Vi khuẩn ‘ăn thịt người’ gieo rắc nỗi kinh hoàng trên thế giới

Theo dõi VGT trên

Vô số ca nhiễm các loại vi khuẩn “ăn thịt người” dẫn đến hoại tử hoặc tử vong từng đã được ghi nhận và trở thành nỗi ám ảnh ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Sau nhiều năm bị lãng quên, mới đây, vi khuẩn “ăn thịt người” gây ra Whitmore, căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao tới 50%-60%, đang có nguy cơ tái bùng phát tại Việt Nam. Từ đầu năm 2019 tới nay, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt, riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ trong đó có 4 ca đã tử vong.

Sở dĩ gọi là vi khuẩn “ăn thịt người” bởi những loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập cơ thể qua vết thương hở, ăn mòn mô mềm dưới da gây nhiễm trùng và hoại tử những tổ chức trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Trên thế giới, rất nhiều ca nhiễm các loại vi khuẩn “ăn thịt người” dẫn đến hoại tử hoặc tử vong từng đã được ghi nhận.

Whitmore – bệnh nhiệt đới bị lãng quên

Vi khuẩn ăn thịt người gieo rắc nỗi kinh hoàng trên thế giới - Hình 1

Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên sẽ gây hoại tử và tử vong ở người.

Whitmore hay còn gọi Melioidosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Trực khuẩn Whitmore được xác định lần đầu vào năm 1917 tại Kuala Lumpur (Malaysia).

Các triệu chứng các bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm sốt, đau cơ, áp xe và ho. Bệnh này khó chẩn đoán, đòi hỏi quá trình kéo dài có thể hơn một tuần.

Melioidosis được biết có tác động đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể ngoại trừ mạch máu (nội mô). Bệnh nhân nhiễm Melioidosis thường có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường, bệnh thiếu máu, ngộ độc rượu, hoặc bệnh thận và thường xuyên có tiền sử phơi nhiễm bệnh nghề nghiệp khi tiếp xúc với bùn hoặc nước bề mặt được đào xới. Tuy nhiên, bệnh nhân khỏe mạnh khác, kể cả trẻ em, cũng có thể mắc Melioidosis.

Bệnh được chính thức đặt tên là Melioidosis vào năm 1932 và các nhà khoa học đã phát hiện ra vi khuẩn (được đổi tên thành Burkholderia pseudomallei năm 1992) ở nhiều nước Đông Nam Á, chủ yếu ở Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào.

Kể từ năm 1947, khi Thái Lan báo cáo trường hợp mắc bệnh Melioidosis đầu tiên, số liệu chính thức hàng năm về người mắc bệnh này là rất nhỏ, ngay cả vào giữa những năm 2000 chỉ có 1/100.000 người được báo cáo là mắc bệnh này. Lào ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc Melioidosis là vào năm 1999. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu có chính xác bao nhiêu người chết vì căn bệnh này. Thậm chí Tổ chức Y tế Thế giới còn từng liệt kê Melioidosis là bệnh nhiệt đới bị lãng quên.

Video đang HOT

Bệnh Whitmore dần được phát hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới như Australia. Tỷ lệ tử vong do Melioidosis ở Thái Lan dao động ở mức 50%, còn tại miền bắc Australia, ít nhất 10 đến 20% bệnh nhân tử vong vì căn bệnh truyền nhiễm này.

Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.

Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Vi khuẩn Vibrio – sát thủ ‘ăn thịt người’ tại Mỹ

Vi khuẩn ăn thịt người gieo rắc nỗi kinh hoàng trên thế giới - Hình 2

Bàn chân bị hoại tử của một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” ở Mỹ.

Nước Mỹ năm 2016 chứng kiến sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể xâm nhập vào cơ thể người chỉ qua một vết thương nhỏ. Vibrio cũng có thể gây tiêu chảy nặng, kèm theo đau bụng, buồn nôn, sốt và rét run. Chúng thường sống trong nước biển ở những vùng có khí hậu ấm áp.

