Vi khuẩn trong toilet: Ẩn họa của gia đình
Vẻ bề ngoài sáng bóng của toilet ẩn chứa đằng sau nó những hiểm họa khó lường mà nhiều gia đình chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ.
Đây chính là chỗ nương náu của hàng triệu triệu vi khuẩn thuộc hàng chục chủng loại khác nhau, gây nên các căn bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa và hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm khác cho cả người lớn và trẻ em
Vi khuẩn toilet: “Mi là ai?”
Khó mà thống kê hết các loại vi khuẩn hiện diện trong toilet! Đã từ lâu, các chuyên gia về nhiễm khuẩn luôn khuyến cáo, toilet là nơi phát sinh vi khuẩn nhanh và nhiều nhất trong nhà. Những loại vi khuẩn này gây rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Ngoài một số gây bệnh tiêu chảy, chủ yếu là các vi khuẩn E.coli, Rotavirus một số khác gây kiết lị như các vi khuẩn Shigella vi khuẩn Campylabacter Jejuni gây loét dạ dày ký sinh trùng Amibe hay các vi khuẩn Salmonell làthủ phạm gây ra bệnh sốt thương hàn…, người ta còn tìm thấy nhiều loại vi khuẩn gây ra hàng loạt bệnh nhiễm nguy hiểm như đậu mùa, lao, bạch hầu, ho gà, viêm phổi, cúm, sởi, quai bị, chứng khó thở ở trẻ em… Đây là các loại vi khuẩn có sức “công phá” ghê gớm nhất khi xâm nhập vào cơ thể con người.
Khuẩn E.Coli, tác nhân gây bệnh tiêu chảy vẫn có thể tồn tại trong những
toilet được cọ rửa thường xuyên bằng bột giặt
Xuất hiện ít hơn, nhưng rất nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm qua da là mầm bệnh Staphylococcus aureus. Loại vi khuẩn này sẽ nhiễm vào người qua vêt trây xươc ơ da, loet da hoăc bi bong troc vảy do bi bênh vảy nên… và gây bênh nhiêm trùng mau.
Video đang HOT
Các bác sĩ tại Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho rằng, trẻ em, đối tượng có hệ thống miễn dịch còn kém, rất dễ nhiễm bệnh hoặc khi nhiễm sẽ dễ bị nặng. Thực tế đã có rất nhiều ca tử vong của trẻ em liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu hóa, thương hàn hay tay chân miệng.
Cần nhận thức đúng với vi khuẩn toilet
Thực tế, không phải phụ huynh có con nhỏ nào cũng biết được tác hại của vi khuẩn từ bồn cầu và cách vệ sinh đúng cách. Rất nhiều phụ nữ cho rằng, vệ sinh bồn cầu chỉ cần bằng bột giặt là đủ. Như chị Lan, có con trai 3 tuổi, nhà ở Q.7, TP.HCM luôn tự hào rằng nhà vệ sinh thương xuyên được lau chùi sạch bóng với bột giặt và nước. Còn cô Sáu Thương, chủ tạp hóa tại Q.Thủ Đức, TP.HCM thì hoàn toàn bất ngờ khi biết được tác hại của các loại vi khuẩn từ toilet. Cô trần tình: “Biết rằng có nhiều vi khuẩn từ nhà vệ sinh nhưng không ngờ tác hại lại nhiều đến thế. Tôi cần phải xem lại việc vệ sinh toilet nhà mình để tránh nhiễm khuẩn cho con”.
Theo PGS-TS Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng bồn cầu trắng sáng, xịt rửa bằng nước lã hằng ngày là có thể tẩy trôi tất cả các loại vi khuẩn. Xịt và rửa nước thông thường cho bồn cầu chỉ là cách đẩy trôi các chất thô trên bề mặt mà mắt thường có thể thấy được. Ngoài ra, bản thân nước dùng để xịt cũng chưa đảm bảo sạch vi khuẩn. “Nguồn nước lã có thể có vi khuẩn, nếu được lưu trữ trong két nước với các mảng bám, cặn bẩn… thì đó chính là môi trường phát triển của vi khuẩn. Trong khi đó, còn rất nhiều loại vi khuẩn bám dính vào bề mặt thành bồn cầu mà mắt thường không thể nhìn thấy được nên không thể chỉ xả nước là đủ sạch”, ông Huy cho biết.
Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh, nếu không được vệ sinh đúng cách, dù nhìn rất sạch bóng, thì toilet vẫn còn hơn 189 loài vi khuẩn sinh sống. Do đó, ThS-BS Phạm Đức Phúc, phòng Nghiên cứu các nhiễm khuẩn đường ruột, Khoa Vi khuẩn (Viện Vệ sinh dịch tễ TW) khuyến cáo: “Cần vệ sinh nhà vệ sinh hằng ngày, nhất là bồn cầu. Sử dụng các chất tẩy rửa đặc dụng để làm sạch ít nhất một ngày hai lần vào sáng và chiều tối. Cách đánh: xịt nước chất rửa chuyên dụng lên mặt thành và sàn cầu, ngâm 5 phút, sau đó kỳ cọ và xả sạch. Ngoài ra, sau khi vệ sinh cần rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn, không sử dụng xà phòng giặt để rửa vì không đảm bảo độ diệt khuẩn”.
Theo Tiến Nguyên
PNO
Giảm stress cho dạ dày khỏe mạnh
Dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên trên 3 tháng sẽ bị loét dạ dày. Dùng liên tục trên một năm, có thể chảy máu dạ dày.
Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày.
Vì sao đau dạ dày?
Thức ăn sau khi ăn, được nhai nát ở miệng, đưa xuống dạ dày. Dạ dày tiếp tục xử lý thức ăn thành những chất dễ hấp thu hơn bằng cách tiết ra nhiều acid và men tiêu hóa để phân hủy thức ăn thành những chất dễ hấp thu vào cơ thể.
Các acid và men này cũng gây hại cho chính bản thân dạ dày nhưng dạ dày còn tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các acid và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hại.
Trong thực tế, có nhiều yếu tố gây ra viêm loét dạ dày, như: Nhiễm vi trùng (có tên là Helicobacter Pylori), dùng thường xuyên thuốc kháng viêm giảm đau trị đau nhức khớp, ăn uống không điều độ, cuộc sống căng thẳng, thường xuyên bị stress.
Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn, loét dạ dày. Các thống kê về y học cũng ghi nhận người cao tuổi dễ bị loét dạ dày hơn người trẻ, người hút thuốc lá dễ bị loét dạ dày hơn người không hút thuốc lá.
Trong số những người bị loét dạ dày, có đến 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có khoảng 25% người đã bị nhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưa bị loét dạ dày.
Cho đến khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày. Dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên là nguyên nhân thứ nhì gây viêm loét dạ dày. Tất cả thuốc này đều làm giảm chất bảo vệ dạ dày là prostagladine.
Tránh thức ăn chua, cay
Việc điều trị viêm hay loét dạ dày là tương đối khả quan nhưng phòng ngừa mới là điều cần lưu ý. Để phòng ngừa, bạn cần lưu ý tránh ăn thức ăn chua, cay, ăn uống đúng giờ; tránh stress, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống...; không dùng các loại thuốc kháng viêm giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ. Trong giai đoạn đau nhiều nên ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, xúp...
Có khoảng 15% người dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên trên 3 tháng sẽ bị loét dạ dày. 50%-80% người phải nhập viện vì loét dạ dày đã có dùng thuốc kháng viêm giảm đau. Nếu dùng thuốc kháng viêm giảm đau liên tục trên một năm thì có thể chảy máu dạ dày.
Các biểu hiện
Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định chính xác: Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 giờ, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc; đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hòa acid; nôn hoặc buồn nôn; ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 giờ; sụt cân, mệt mỏi.
Biến chứng và khả năng điều trị
Viêm dạ dày mãn và loét dạ dày sẽ gây ra các biến chứng sau đây: Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi... Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng); thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp... Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng); ung thư dạ dày.
Lưu ý ở người cao tuổi, các biểu hiện đau bụng đôi khi rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua bệnh. Hậu quả là bệnh chỉ được phát hiện khi có các biến chứng xuất huyết dạ dày, chóng mặt do thiếu máu...
Thạc sĩ lão học Phan Hữu Phước (TPHCM)
Theo Người lao động
Vị thuốc từ hoa Các loại hoa quen thuộc xung quanh bạn có thể là những vị thuốc "kỳ diệu" để chữa bệnh Hoa cúc Có thể sử dụng với dạng nấu nước uống như nước giải khát hoặc sắc uống để chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, cao huyết áp, sốt. Mỗi ngày có thể dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu...