưới phần bình luận của bài viết như sau:
"Các công ty chả bao giờ báo lãi đâu, nên trước khi ký hợp đồng lao động mà thấy dòng chữ thưởng theo tình hình thì nên cân nhắc".
"Trước sau gì cũng nghỉ, nghỉ luôn trước Tết cho nhẹ cái đầu, cơ mà với trường hợp tài khoản vẫn còn ít lúa đủ sống qua mùa xuân".
"Nếu là mình thì mình ráng sau Tết mới nghỉ, chứ nghỉ trước Tết xong qua Tết tìm không được việc có phải khổ không. Cắn răng chịu đựng, tìm được công ty ưng ý rồi mới nộp đơn xin rút lui".
"Công ty mình cũng để thưởng theo tình hình công ty, nhưng giờ tháng 1 mà vẫn chưa có lương tháng 12. Xui ghê, Tết này đói".
Quả thật, với câu chuyện "thưởng theo tình hình công ty" như trên, loạt lời khuyên của dân mạng hoàn toàn chẳng thừa chút nào. Đặc biệt là các ý kiến xoay quanh câu hỏi "nhỡ muốn nghỉ vì không có lương thưởng tháng 13, thì nên dứt áo ra đi trước hay sau Tết?".
Tất nhiên như hai bình luận trên có nói, đôi khi bản thân dân công sở chúng mình phải cân nhắc kỹ càng về cái được và mất của việc nghỉ việc trước và sau Tết: Nghỉ trước Tết thì nhẹ cái đầu nhưng sau đi tìm việc gặp nhiều rủi ro, nghỉ sau Tết nhìn chung an toàn hơn chút, chỉ là hơi khó chịu vì vốn đã "không còn ưa nhau rồi" còn cố gắng nán lại đợi tìm việc mới.
Còn chị em thì sao, nếu lỡ lâm vào tình cảnh như chàng công sở nhân vật chính kia, ta chọn nghỉ ngay trước Tết hay sau Tết mới nghỉ?
Theo Helino
Thu nạp sinh viên năm đầu về đào tạo tận tình, vài năm sau nàng công sở mới nhận ra mình đã "nuôi ong tay áo" "Dứt áo ra đi là bình thường, nhưng chửi bới những người đã giúp đỡ mình thì đúng là tiểu nhân". Ráng gồng cho đến qua Tết mới nghỉ việc chính là sự lựa chọn được đánh giá là "khôn ngoan" của không ít dân công sở mỗi khi quá chán nản với công việc hiện tại hoặc gặp phải bất đồng mâu...