Tháng 8/2016, cậu bé Dakarai Moore, 12 tuổi, sống ở bang Michigan bị mất gần hết chân trái do vi khuẩn “ăn thịt người”. Em bị sốt và đau chân nên được đưa đến bệnh viện. Vài ngày sau khi nhập viện, Dakarai được chẩn đoán bị hoại tử, gần hết chân trái của em không thể cứu được.

Tháng 10 năm đó, ông Michael Funk, 67 tuổi ở bang Maryland qua đời chỉ vài ngày sau khi trên chân xuất hiện một vết thương hở khi ông tiếp xúc với nước mặn trong vịnh gần nhà. Vết thương này nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio vulnificus. Vi khuẩn sau khi di chuyển vào máu của người đàn ông này khiến ông bị đau chân dữ dội. Ông Funk buộc phải cắt phần da nhiễm trùng và chân nhưng chỉ trong 4 ngày, nhiễm trùng di chuyển nhanh khiến bệnh nhân tử vong.

Tháng 7/2019, bà Lynn Fleming, 77 tuổi, ở bang Florida tử vong vì vết cắt ở chân khi sa vào vũng nước biển ở Coquina. Vết cắt khá nhỏ khoảng 19,05 mm, sưng tấy nhưng không có dấu hiệu bất thường nên bà không đến bệnh viện. Tuy nhiên, tình trạng trở nên trầm trọng khi vết thương rỉ máu không ngừng và sưng to nên bà nhập viện. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm cân hoại tử, còn gọi là bệnh ăn thịt do một loại vi khuẩn “ăn thịt người” gây nên. Trải qua hai cơn đột quỵ, suy nội tạng và rất nhiều cuộc phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng, bà Lynn cuối cùng không thể chống chọi và tử vong.

Vi khuẩn ăn thịt người gieo rắc nỗi kinh hoàng trên thế giới - Hình 3

Vi khuẩn ăn thịt người Vibrio.

Theo một báo cáo mới, vi khuẩn “ăn thịt” sống trong đại dương có thể lây lan sang vùng biển/bãi biển không bị ảnh hưởng trước đó do biến đổi khí hậu.

Các tác giả của nghiên cứu dẫn 5 trường hợp nhiễm vi khuẩn ăn thịt nghiêm trọng ở những người tiếp xúc với nước hoặc hải sản từ Vịnh Delwar, nằm giữa Delkn và New Jersey. Hiện tượng nhiễm trùng ở người do vi khuẩn là rất hiếm tại khu vực này vì vi khuẩn Vibrio Vulnificus thường ưa thích vùng nước ấm hơn, chẳng hạn như Vịnh Mexico. Nhưng với nhiệt độ đại dương tăng do biến đổi khí hậu, V. Vulnificus có thể di chuyển xa hơn về phía bắc, khiến bệnh nhiễm trùng này gia tăng ở cả những khu vực trước đây chưa từng ghi nhận.

V. Vulnificus sống ở vùng biển đại dương trên 55 độ F (13 độ C). Mọi người có thể bị nhiễm vi khuẩn theo hai cách: nếu họ tiêu thụ hải sản bị ô nhiễm hoặc nếu họ có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với nước biển có chứa vi khuẩn.

Mặc dù hầu hết những người bị nhiễm V. Vulnificus sẽ chỉ phát triển các triệu chứng nhẹ, một số người bị nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng. V. Vulnificus có thể gây viêm cân hoại tử, một bệnh nhiễm trùng “ăn thịt” hiếm gặp, phá hủy nhanh chóng các mô da và cơ. Điều này có thể dẫn đến cắt cụt hoặc thậm chí tử vong

