“Vị khách” 15 năm nương náu ở sứ quán Mỹ tại Hungary
Người sáng lập Wikileaks Julian Assange vừa tiết lộ có thể xin tị nạn ở sứ quán Ecuador tại London tới một năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian này vẫn chưa “thấm vào đâu” so với một Hồng y giáo chủ Hungary, người đã trải qua 15 năm trong sứ quán Mỹ tại Budapest.
Câu chuyện xảy ra với Hồng y Jozsef Mindszenty, người đứng đầu nhà thờ Công giáo ở Hungary, vào giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh lạnh. Những người chống đối chính quyền tại Hungary khi đó tiến hành một cuộc nổi dậy nhưng không thành do quân đội Xô Viết tiến vào thành phố để trấn áp. Hồng y Jozsef Mindszenty, một người thường công khai chỉ trích chính quyền, buộc phải lựa chọn: hoặc trốn đi hoặc chịu bị bắt giữ.
Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Hồng y Mindszenty từng phải ngồi tù 8 năm do những cáo buộc về tội phản quốc. Vị Hồng y chỉ được thả tự do vài ngày trước khi phe chống đối chính phủ thực hiện cuộc nổi dậy. Và Mindszenty quyết định tới tòa đại sứ Mỹ ở Budapest để nương náu, tránh bị quân Xô Viết bắt giữ, vào ngày 4/11/1956.
Hồng y Jozsef Mindszenty, người cư trú 15 năm trong tòa ĐSQ Mỹ ở Budapest
“Khi nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi thấy 4 người đang đi tới, hai trong số đó mặc quân phục còn hai người kia mặc áo chùm đen của nhà thờ. Tôi nhận ra một trong số đó là Hồng y Mindszenty”, viên sĩ quan Hải quân Gerald Bolick, khi đó vừa kết thúc phiên tuần tra buổi sáng tại tòa đại sứ Mỹ, thuật lại.
“Ngay lập tức tôi chạy đi báo cáo với sĩ quan chỉ huy. Chỉ huy của tôi đáp: Hãy làm nhiệm vụ của anh. Sau đó tôi đã mở cửa cho vị Hồng y”, Bolick kể. Cùng lúc đó, tòa đại sứ Mỹ nhận được bức điện từ Washington với nội dung: “Nếu Hồng y xuất hiện, hãy cho ông ta trú ẩn”.
Tuy nhiên, để bảo vệ vị Hồng y là nhiệm vụ không hề dễ dàng với Bolick cũng như nhóm nhỏ sĩ quan bảo vệ tòa công sứ. “Quân Xô Viết đã chiếm đài phát thanh Magyar và tuyên bố họ sẽ tới sứ quán Mỹ để đưa Hồng y đi”.
Video đang HOT
Ở bên trong tòa công sứ, Bolick và các sĩ quan khác đã chuẩn bị vũ khí cho một cuộc giao tranh. “Chúng tôi không thể giao nộp Hồng y. Chúng tôi quyết chiến đấu để bảo vệ ông ấy”.
Người sáng lập Wikileaks, Julian Assange trốn trong ĐSQ Ecuador ở London để khỏi bị dẫn độ về Thụy Điển
Những nhân vật nổi tiếng từng xin tị nạn ở các sứ quán
Jozsef Mindszenty – 15 năm. Hồng y người Hungary tị nạn tại sứ quán Mỹ ở Budapest từ 1956-1971
Raul Haya de la Torre – 5 năm. Chính trị gia người Peru xin tị nạn trong sứ quán Colombia
Manuel Noriega – 10 ngày. Tổng thống Panama ẩn náu ở tòa đại sứ Vatican sau cuộc xâm chiếm của Mỹ năm 1989.
Morgan Tsvangirai – một tuần. Thủ lĩnh phe đối lập tại Zimbabwe tới cư trú tại sứ quán Hà Lan ở Harare vào tháng 6/2008. Một năm sau, ông này tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng trong một chính phủ chia sẻ quyền lực.
Tuy nhiên, tình hình căng thẳng được tháo gỡ khi cuối cùng quân đội Xô Viết quyết định sẽ không tấn công tòa đại sứ. Dù vậy, họ đã trấn áp được cuộc nổi dậy của phe chống đối chính phủ. Đảng Cộng sản được sự hỗ trợ của phía Xô Viết tiếp tục nắm chính quyề. Hàng ngàn người chống đối sau đó đã bị bắt giam.
Trong tòa đại sứ, vị Hồng y được bố trí ở tại văn phòng của đại sứ, gồm hai phòng và có cả phòng vệ sinh riêng. Tòa đại sứ quán Mỹ là một tòa nhà 5 tầng nằm ở góc của một đại lộ trung tâm Budapest.
Trong thời gian cư trú ở đó, Hồng y Mindszenty hàng ngày đi bộ trong khu vườn nhỏ của tòa công sứ, trong khi lính gác có nhiệm vụ canh chừng các tay súng bắn tỉa. Khu vườn được bao quanh ở 3 mặt bởi các tòa nhà của lực lượng an ninh Hungary.
Năm 1963, Liên Hợp Quốc mới chính thức công nhận chính quyền mới tại Hungary. Tuy nhiên, việc đưa Hồng y Mindszenty ra khỏi tòa đại sứ Mỹ vẫn là vấn đề phức tạp, bởi liên quan tới chính phủ Hungary, Xô Viết, Mỹ và Giáo hội Vatican. Bản thân Hồng y không chấp nhận thỏa hiệp.
8 năm sau, Vatican tỏ ý muốn bình thường hóa mối quan hệ với chính quyềnHungary. Với sự giúp đỡ của Mỹ, các bên đã đi tới nhất trí đưa vị Hồng y ra khỏi tòa đại sứ Mỹ. Ngày 28/9/1971, Mindszenty rời tòa đại sứ Mỹ, gần tròn 15 năm kể từ ngày ông xin vào đây tị nạn.
Sau đó, Mindszenty tới Rome và xuất bản hồi ký mà ông viết trong quãng thời gian cư trú ở đại sứ quán Mỹ. Mindszenty mất tại Vienna vào năm 1975 ở tuổi 83. Trong tòa đại sứ của Mỹ tại Budapest, hiện vẫn còn treo bức hình của vị khách đã sống ở đây trong suốt 15 năm.
Theo Dantri
Sứ quán Mỹ ở Bỉ sơ tán vì bom
Cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ và một số văn phòng chính phủ ở Bỉ hôm qua phải sơ tán sau khi cảnh sát phát hiện một chiếc xe khả nghi gần khu vực này.
Sứ quán Mỹ ở Brussels, Bỉ. Ảnh: businessgreen
Cảnh sát cho biết một nhân viên tuần tra đã phát hiện chiếc xe khả nghi trên vào khoảng giữa trưa qua và gọi cho đội phá bom, đồng thời thông tin cho sứ quán Mỹ. Đội ngũ nhân viên sứ quán Mỹ, trong có cả ban đại diện của Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU), đều được sơ tán sau đó.
Cảnh sát cho hay động thái này của Mỹ được tiến hành độc lập như một biện pháp đề phòng, trong khi chính quyền cũng yêu cầu sơ tán nhân viên tại các văn phòng chính phủ của Bỉ trong khu vực.
Tuy nhiên, theo phát ngôn viên cảnh sát Ilse Van De Kerre, lực lượng an ninh không tìm thấy vật thể khả nghi nào trên xe. "Chúng tôi không muốn bất kỳ nguy cơ nào xảy ra vì thế đội phá bom quân đội đã được điều đến", bà nói thêm.
Cảnh báo bom đã khiến giao thông ở trung tâm thủ đô Brussels, gần cung điện hoàng gia, nơi đóng nhiều sứ quán các nước, bị gián đoạn.
Theo VNE
Cuộc sống của chủ WikiLeaks trong sứ quán Ecuador Trong đại sứ quán Ecuador tại London, Julian Assange giữ cho mình bận rộn bằng cách làm việc với máy tính, tập thể dục trên máy chạy, và nấu ăn bằng lò vi sóng. Ông chủ Wikileaks Julian Assange trò chuyện với ông Baltasar Garzon, cố vấn pháp lý trong tòa nhà đại sứ quán Ecuador tại London. Ảnh: AP "Điều kiện sinh...