Vị khách khả nghi trên chuyến bay cùng con gái cựu điệp viên Nga
Giới tình báo Anh đang hướng sự chú ý đến một vị khách ngồi cùng chuyến bay với Yulia, con gái cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal, một ngày trước khi họ nghi bị đầu độc bằng chất độc thần kinh tại Salisbury (Anh) hôm 4/3, hãng tin The Sun cho biết.
Cha con cựu điệp viên Nga Skripal (Ảnh: EPA)
Hãng tin The Sun dẫn lời ông John Glen, một quan chức trong chính phủ Anh, ngày 4/4 cho biết giới tình báo nước này đang hướng nghi vấn đến một vị khách đi cùng chuyến bay của hãng hàng không Nga Aeroflot với Yulia hôm 3/3, một ngày trước khi cha con cựu điệp viên Skripal phải nhập viện trong tình trạng bất tỉnh nhân sự nghi do bị đầu độc bằng chất độc thần kinh.
Chỉ vài giờ sau khi máy bay từ Moscow hạ cánh xuống sân bay Heathrow của Anh, vị khách này đã bắt chuyến bay ngược trở lại Nga. Chuyến đi vội vã của vị khách này làm dấy lên sự nghi ngờ. Báo Dailymail dẫn một nguồn tin an ninh cấp cao nói rằng, giới tình báo Anh nghi ngờ đây có thể là nhân vật có liên quan đến nghi án đầu độc cha con cựu điệp viên Skripal.
Cơ quan an ninh Anh được cho là sẽ triệu tập một số người để thẩm vấn, phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, hiện chưa rõ danh tính cũng như bản chất mối liên hệ tiềm tàng giữa những người này với vụ tấn công.
Video đang HOT
Trước đó, theo The Sun, c ảnh sát Anh được cho là đã thẩm vấn một người bạn của con gái cựu điệp viên Nga nghi bị đầu độc tại Anh liên quan tới những món quà khả nghi của người phụ nữ này. Cụ thể, Yulia đã nhờ người phụ nữ chưa rõ danh tính này, người cũng đáp một chuyến bay khác tới London, mua hộ và mang kiều mạch – món ăn yêu thích của ông Skripal tới Anh giúp cô. Người phụ nữ này được cho là đã tới Anh cùng chồng không lâu sau Yulia. Cảnh sát nghi ngờ những món quà mà Yulia gửi cho bố của cô có thể chứa chất độc thần kinh Novichok.
Hiện tại rất nhiều giả thuyết được đưa ra liên quan đến vụ cha con Skripal nghi bị đầu độc. Giới chức Anh cáo buộc Nga đứng sau vụ việc này tuy nhiên đến nay chưa đưa ra bất cứ bằng chứng nào để chứng minh chất độc Novichok có nguồn gốc từ Nga.
Minh Phương
Theo Dantri
Bị từ chối điều tra chung, Nga đề nghị Liên Hợp Quốc họp khẩn vụ cựu điệp viên
Nga đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở phiên họp khẩn vào hôm nay 5/4 để thảo luận về các cáo buộc của Anh liên quan đến vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal nghi bị đầu độc trong bối cảnh London từ chối để Moscow tham gia điều tra, hãng tin RT cho biết.
Nga đề nghị Liên Hợp Quốc họp khẩn vụ cựu điệp viên. (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo hãng tin TASS, đề nghị trên được Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya trình lên trong thư gửi Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đại sứ Nebenzya nhấn mạnh: "Việc sử dụng vũ khí hóa học bởi bất cứ đối tượng nào, ở bất cứ đâu là không thể chấp nhận được, cần bị điều tra và trừng phạt.
Đề nghị được đưa ra sau khi Văn phòng đối ngoại Anh và Thịnh vượng chung bất ngờ gỡ bỏ dòng tweet hôm 22/3 nói rằng các chuyên gia tại phòng thí nghiệm Porton Down của Anh đã xác nhận chất độc tìm thấy trong vụ Skripal là chất độc thần kinh Novichok được sản xuất ở Nga. Tuy nhiên, người đứng đầu Porton Down hôm qua thừa nhận không thể tìm ra nguồn gốc của chất độc này.
Trong khi đó, Anh đến nay vẫn từ chối cung cấp bất cứ bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc Nga có liên quan đến vụ việc Skripal. Anh cũng từ chối điều tra chung với Nga về vụ việc này.
Sputnik dẫn lời Đại diện thường trực của Anh tại Tổ chức cấm Vũ khí hóa học (OPCW) John Foggo nói: "Anh và nhiều nước khác ủng hộ London, đã đi đến kết luận rằng có khả năng cao là Nga phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công này và không còn lời giải thích nào hợp lý hơn. Công ước về vũ khí hoá học không cho phép nghi phạm tham gia vào điều tra chung. Làm như vậy sẽ là sự băng hoại".
OPCW hôm qua đã tiến hành bỏ phiếu về đề nghị điều tra chung của Nga. Tuy nhiên, đề xuất của Nga không được chấp nhận với 15 phiếu chống, 6 phiếu thuận của Trung Quốc, Azerbaijan, Sudan, Algeria và Nga, trong khi 17 thành viên OPCW bỏ phiếu trống.
Đại diện của Nga tại OPCW Alexander Shulgin nói rằng, việc 17 thành viên bỏ phiếu trống "đồng nghĩa với việc hơn một nửa thành viên Hội đồng hành pháp OPCW không ủng hộ quan điểm của Mỹ và Anh"
Ông Shulgin trước đó cũng tuyên bố, Nga sẽ không chấp nhận bất cứ kết quả điều tra nào về cụ Skripal nếu không được tham gia điều tra chung.
Căng thẳng giữa Nga và Anh nói riêng, phương Tây nói chung leo thang căng thẳng sau vụ cựu điệp viên hai mang của Nga Sergei Skripal và con gái Yulia nghi bị đầu độc tại Anh hôm 4/3. Anh cáo buộc Nga đứng sau nghi án, trong khi Moscow phản bác cáo buộc bị cho là "vô căn cứ" này.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 2/4 cảnh báo, Anh cuối cùng sẽ phải xin lỗi Nga về vụ việc. Về phần mình, Tổng thống Putin hôm qua nói rằng, Moscow không mong chờ lời xin lỗi của Anh, mà mong muốn sự chiến thắng của lương tri và nhanh chóng khép lại căng thẳng liên quan đến vụ cựu điệp viên Skripal.
Minh Phương
Theo Dantri
Nga nhận được phản hồi đáng kể duy nhất về vụ cựu điệp viên nghi bị đầu độc Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức chống phổ biến vũ khí hóa học (OPCW) cho biết chỉ nhận được phản hồi đáng kể duy nhất từ cơ quan này liên quan đến cuộc điều tra nghi vấn cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh. Nga đã gửi bản danh sách câu hỏi liên quan...