Vị khách Việt mê du lịch bụi chia sẻ trải nghiệm khó quên trên đất ‘Mặt trời không bao giờ lặn’ đẹp như tranh vẽ
Người đàn ông mê du lịch bụi quyết tâm hoàn thành các mục tiêu còn dang dở trước đại dịch.
Sau 2 năm “nằm nhà” vì dịch bệnh Covid-19, cũng giống như nhiều người đam mê khám phá du lịch, anh Chương (ở Vũng Tàu) đã cảm thấy “ngứa ngáy chân tay” và quyết định xách balo lên đi cho thỏa ước nguyện khám phá những chân trời mới.
Thay vì chọn các tour du lịch theo nhóm an toàn, người đàn ông mê du lịch bụi lại quyết tâm hoàn thành các mục tiêu còn dang dở. Đó là hiking ở các cung đường tại Lofoten (Na Uy), dãy Alps (Pháp) và Dolomites (Ý).
Ảnh do anh Chương chụp ở đỉnh núi Ryten.
Chuyến du lịch bụi đáng nhớ
Với chiếc balo và trợ thủ đắc lực là máy ảnh, anh Chương đã ghi lại được những bức ảnh đẹp đến nao lòng về một địa danh ít người biết đến ở Na Uy – Đỉnh núi Ryten (mệnh danh là Lưỡi quỷ nhỏ thuộc quần đảo Lofoten).
Không chỉ có đi và ngắm, anh Chương còn tìm hiểu rất kỹ về nơi mình đặt chân đến. Bằng những kiến thức đã đọc và ghi nhớ, anh thực sự có một chuyến đi đầy ắp trải nghiệm, vô cùng ý nghĩa.
Anh chia sẻ: “Bộ phim tài liệu của 2 vận động viên lướt sóng và nhà làm phim người Na Uy có tên “ Mặt trời Phương Bắc” (North of the Sun) ra mắt vào năm 2012 đã trở nên nổi tiếng và giành chiến thắng trong nhiều liên hoan phim.
Năm 2011, Inge Wegge (25 tuổi) và Jrn Ranum (22 tuổi) đã đến vịnh Kvalvika, ẩn mình ở Ryten, Lofoten. Tại đây họ đã trải qua 9 tháng trong mùa đông khắc nghiệt của Na Uy. Nhặt rác, làm sạch bãi biển, dựng một cabin nhỏ bằng gỗ trôi dạt từ biển vào bờ vịnh, lướt sóng và sống bằng thực phẩm hết hạn mà các cửa hàng lẽ ra đã vứt bỏ để làm ra bộ phim để đời của họ. Những ai yêu thiên nhiên ắt hẳn sẽ yêu thích bộ phim này.
Kể từ đó, “Mặt trời Phương Bắc” đã truyền cảm hứng cho nhiều du khách bắt đầu cuộc phiêu lưu của riêng họ khi đến Na Uy. Nhiều người đã thực hiện chuyến đi bộ đường dài (hiking) tới vịnh Kvalvika để tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp hoang sơ, kỳ ảo với bãi cát trắng, nước biển màu xanh ngọc và đặc biệt là ánh sáng đẹp đến ma mị của thời khắc “Đêm trắng” ở Na Uy (Midnight Sun)”.
Sau khi biết đến bộ phim, anh Chương cũng ấp ủ một chuyến đi đến Lofoten (Na Uy). Để rồi, kết quả là những bức ảnh đẹp mĩ mãn từ đỉnh Ryten ở Lofoten.
Anh cho biết, từ đỉnh núi Ryten có thể ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Kvalvika. Tại đây người ta đã phát hiện ra mỏm đá sống ảo siêu đẹp được lấy tên là Ryten, biệt danh là “Mini Trolltunga” – Lưỡi Quỷ nhỏ.
Mỏm đá sống ảo siêu đẹp được lấy tên là Ryten, biệt danh là “Mini Trolltunga” – Lưỡi Quỷ nhỏ.
Video đang HOT
So với Trolltunga – Lưỡi quỷ xịn ở gần Tyssedal (Na Uy) thì Ryten có kích thước bé hơn nhiều, đường đi cũng ngắn và dễ hơn (tổng quảng đường 8-10km, thời gian mất 4-6 tiếng đồng hồ, tùy điều kiện thời tiết). Ít người biết đến hơn nhưng mức độ đẹp thì khó phân thắng bại. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Trolltunga không có được cảnh tượng ánh sáng Mặt trời chiếu vào vào lúc 9h tối đến 12h đêm như ở Ryten được.
Lofoten là vùng đất mặt trời không bao giờ lặn trong khoảng thời gian từ 27/5 đến 17/7, không có khái niệm bình minh hay hoàng hôn.
Phải mất 1 ngày đến đây, anh Chương mới định vị được hướng của tia nắng nên anh quyết định đi lên từ 5h chiều, ánh sáng đẹp nhất vào khoảng 8h-11h tối, hướng nắng chiếu trực tiếp vào vịnh làm núi nổi bật mà vàng và bãi biển xanh hơn. Việc chụp ảnh với mỏm đá cũng xuôi theo chiều ánh sáng nên nhìn “siêu ảo” hơn. Sau thời gian 11h tối thì không còn ánh sáng chiếu vào do bị núi chắn mất nên có thể đi xuống hoặc hạ lều ngủ.
Anh Chương cũng không quên chỉ đường cho mọi người để có chuyến đi an toàn, đáng nhớ nhất: “Ryten cách làng Reine khoảng 26km, cách Leknes 38km, cách đến đây tốt nhất là thuê xe tự lái và gửi ở bãi xe ở chân núi giá 150NOK (hơn 300 nghìn VNĐ). Nên mang theo áo giữ nhiệt, chống gió và chống thấm vì mùa Hè nhưng nhiệt độ tầm 6-10 độ và gió khá to, thời tiết thay đổi chóng mặt…”.
Trải nghiệm chụp ảnh phản chiếu
Trước đó, anh Chương cũng đã có trải nghiệm chụp ảnh phản chiếu ở nơi mà anh ví như “thiên đường” Lofoten.
Anh chia sẻ: “Chụp ảnh phản chiếu (reflection) là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất trong nhiếp ảnh, chứng kiến được thời điểm này khi đi du lịch ắt hẳn ta phải rất may mắn trong điều kiện phong cảnh và ánh nắng đẹp, gió lặng…
Có nhiều vùng đất chụp ảnh phản chiếu siêu đẹp như Mỹ, Canada, New Zealand, Thụy Sỹ, Ý, Tây Tạng, Ladakh (Ấn Độ), Na Uy…
Một trong những nơi đặc biệt hơn tất cả đó là Lofoten, nơi được xem là Venice của Na Uy hay Vịnh Hạ Long phiên bản Bắc Âu.
Ấn tượng lớn nhất ở Lofoten nằm ở chỗ đây là vùng đất “Mặt trời không bao giờ lặn” (Midnight sun) từ 27/5 đến 17/7. Và khi đó, nếu bắt gặp cảnh tượng phản chiếu thì có thể chụp đến vài tiếng đồng hồ mà không lo cảnh đẹp siêu thực (epic) biến mất.
Ở những nơi khác, ta chỉ có thể chụp ảnh phản chiếu Bình Minh hay Hoàng Hôn vào giờ “vàng”. Hoặc cảnh tượng diễn ra trong vài phút, thậm chí chỉ có vài giây. Muốn chụp cũng phải rất vội vàng, tim đập, tay run. Nhưng ở Lofoten thì không như vậy, ta có thể vừa chụp, vừa ngắm cảnh và nghe nhạc, đôi khi ngủ một giấc thì cảnh đẹp phản chiếu vẫn không thay đổi.
Hình ảnh mình chụp ở eo biển trên đường tới Reine vào lúc 0h30 đến 2h sáng, chụp đến mức cháy máy mà vẫn y nguyên màu sắc, đến mức phải dời đi để tranh thủ chụp nơi khác”.
Nguồn ảnh: FBNV
Giải mã hiện tượng 'đêm trắng', mặt trời không bao giờ lặn ở Nga
Khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến tháng 7, người dân tại nhiều nơi tại nước Nga gần như không thấy mặt trời lặn.
Đêm trắng hay bạch dạ, là hiện tượng khoảng thời gian ban ban đêm có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp dù Mặt Trời đã lặn.
Nói dễ hiểu hơn, đêm trắng là thời điểm hoàng hôn kéo dài suốt đêm, đến sau 23h Mặt Trời mới biến mất.
Tại Nga, hiện tượng đêm trắng diễn ra trong vòng 2 tháng hè, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7.
Đây cũng là thời điểm ấm nhất ở xứ sở Bạch dương.
Đêm trắng xảy ra ở phần lớn lãnh thổ nước Nga nhưng Saint Petersburg là khu vực cho phép người dân và du khách quan sát rõ nhất hiện tượng đặc biệt này.
Vào khoảng thời gian này, mặt trời thường lặn lúc 23h25, ban ngày dài tới 18 tiếng 50 phút.
Đây cũng là thời điểm nơi đây tổ chức rất nhiều hoạt động cũng như lễ hội hoành tráng.
Người dân Saint Petersburg cũng thích tận hưởng thời gian đẹp nhất của thành phố bên dòng Neva.
Đêm trắng ở Saint Petersburg còn là đêm trắng của những cuộc hẹn hò.
Không khó để bắt gặp những cặp tình nhân nép mình vào nhau dọc bờ sông Neva.
Giải mã bí ẩn hiện tượng đêm trắng ở nước Nga Theo quy luật của tự nhiên ban ngày bầu trời sáng tỏ, ánh sáng ngập tràn, ban đêm vạn vật chìm trong bóng tối. Tuy nhiên, ở nước Nga lại thường xuyên xảy ra hiện tượng rất kì thú đó là buổi đêm vẫn sáng như ban ngày. Không giống như những mùa hè bình thường vẫn diễn ra trên khắp thế giới,...