Vi khuẩn ngoài hành tinh có thể gây rủi ro cho các nhiệm vụ không gian
Các tế bào miễn dịch của động vật có vú có tỷ lệ kích hoạt thấp hơn khi tiếp xúc với các peptide có chứa axit amin hiếm gặp trên hành tinh của chúng ta nhưng lại được tìm thấy trên các thiên thạch.
Các nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học Aberdeen và Exeter đã tiến hành nghiên cứu trên chuột, thử nghiệm phản ứng của tế bào miễn dịch đối với các peptide ( chuỗi axit amin nhỏ sau protein) có chứa hai axit amin rất hiếm trên Trái đất nhưng thường được tìm thấy trên các thiên thạch là isovaline và axit -aminoisobutyric.
Trong đó, isovaline là một axit amin hiếm đến Trái đất xuất hiện trên thiên thạch Murchison, đã hạ cánh ở Úc vào năm 1969 còn -aminoisobutyric rất hiếm trong tự nhiên chỉ được tìm thấy trong thiên thạch và một số loại kháng sinh có nguồn gốc từ nấm.
Giáo sư Neil Gow, Phó hiệu trưởng Đại học Exeter cho biết: “ Thế giới hiện tại gặp nhiều thách thức miễn dịch được đặt ra bởi sự xuất hiện của các mầm bệnh hoàn toàn mới”.
Video đang HOT
Trong khi đó, tiến sĩ Katja Schaefer, Đại học Exeter thông tin: “Sự sống trên Trái đất phụ thuộc vào 22 axit amin thiết yếu. Chúng tôi đã tổng hợp quá trình giải phóng một axit amin có chứa các axit amin hiếm gặp trên Trái đất và kiểm tra xem hệ thống miễn dịch của động vật có thể phát hiện ra chúng hay không.
Nghiên cứu cho thấy các quá trình giải phóng một axit amin này vẫn được xử lý và các tế bào T vẫn được kích hoạt, nhưng chúng phản ứng kém hiệu quả hơn so với các peptide thông thường trên Trái đất”.
Trước kết quả này, các nhà khoa học suy đoán rằng việc tiếp xúc với các vi sinh vật ngoài Trái đất có thể gây ra rủi ro miễn dịch cho các sứ mệnh không gian nhằm lấy các sinh vật từ ngoại hành tinh và Mặt trăng trong tương lai là hoàn toàn có thể xảy ra.
Sự thật về bức ảnh 'xương người' ở bề mặt Hỏa Tinh
Bức ảnh này đã xuất hiện vài năm trước, nhưng bất ngờ được chia sẻ rộng rãi trong thời gian gần đây.
Một bức ảnh chụp bề mặt Hỏa Tinh thời gian gần đây được chia sẻ nhiều khi xuất hiện một vật trông khá giống xương người. Tuy nhiên, thông tin được đưa lên các trang tin và mạng xã hội này vừa sai, vừa cũ.
Bức ảnh được chụp tháng 8/2014 cho thấy một viên đá trông khá giống xương đùi của người. Ảnh: NASA.
Bức ảnh trên do tàu thăm dò Curiosity của NASA chụp trên Hỏa Tinh vào ngày 14/8/2014, và ngay khi đăng tải cách đây 6 năm đã gây bão trên mạng xã hội. Ở chính giữa bức ảnh có một hòn đá mà nhìn qua khá giống xương đùi của người.
Đó là lý do nhiều người chia sẻ bức ảnh như một bằng chứng cho thấy xương người được tìm thấy trên Hỏa Tinh. NASA sau đó đã có thông báo chính thức về vấn đề này.
"Bức ảnh được tàu Curiosity chụp lại trên Hỏa Tinh với camera MastCam. Hòn đá trên Hỏa Tinh này có thể trông hơi giống xương đùi. Nhóm khoa học của nhiệm vụ này cho rằng hình dáng của nó được tạo ra từ quá trình xói mòn, do nước hoặc gió", NASA viết trên trang blog của mình.
"Nếu sự sống tồn tại trên Hỏa Tinh, các nhà khoa học dự đoán nó sẽ ở dạng vi sinh vật. Bầu khí quyển của Hỏa Tinh khó có thể mang đủ oxy để các sinh vật phức tạp hơn tồn tại. Do vậy, hóa thạch kích thước lớn là chuyện khó xảy ra", bài viết của NASA giải thích thêm.
Bức ảnh được vệ tinh Viking 1 chụp năm 1976, cho thấy một hòn đá nhìn khá giống mặt người. Ảnh: NASA.
Theo ScienceAlert, việc nhìn thấy những sự vật và nghĩ về thứ gì đó quen thuộc với bản thân không phải xa lạ. Hiện tượng này xảy ra khi một số phần của não xử lý quá nhanh, đưa ra kết luận trước khi chúng ta kịp suy nghĩ thấu đáo.
Viên đá có hình xương đùi ở trên chưa phải là ví dụ nổi tiếng nhất cho những vật thể quen thuộc xuất hiện trên không gian. Năm 1976, vệ tinh Viking 1 chụp lại một phần bề mặt Hỏa Tinh và phát hiện một khu vực trông rất giống mặt người. Tuy nhiên, đó chỉ là một khối đá, và hiệu ứng giống mặt người đến từ góc chụp cũng như đổ bóng.
Kể từ khi đưa những tàu thăm dò lên Hỏa Tinh vào năm 1960, các nhà khoa học đã tích cực tìm một dấu hiệu của sự sống trong quá khứ. Hiện nay, nỗ lực tập trung vào các vi sinh vật, thứ phù hợp nhất để tồn tại với môi trường của Hỏa Tinh.
Vũ khí giúp quân La Mã xuyên thủng khiên chắn của địch Lao pilum với cán gỗ dài, nặng và mũi sắt được rèn kỳ công là vũ khí thiết yếu của các binh đoàn La Mã.