Các tác giả của nghiên cứu cũng lưu ý, từ năm 2008 đến năm 2016, bệnh viện nơi họ làm việc chỉ tiếp nhận một trường hợp nhiễm virus V. Vulnificus. Nhưng vào mùa hè năm 2017 và 2018, con số đó đã nhảy vọt lên 5 trường hợp.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), viêm nhiễm hoại tử hoại tử với V. Vulnificus thường không xảy ra ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mọi người có nguy cơ nhiễm V. Vulnificus cao hơn nếu họ bị bệnh gan mãn tính hoặc các tình trạng khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ. Trong số năm trường hợp được mô tả trong báo cáo mới, có ba người bị viêm gan B hoặc C và một người mắc bệnh tiểu đường.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng V. Vulnificus, CDC khuyến nghị những người có vết thương hở tránh tiếp xúc với muối hoặc nước lợ hoặc che vết thương của họ bằng băng/gạc chống thấm. Để giảm khả năng mắc bệnh, bác sĩ cũng khuyên mọi người nên tránh ăn sò sống hoặc nấu chưa chín.

Australia báo động trước vi khuẩn ‘ăn thịt người’

Một trong số những khuẩn “ăn thịt người” nguy hiểm khác là Buruli, gây loét da. Tháng 4/2018, giới chức Australia đã lên tiếng cảnh báo về Buruli khi nó lan rộng chóng mặt tại nhiều khu vực của đất nước này. Theo số liệu thống kê, tại bang Victoria, số người bị loét da Buruli đã tăng 400% chỉ sau 4 năm.

Loét da Buruli gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium ulcerans. Chúng tiết ra các chất độc phá hủy tế bào da, các mạch máu nhỏ và mỡ dưới da từ đó gây lở loét, mất da. Căn bệnh thường xuất hiện ở tay, chân nhưng đôi khi tấn công mặt và cơ thể. Tới nay y học chưa thể xác định con người nhiễm vi khuẩn “ăn thịt” Mycobacterium ulcerans như thế nào. Vài nghiên cứu đặt giả thiết bệnh xuất phát từ các yếu tố môi trường như nước mưa, mặt đất. Số khác suy luận muỗi là thủ phạm lây truyền vi khuẩn hoặc có thể do động vật bản địa và thú nuôi trong nhà gồm chó, mèo và Koala đều có thể là nguyên nhân.

Thiên Ân

Theo saostar

Cậu bé Mỹ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người khi tắm biển

Bệnh nhi nhập viện khi cơ thể xuất hiện những vết đốm nhỏ sau đó vết thương nặng dần, ra máu, bong tróc.

Người mẹ chia sẻ, cuối tháng 6 con trai đi bơi, hôm sau xuất hiện những đốm nhỏ trên khắp cơ thể. Những ngày tiếp theo, các vết thương phát triển nặng dần, bé phải vào bệnh viện. Các bác sĩ cho rằng tình tình không có gì nghiêm trọng và kê một số loại thuốc kháng sinh, tuy nhiên vết thương ngày càng nặng hơn.

Người mẹ tiếp tục đưa con tới Bệnh viện Peninsula Regional Health System để điều trị. Tại đây, cậu bé được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn ăn thịt Vibrio.

Cậu bé Mỹ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người khi tắm biển - Hình 1

Vết thương của cậu bé do vi khuẩn ăn thịt người gây ra.

Các bác sĩ cho biết hầu hết ca nhiễm loại vi khuẩn Vibrio xảy ra vào tháng 5 đến tháng 10 hằng năm vì nhiệt độ nước ấm hơn bình thường. Vi khuẩn tiếp xúc vết thương, ngăn chặn quá trình lưu thông máu khiến mô chết và da bị phân hủy theo, nên người ta gọi loại vi khuẩn này là vi khuẩn ăn thịt.

Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), vi khuẩn Vibrio đã gây ra khoảng 80.000 bệnh và 100 ca đã tử vong ở Mỹ mỗi năm. Những người bị nhiễm bệnh bắt nguồn từ việc ăn hải sản sống, nấu chưa kỹ hoặc để vết thương hở tiếp xúc với nước biển.

