Vi khuẩn hóa ‘xác sống’ để ẩn nấp trong cơ thể người
Trong điều kiện không thuận lợi, vi khuẩn có thể đi vào trạng thái “ xác sống” để khi nguy hiểm đi qua lại trỗi dậy.
Vi khuẩn là những kẻ địch rất khó nhằn. Đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn, gặp thuốc kháng sinh, tia UV cường độ mạnh hoặc bất kỳ điều kiện nguy hiểm nào khác, chúng vẫn có thể sống sót bằng cách tiến vào một trạng thái giống như ngủ đông, tắt tất cả các chức năng chính cho đến khi nguy hiểm qua đi.
Theo IFL, khoa học biết đến trạng thái trên từ lâu song gần đây đã phát hiện phương pháp sinh tồn mới của vi khuẩn, trong đó chúng trở thành các “xác sống”.
Trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học từ Đại học Amsterdam (Hà Lan) cho biết đã nghiên cứu cách tế bào Bacillus subtilis, một loại vi khuẩn không gây bệnh có thể tìm thấy trong đất ở tình trạng đói. B. subtilis được chọn không thể sản xuất nội bào tử – lớp bảo vệ mà vi khuẩn dùng để tự bảo vệ khỏi các điều kiện sống không thuận lợi.
“Thông thường, Bacillus có hình que nhưng vi khuẩn bị bỏ đói này đã co lại cho đến khi chúng gần như thành hình cầu. Tất cả các quá trình hoạt động thông thường của vi khuẩn cũng đã bị thay đổi”, Giáo sư Leendert Hamoen, trưởng dự án ghi nhận.
“Tuy nhiên, vi khuẩn không dừng lại hoàn toàn như khi rút về trạng thái không hoạt động. Các vi khuẩn vẫn tiếp tục phân chia nhưng không phải bốn mươi phút một lần mà cứ bốn ngày một lần, chậm hơn hàng trăm lần so với bình thường. “
Video đang HOT
Vi khuẩn Bacillus trong trạng thái “xác sống”. Ảnh: IFL.
Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là trạng thái tăng trưởng oligotrophic, có nghĩa là tăng trưởng nghèo dinh dưỡng. Khi tiếp tục phân chia và duy trì hoạt động trao đổi chất với tốc độ chậm, vi khuẩn như trở thành những “xác sống”, vừa đi vừa vấp ngã lung tung với vẻ hờ hững.
Khi môi trường được cải thiện, vi khuẩn sẽ sống dậy và phát triển mạnh mẽ. Điều này có nghĩa trạng thái “xác sống” là phương pháp hiệu quả, giúp vi khuẩn sống sót qua các điều kiện không thuận lợi như thuốc kháng sinh.
“Câu hỏi lớn bây giờ là các vi khuẩn khác ngoài Bacillus có biết thủ thuật này không?”, giáo sư Hamoen lưu ý. “Nếu có, cách nhìn của chúng ta về vi khuẩn sẽ bị thay đổi”.
Nguyễn Nam
Theo VNE
Miễn dịch tự thân - liệu pháp chữa ung thư không đau đớn
Bác sĩ tách lọc tế bào miễn dịch từ máu người bệnh, nuôi cấy tăng sinh trong phòng thí nghiệm rồi truyền lại cơ thể bệnh nhân.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, Hà Nội, cho biết hệ miễn dịch cơ thể giúp chống đỡ những tác nhân bệnh tật từ vi khuẩn, virus, tế bào ung thư phát sinh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, tế bào ung thư sẽ phát triển thành các khối u, di căn. Hệ thống miễn dịch khỏe, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt.
Hiện nay, việc điều trị ung thư là điều trị đa mô thức, gồm một số phương pháp phổ biến như hóa chất, phẫu thuật, xạ trị - chiếu tia. Cả 3 phương pháp này đều truyền thống, hiệu quả nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tế bào ung thư tái phát.
Với phương pháp miễn dịch tự thân, người bệnh được tách lọc tế bào miễn dịch từ máu của mình. Các tế bào miễn dịch này được nuôi cấy tăng sinh tại phòng thí nghiệm ở điều kiện đặc biệt trong vòng 2-3 tuần nhằm nhân lên, sau đó hoạt hóa và truyền lại vào cơ thể người bệnh 2 lần một tháng. Liệu pháp có thể kéo dài cho đến khi các tế bào ung thư suy giảm, khối u thoái lui hay vào không tiến triển. Phối hợp với phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... tế bào ung thư di căn sẽ được ngăn chặn.
Liệu pháp có thể sử dụng độc lập để tránh tái phát, duy trì 6 tháng một lần truyền vào cơ thể người bệnh. Tuy nhiên hiệu quả điều trị được tăng cường khi kết hợp với các liệu pháp khác.
"Đây là phương pháp điều trị ung thư tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay", giáo sư Liêm cho biết.
Ảnh: Health
Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân được áp dụng thành công lần đầu tiên tại Nhật Bản, hiện đã có trên 10 nước áp dụng. Năm 2012-2014, khoảng 7.000 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng phương pháp này, đến nay tăng lên 13.000-14.000 người. Tại Việt Nam, liệu pháp miễn dịch tự thân đã được chuyển giao cho các bệnh viện lớn.
Bệnh viện Vinmec hiện nuôi cấy tăng sinh cả 2 loại tế bào, là tế bào T và tế bào NK (tế bào tiêu diệt tự nhiên), nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực nghiệm lâm sàng và các kết quả điều trị cho thấy phương pháp này hiệu quả đối với các dạng ung thư khác nhau, trừ ung thư máu còn hạn chế.
Giáo sư Liên cho biết ưu điểm lớn nhất của phương pháp là rất an toàn, không có phản ứng phụ, không gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân được điều trị có thể sống nhiều năm, phụ thuộc vào thể trạng và loại ung thư. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân vẫn có thể điểu trị bằng phương pháp này nhưng tác dụng thấp hơn ở giai đoạn sớm.
Sau điều trị, bệnh nhân được theo dõi bằng các chỉ số xét nghiệm. Hiện tất cả bệnh nhân được bệnh viện thử nghiệm lâm sàng bằng phương pháp này sức khỏe ổn định, thể trạng tốt.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Nguy cơ nhiễm trùng từ những nụ hôn Virus herpes, viêm nướu, giang mai và bạch cầu... rất dễ lây nhiễm qua dịch tiết trong miệng. Ảnh minh họa Herpes Herpes miệng, thường được gọi là vết loét lạnh, do virus herpes simplex type 1 (HSV-1) gây ra. Theo các chuyên gia, đây là bệnh phổ biến lây lan qua hôn. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới, theo Reader's...