Vi khuẩn E.coli và những điều bạn cần biết để phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Khoảng 85% vi khuẩn E.coli lây truyền từ thực phẩm sang người, hầu hết thường bắt nguồn từ thịt bò xay bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến.
Hầu hết các loại đều không gây hại và tồn tại xung quanh chúng ta một cách tự nhiên. Chúng có thể trú ngụ trong ruột của động vật và nước. Vi khuẩn E.coli thậm chí còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa của con người.
Hầu hết các loại vi khuẩn E.coli đều không gây hại và tồn tại xung quanh chúng ta một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, một nhóm nhỏ vi khuẩn này có thể dẫn tới đại tiện ra máu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác. Loại vi khuẩn gây hại này thường được tìm thấy trong phân người và động vật. Robert Glatter, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết, khoảng 85% vi khuẩn E.coli lây truyền từ thực phẩm sang người, hầu hết thường bắt nguồn từ thịt bò xay bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến.
Hơn nữa, dùng thịt bò xay từ siêu thị kết hợp với thịt từ nhiều loại động vật khác cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Một nguyên nhân khác gây nhiễm khuẩn E. coli là ăn rau sống mọc tại các trang trại gia súc. Rau chân vịt, rau diếp và mầm cỏ linh lăng là lý do phổ biến dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Vi khuẩn E.coli có thể lây lan từ vú bò sang sữa. Nếu sử dụng trực tiếp sữa này, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Đây cũng là lý do chính khiến các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên sử dụng sữa tiệt trùng. Các loại nước ép làm từ trái cây và rau quả cũng vậy. Nếu chúng không được làm sạch, nguy cơ vi khuẩn E. coli lây lan và tấn công cơ thể con người sẽ rất cao.
Vi khuẩn E.coli có thể lây lan từ vú bò sang sữa. Nếu sử dụng trực tiếp sữa này, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Trên thực tế, ngay cả bột làm bánh quy cũng có thể chứa vi khuẩn này. Payal Bhandari, dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa tại Tổ chức Uqora giải thích, bột bánh được làm từ các loại ngũ cốc mọc trên đồng ruộng nơi gia súc và những động vật khác thường xuyên đi qua.
Ngoài ra, nước cũng là một trong những môi trường trú ngụ của vi khuẩn E.coli. Theo chuyên gia Glatter, bạn có khả năng bị lây nhiễm khi tắm hoặc bơi. Không những vậy, sử dụng nguồn nước ô nhiễm chưa qua xử lý bằng clo cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể.
E.coli có thể dễ dàng gây bệnh, dù bạn chỉ uống hoặc dùng một ít thức ăn nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn E. coli có lây không?
Bạn có thể nhiễm E. coli qua tiếp xúc giữa người với người hoặc động vật với người. Một số báo cáo đã chỉ ra, những người trông coi vườn thú và trang trại có nguy cơ phải đối mặt với vi khuẩn này rất cao.
Vi khuẩn thường lây lan nhanh chóng khi người bị nhiễm bệnh không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh. E. coli có thể truyền từ bàn tay của người bị nhiễm sang người hoặc các đồ vật khác.
Video đang HOT
Bạn có thể nhiễm E. coli qua tiếp xúc giữa người với người hoặc động vật với người.
Cách ngăn ngừa vi khuẩn E.coli
Dù vi khuẩn E.coli nguy hiểm và tồn tại nhiều xung quanh chúng ta, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa chúng tấn công cơ thể. Một trong những biện pháp hàng đầu là nấu chín thịt bò xay trên 344 độ C.
Nếu thịt bị nhiễm bệnh không được nấu chín ở nhiệt độ đủ cao, vi khuẩn E.coli vẫn có thể còn sống khi bạn tiêu thụ.
Mọi người đừng chủ quan khi tin vào màu sắc của thịt. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhiệt kế lúc nấu ăn tại nhà để xác định độ chín của món ăn. Nếu bạn phải dùng bữa trong nhà hàng, cách an toàn nhất là gọi các món thịt bò đã chín vừa hoặc chín kỹ.
Ngoài ra, mọi người nên uống sữa và nước trái cây tiệt trùng mua từ các hãng uy tín trên thị trường.