Tiến sĩ Stephen Spann, trưởng khoa của Đại học Y khoa Houston, cho biết vết thương nếu tiếp xúc nước lợ, nơi có vi khuẩn sinh sống, dễ dàng làm bệnh nhân nhiễm trùng. Những chấn thương không làm rách da cũng có thể kích thích vi khuẩn ăn thịt tiếp xúc vào cơ thể. Một số loại kháng sinh có thể điều trị các vết thương này, trường nặng hơn bệnh nhân phải ghép da.

"Người trưởng thành có ít nguy cơ nhiễm vi khuẩn hơn", tiến sĩ Stephen cho biết. Những người mắc bệnh mạn tính chức năng miễn dịch như gan, hemochromatosis hoặc người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.

Phòng bệnh bằng cách sát trùng vết thương dù nhỏ hay lớn bằng xà phòng và nước, bảo vệ vết thương kỹ lưỡng với băng cá nhân cho đến khi lành hẳn. Nếu vết thương sâu, cần đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Đăng Như

Theo CNN/VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài
21:31:17 08/11/2024
Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?
10:06:34 08/11/2024
7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh
13:56:43 08/11/2024
TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng
05:01:41 08/11/2024
Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg
13:54:37 08/11/2024
3 điều cần tránh khi ăn trứng vịt lộn
11:20:07 09/11/2024
Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?
04:55:13 08/11/2024
Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết
04:56:03 08/11/2024

Tin đang nóng

"Tóm gọn" bằng chứng nàng thơ Vbiz hẹn hò với "chủ tịch" ở nước ngoài
21:01:54 09/11/2024
Động đất ở Phú Thọ, người dân Hà Nội cảm nhận rung lắc
20:15:41 09/11/2024
Hyun Bin lén lút hẹn hò ngôi sao được khao khát nhất showbiz Hàn
17:04:40 09/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng biểu diễn ở Mỹ dù đang bị đình chỉ 9 tháng, Sở VHTT TP.HCM nói gì?
19:37:03 09/11/2024
Món đồ không ai ngờ Diddy lắp kín trong nhà để quan sát 360 độ ngóc ngách mỗi buổi trụy lạc
19:31:32 09/11/2024
Làm chính thất vẫn bị đánh ghen, vợ trẻ nín nhịn cho qua rồi đợi thời cơ chín muồi mới ra cú 'chốt' ngỡ ngàng
18:03:13 09/11/2024
Bức ảnh vạch trần sự giả dối của Triệu Lộ Tư
19:15:27 09/11/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ chỉ nói 1 câu tiếng Việt cũng hút triệu view, đã đẹp ngút ngàn còn diễn hay xuất sắc
18:16:46 09/11/2024

Tin mới nhất

Loại trà dân dã, vài nghìn đồng 1 cốc nhưng đủ tác dụng

11:25:23 09/11/2024
Nhân trần là loại cây mọc hoang được dùng làm trà, có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, hỗ trợ chữa viêm gan, vàng da, sốt.

Tử vong khi uống bột màu vàng sau 2 tháng bị ung thư

11:12:42 09/11/2024
Người phụ nữ bị ung thư vú không điều trị, tự mua thuốc nam dạng bột có màu vàng uống dẫn tới hôn mê và tử vong.

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

11:10:43 09/11/2024
Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc... là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y.

Hiếm gặp răng mọc trong mũi

11:07:14 09/11/2024
Bé N.Đ.D. (4 tuổi, trú tại Yên Dũng, Bắc Giang) được gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang khám vì trẻ thường xuyên chảy máu cam.

Máy tạo nhịp tim dạng tiêm

13:46:32 08/11/2024
Vị trí tiêm đóng vai trò là điểm tiếp xúc với thiết bị bên ngoài để đo kiểm, cho phép đo điện tâm đồ và cung cấp kích thích điện công suất thấp để điều chỉnh nhịp tim.

Không chủ quan với bệnh dại

09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.

Lá bàng có tác dụng gì?

