Vi kim chứa tế bào gốc đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết thương
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển thành công một phương pháp ít xâm lấn nhưng hiệu quả để đưa các tế bào gốc trung mô (MSC) vào mô bị tổn thương nhằm tăng tốc độ hồi phục vết thương, đó là dùng các vi kim.
Một dải các đầu vi kim chứa tế bào gốc. Ảnh: Terasaki Institute
Được biết, MSC là những tế bào chịu trách nhiệm bổ sung các tế bào xương, sụn, cơ và mỡ trong cơ thể. Gần đây, chúng được phát hiện có thể chữa lành các mô bị tổn thương, nhờ khả năng thúc đẩy quá trình hình thành mạch máu mới, giảm viêm và duy trì sự sống của các tế bào. Tuy nhiên, việc dùng loại kim thông thường để tiêm MSC vào mô dễ gây thêm tổn thương và tạo sẹo, đồng thời cần dùng một lượng lớn tế bào mới đảm bảo phát huy tác dụng.
Trong khi đó, nhóm nghiên cứu tại Viện Terasaki và Đại học California Los Angeles tái tạo một môi trường tự nhiên để MSC có thể sống khỏe mạnh. Cụ thể, họ tạo ra vi kim từ các sợi gelatin chứa MSC bên trong, sau đó bao bọc các vi kim bằng lớp vỏ làm từ vật liệu sinh học cứng hơn gọi là PLGA. Một khi dán vào vết thương, lớp vỏ sẽ tan rã trước tiên và các đầu kim giải phóng MSC để chúng bắt đầu nhiệm vụ chữa lành mô tổn thương.
Kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy, 90% lượng MSC trong vi kim vẫn sống và hoạt động suốt 24 tiếng sau đó. Miếng dán chứa vi kim đã chứng tỏ hiệu quả trên chuột, khi nhóm nghiên cứu nhận thấy nó giúp đẩy nhanh tốc độ thu nhỏ miệng vết thương, tái tạo da và mọc lông, giảm viêm, kích thích tái tạo mô và hình thành các mạch máu mới. Nhìn chung, phương pháp mới hiệu quả hơn hẳn cách tiêm trực tiếp MSC vào vết thương hoặc dùng vi kim mà không có loại tế bào gốc này.
Thứ rụng đầy ngõ tưởng rác, hốt về có... "tiền tươi" dễ dàng
Loại lá này một thời không ai nhận thấy được tiềm năng, còn bây giờ lại lên "cơn sốt".
Video đang HOT
Lá bàng rụng khắp các ngõ, đường, người ta còn phải quét rồi dọn cho vào thùng rác hoặc đem đi đốt.
Một thời gian dài, không ai nhận thấy tiềm năng của loại lá này. Hiện, chúng được rao bán trên "chợ mạng" thu hút sự chú ý của mọi người.
Mức giá rao bán lá bàng ở mức 20.000 đồng/100g. Như vậy một kg có giá 200.000 đồng.
Sở dĩ lá bàng được tìm mua và có thể bán kiếm tiền là nhờ dân nuôi cá cảnh thấy được tác dụng của nó.
Theo những người bán chia sẻ trên mạng thì lá bàng có công dụng làm giảm độ pH của nước.
Với loại cá đá hay có tên gọi cá betta, khi chúng đánh nhau dẫn đến vây bị rách. Cho lá bàng vào sẽ giúp hồi phục nhanh hơn, chữa lành vết thương.
Tác dụng của lá bàng là giữ sạch nước bể cá rồng không bị nấm, giúp cá rồng không bị căng thẳng (stress), ngăn chặn các loài vi khuẩn và các chất độc khác.
Lá cây bàng có nguồn tinh chất flavonoid, hoạt chất tanin, phytosterol.... có tác dụng chữa lành vết thương. Tuy nhiên con người không nên tự tiện sử dụng trên cơ thể.
Thậm chí, ở Ấn Độ một lá có thể được bán với 20 Rupee (~6.000 đồng).
Điểm dễ nhận thấy là lá bàng có thể rụng ở khắp nơi, không phải chăm sóc nhiều mà cây vẫn cho lá để thu hoạch.
Mùa bàng thay lá thường khoảng tháng 2, đây là lúc mà lá bàng rụng nhiều.
Làm cha khó lắm: Mẹ vắng nhà, sư tử bố bất lực trước lũ con nghịch như quỷ khiến dân mạng vừa buồn cười vừa thương Làm cha khó lắm chứ có dễ dàng gì đâu và có lẽ sư tử bố đã thấm thía phần nào sự khó khăn này. Làm cha mẹ? Chuyện mới chỉ nghe thôi đã khiến nhiều người cảm thấy khó khăn biết nhường nào bởi vì nó không hề dễ dàng. Và ngay cả động vật cũng cảm thấy điều tương tự. Singa...