Dù vi khuẩn E.coli nguy hiểm và tồn tại nhiều xung quanh chúng ta, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa chúng tấn công cơ thể.
Khi bạn chuẩn bị thức ăn tại nhà, hãy dùng thớt làm từ nhựa hoặc gốm do chũng dễ lau chùi hơn đồ gỗ. Hơn nữa, tránh dùng các dụng cụ trong nhà bếp đã tiếp xúc với thịt sống khi dùng bữa và hạn chế để thịt sống chạm vào những loại thực phẩm khác trên giá. Cách an toàn nhất là để thực phẩm trong tủ lạnh.
Hiển nhiên, rửa tay với xà phòng sau khi xử lý thức ăn, sau ăn, sau khi đi vệ sinh, khi xử lý tã, chạm vào động vật, trước khi cho con ăn là những việc làm vô cùng cần thiết nhằm hạn chế vi khuẩn E.coli lây lan. Nếu không có điều kiện, mọi người có thể dùng chất khử trùng chứa ít nhất 60% độ cồn để thay thế cho xà phòng.
Nguồn: Health
10 thói quen tưởng vô hại nhưng nguy hiểm bất ngờ
Bạn có thường xuyên ngồi chéo chân, nặn mụn hay uống trà, cà phê quá nóng không? Nếu có thói quen này, bạn nên suy nghĩ đến việc từ bỏ chúng càng sớm càng tốt.
Theo Mirror, một số thói quen có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe mà bạn không ngờ tới.
Kiểm tra email vào buổi tối
Rất nhiều người có thói quen kiểm tra email công việc tại nhà vào buổi tối. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt và có thể dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp.
Các nhà khoa học tại Đại học bang Colorado của Mỹ cho hay những người có thói quen kiểm tra email vào thời gian nghỉ ngơi tại nhà thuộc nhóm hay cảm thấy căng thẳng nhất và có tình trạng sức khỏe tồi tệ nhất trong nhóm những người tham gia nghiên cứu. Tệ hơn, việc này còn gây ảnh hưởng tới những thành viên khác trong gia đình, khiến vợ hoặc chồng cũng cảm thấy stress hơn.
Không rửa rau kỹ trước khi ăn
Việc không rửa rau củ quả kỹ trước khi ăn khiến cơ thể có nguy cơ nhiễm vi khuẩn E.Coli hoặc khuẩn Salmonella, gây ngộ độc thực phẩm. Một nghiên cứu của Đại học Imperial College London cho thấy loại vi khuẩn có hại, thường có từ những loại phân bón bị ô nhiễm hoặc đất, có thể bám rất chắc vào những lá rau và không thể được loại bỏ nếu không được rửa kỹ bằng tay. Hãy rửa các loại rau củ thật cẩn thận trong chậu nước, thêm một vài giọt giấm để tăng tác dụng làm sạch.
Ngồi chéo chân
Thói quen này có thể làm gia tăng huyết áp tạm thời tới 10%. Ngoài ra, ngồi chéo chân cũng gia tăng áp lực lên các khớp hông, làm tổn thương dây thần kinh hông, có thể dẫn tới suy giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân là tư thế này gây áp lực lên tĩnh mạch, làm gia tăng nguy cơ bị tụ máu. Cách khắc phục là bạn có thể chuyển sang bắt chéo tại khu vực cổ chân để không gây áp lực lên tĩnh mạch.
Nặn mụn
Đây cũng là thói quen rất nhiều người mắc phải. Các chuyên gia da liễu khuyến cáo thói quen tai hại này có thể để lại sẹo, hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Nguyên nhân là việc nặn mụn làm da bị hở và khiến vi khuẩn từ tay có thể lọt vào mạch máu. Việc nặn mụn còn có thể gây phản tác dụng và khiến mụn lan rộng hơn do vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác.
Nặn mụn làm da bị hở và khiến vi khuẩn từ tay có thể lọt vào mạch máu. Ảnh: Mirror.