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan

20:46:30 07/11/2024
Các ca không qua khỏi do bệnh dại đa số đến từ sự chủ quan của người dân, sau khi bị động vật nghi dại cào, cắn đã không tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại kịp thời.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Có thể bạn quan tâm

Thần số học Chủ Nhật ngày 10/11/2024: Số 2 đa nghi, số 5 khó đoán

Trắc nghiệm

00:10:10 10/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 10/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 5 mang đến cho bạn những ý tưởng sáng tạo và cái nhìn mới mẻ về mọi thứ.

Ca nương 9X thi 'Chị đẹp 2024': Nổi danh từ bé, sống giàu sang bên chồng đại gia

Sao việt

23:35:29 09/11/2024
Ca nương Kiều Anh khiến khán giả ngưỡng mộ với cuộc sống hạnh phúc bên gia đình. Sau nhiều năm rút lui khỏi showbiz, cô bất ngờ trở lại sân khấu trong chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 .

Nhân vật quyền lực công khai chê "ông hoàng Kpop" G-Dragon "nhìn như ăn mày"

Sao châu á

23:09:33 09/11/2024
Ai ai cũng thích phong cách thời trang độc đáo của G-Dragon, chỉ trừ nhân vật đặc biệt này. Và người đó chính là mẹ của anh.

Điều tra vụ 4 người cầm dao, kéo hành hung tài xế taxi ở Bệnh viện Thủ Đức

Pháp luật

23:05:18 09/11/2024
4 người đã chửi bới, hành hung 1 tài xế taxi công nghệ tại bệnh viện TP Thủ Đức; thậm chí còn cầm dao, kéo đe doạ tấn công.

'Con gái màn ảnh' tặng quà đặc biệt cho trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

23:00:26 09/11/2024
Không chỉ hợp sức vượt qua các thử thách, Huỳnh Bảo Ngọc và Trần Kim Hải còn bỏ tiền túi hỗ trợ các em nhỏ của Mái ấm gia đình Việt khiến Quyền Linh cảm động.

Bão số 7 Yinxing còn mạnh cấp cực đại, suy yếu nhanh khi gặp không khí lạnh

Tin nổi bật

22:58:25 09/11/2024
Bão số 7 Yinxing duy trì cấp cực đại 14, giật cấp 17 liên tục hơn 1 ngày kể từ khi vào Biển Đông, hiện cách Hoàng Sa hơn 400km.

Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?

Thế giới

22:55:54 09/11/2024
Ngày 7/11, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản xuống phạm vi mục tiêu là 4,5-4,75%. Trước đó, Fed đã giảm lãi suất 0,5% vào tháng 9.

Khán giả phản đối Daisy Edgar Jones đóng cặp cùng 'Thần sấm' Chris Hemsworth

Hậu trường phim

22:43:48 09/11/2024
Tờ People đưa tin, ngôi sao người Úc Chris Hemsworth đang đàm phán để đảm nhận vai nam chính trong dự án sắp tới của Disney.

Á quân The Voice 2019 Võ Đức Trí từng dừng ca hát để mưu sinh

Nhạc việt

22:41:11 09/11/2024
Võ Đức Trí sinh năm 1996 tại An Giang, anh được khán giả biết đến khi đoạt Á quân Giọng hát Việt năm 2019 với tư cách là thành viên của nhóm nhạc Dominix.

Công Phượng không ghi bàn, Bình Phước vẫn giành chiến thắng

Sao thể thao

21:59:42 09/11/2024
Công Phượng bị hậu vệ đội bạn theo kèm chặt, không để lại nhiều dấu ấn trong hiệp một. Sang hiệp hai, Trẻ TP.HCM bất ngờ bị thủng lưới ngay phút 47. Thanh Bình tận dụng thành công pha bóng bổng để mở tỷ số cho Bình Phước.

Siêu phẩm cổ trang bị tẩy chay vì đầu độc động vật, 1 nữ diễn viên còn có phát ngôn vô nhân tính

Phim châu á

20:37:18 09/11/2024
Ngày 7/11, Nữ hoàng Ayodhaya vừa lên sóng tập thứ 5, hé lộ nhiều tình tiết gay cấn và hấp dẫn bên trong bối cảnh sử thi hoàng gia Thái Lan.