Đặc biệt, việc nặn mụn tại khu vực tam giác nguy hiểm, vùng từ sống mũi tới 2 khóe miệng, có thể gây ra những hiểm họa khôn lường. Nguyên nhân là những tĩnh mạch ở đây nối tới các dây thần kinh ở não. Nếu nặn mụn và để nhiễm khuẩn ở khu vực này, vi khuẩn có thể tiến vào các dây thần kinh ở não và gây ra tê liệt, mù hoặc thậm chí tử vong. Nếu muốn nặn mụn, bạn hãy rửa tay và mặt thật sạch, quấn băng sạch quanh những ngón tay và nặn mụn nhẹ nhàng.
Nướng bánh mì ở nhiệt độ quá cao
Những loại thực phẩm như bánh mì nếu được chế biến quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra acrylamide. Đây là hợp chất hóa học có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản.
Cách khắc phục: Giảm lượng thực phẩm nướng và chiên rán như bánh quy, khoai tây chiên và nướng bánh mì sao cho thu được màu sắc nhạt, đừng cháy quá.
Dùng kem chống nắng hàng ngày
Việc này nghe có vẻ "ngược đời" khi chúng ta luôn được khuyên thường xuyên sử dụng kem chống nắng để chống lại tác hại của tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc tạo ra lớp màng bảo vệ bởi kem chống nắng có thể khiến làn da không hấp thụ đủ vitamin D. Đây là loại vitamin sinh ra do phản ứng giữa ánh nắng mặt trời và làn da trần. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới nguy cơ loãng xương hoặc mắc bệnh tim.
Cách khắc phục: Hãy đảm bảo làn da của bạn có 30 phút mỗi ngày ở ngoài trời (khi ánh nắng không quá chói chang) không bị ngăn cản bởi kem chống nắng để kích thích quá trình sản sinh vitamin D. Bạn có thể xem xét bổ sung thêm vitamin D vào những tháng mùa đông.
Uống trà và cà phê nóng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người uống đồ uống quá nóng có nhiều nguy cơ dẫn tới ung thư thực quản. Nguyên nhân là nhiệt độ quá cao có thể làm tổn thương các tế bào trong thực quản.
Cách khắc phục: để đồ uống nóng nguội bớt trước khi thưởng thức.
Người uống đồ uống quá nóng có nhiều nguy cơ dẫn tới ung thư thực quản. Ảnh: Marieclaire.
Ngủ dậy muộn vào cuối tuần
Ngủ bù vào dịp cuối tuần để bù cho thời gian ngủ bị thiếu trong tuần nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, việc này có thể khiến bạn khó ngủ vào những đêm đó, gây mệt mỏi và ăn quá nhiều.
Việc ngủ quá nhiều vào cuối tuần làm phá vỡ chu kỳ sinh học bình thường của cơ thể. Chu kỳ này điều khiển những chức năng cơ bản của cơ thể, từ thời điểm thức dậy cho tới khi ngủ và khi cảm thấy đói.
Cách khắc phục: thức dậy và đi ngủ vào khung giờ cố định trong mọi ngày.
Dùng máy sấy khô tay ở nhà vệ sinh công cộng
Nhiều người có thói quen dùng máy sấy tại nhà vệ sinh công cộng để làm khô tay sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, việc này vô tình lại làm lây lan những vi khuẩn có rất nhiều trong nhà vệ sinh sang đôi tay của bạn.
Cách khắc phục: Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh và lau khô bằng giấy vệ sinh hoặc bạn có thể mang theo nước rửa tay cá nhân mỗi khi ra ngoài.
Chải răng quá mạnh
Chải răng 2 lần mỗi ngày, 2 phút mỗi lần là quan trọng với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, chải răng quá mạnh lại có thể gây hại. Việc dùng lực quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng tới men răng, khiến răng dễ bị sâu hơn và gây tổn thương nướu.
Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh cũng có thể khiến chân răng bị lộ ra, gây nhạy cảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu.
Cách khắc phục: Sử dụng bàn chải có độ cứng của lông vừa phải. Bàn chải lông cứng dễ gây tổn thương nướu trong khi bàn chải lông mềm lại khó làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn. Cầm bàn chải nhẹ nhàng, sử dụng lực cổ tay thay vì lực cả bàn tay hoặc sử dụng bàn chải điện. Rất nhiều bàn chải điện hiện nay được trang bị cảm ứng sẽ phát ra tiếng kêu khi bạn dùng lực quá mạnh.
Theo Zing
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà Ngộ độc thực phẩm là thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử...