Vì Iran, Mỹ mất oan hợp đồng máy bay không người lái 6 tỷ USD với Ấn Độ
Ấn Độ từ chối mua máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ vì lý do giá thành cao mà lại dễ bị tổn thương – truyền thông Ấn Độ cho biết.
Chính quyền Ấn Độ đang đặt câu hỏi về việc mua máy bay trinh sát không người lái ( UAV) RQ-4 Global Hawk của Mỹ sau khi Iran bắn hạ một thiết bị tương tự hồi cuối tháng 6 – tờ báo Hindustan Times của Ấn Độ đưa tin.
“Việc Iran bắn hạ máy bay không người lái Global Hawk của Mỹ trên vịnh Ba Tư khiến Bộ Quốc phòng Ấn Độ và lực lượng Không quân của đất nước phải xem xét lại việc mua những chiếc UAV vũ trang của Mỹ vì các yếu tố giá thành và dễ bị tổn thương của chúng” – ấn phẩm viết.
Theo Hindustan Times, Ấn Độ trước đó có kế hoạch chi 6 tỷ USD để mua 30 chiếc UAV từ Mỹ – 10 chiếc cho mỗi quân chủng. Bộ Quốc phòng Ấn Độ hiện vẫn chưa trình Chính phủ phê duyệt hợp đồng, tuy nhiên, sau sự cố ở Trung Đông, thương vụ này có lẽ sẽ không bao giờ được đề xuất nữa.
Vì Iran, Mỹ mất oan hợp đồng máy bay không người lái 6 tỷ USD với Ấn Độ. (Ảnh: wikipedia.org)
Video đang HOT
Ngoài ra, còn một lý do khác nữa đó là giá thành của chiếc UAV Mỹ quá cao. Giá của chiếc RQ-4 chưa có thiết bị đi kèm dành cho Ấn Độ là 100 triệu USD. Trong khi chiếc Global Hawk phiên bản tấn công có tên lửa Hellfire và bom dẫn đường bằng laser còn có giá gấp đôi.
“Nó còn đắt hơn một chiếc máy bay chiến đấu đa năng Rafale có trang bị tên lửa. Trong trường hợp này, Không quân Ấn Độ sẽ ưu tiên mua máy bay chiến đấu đa năng có trang bị tên lửa không đối không tầm xa” – ấn phẩm của Ấn Độ dẫn lời một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng nước này cho biết.
Hồi cuối tháng 6, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) thông báo bắn hạ một chiếc máy bay không người lái của Mỹ trên vùng biển thuộc tỉnh ven biển Hormozgan, miền Nam Iran, với cáo buộc xâm phạm không phận nước này. Chiếc máy bay trinh sát chiến lược trị giá 140 triệu USD của Mỹ bị phá hủy bởi hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất.
Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận thông tin về việc một chiếc UAV của họ bị phá hủy, tuy nhiên lại tuyên bố rằng chiếc UAV này bị bắn hạ khi đang trên không phận quốc tế tại eo biển Hormuz.
RQ-4 Global Hawk được thiết kế để tiến hành các hoạt động trinh sát chiến lược trên không ở sâu bên trong vùng lãnh thổ đối phương suốt một thời gian dài. Khi ở tầm bay cao, chiếc UAV này có thể giám sát cả một vùng rộng lớn, thực hiện trinh sát các mục tiêu điểm với độ phân giải cao và truyền thông tin trinh sát về trung tâm chỉ huy theo thời gian thực.
(Nguồn: Interfax)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Ấn Độ có thể xem xét lại kế hoạch mua 6 tỷ USD vũ khí của Mỹ
New Delhi được cho là đang cân nhắc lại kế hoạch chi 6 tỷ USD mua máy bay không người lái (UAV) của Mỹ sau vụ việc Iran bắn rơi UAV của Washington ở vịnh Ba Tư tháng trước.
Máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Báo Hindustan Times dẫn nguồn tin quân sự cho biết không quân Ấn Độ (IAF) đang cân nhắc lại kế hoạch mua 30 UAV trị giá 6 tỷ USD từ Mỹ sau vụ việc Iran bắn rơi UAV Washington hồi tháng 6.
Nguồn tin nói rằng IAF hiện đang đặc biệt quan tâm tới sự hiệu quả và khả năng "sinh tồn" của các UAV khi chúng hoạt động ở những điểm nóng cạnh tại biên giới với Pakistan hoặc Trung Quốc, những lực lượng mà Ấn Độ đánh giá được trang bị các hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại.
Ngày 20/6, Iran tuyên bố họ đã bắn rơi UAV do thám RQ-4 Global Hawk của Mỹ với cáo buộc xâm phạm không phận của Tehran. Mỹ đã bác bỏ thông tin này, "tố" ngược Iran bắn "vô cớ" máy bay Mỹ ở vùng biển quốc tế.
Hindustan Times cho biết, một ý kiến đã chỉ ra rằng quân đội Mỹ đã triển khai thành công các UAV của họ tại chiến trường "Afghanistan, Pakistan, Iraq và Syria, nơi không quân Mỹ có khả năng kiểm soát vùng trời".
Ngoài những băn khoăn về mặt hiệu quả của các UAV Mỹ, Ấn Độ được cho là còn cân nhắc giá thành khá đắt đỏ của các máy bay Washington khi so sánh với máy bay chiến đấu Rafael của Pháp mà họ cũng đang cân nhắc mua.
"Một UAV có vũ trang của Mỹ đắt hơn một chiếc tiêm kích đa nhiệm Rafael với đầy đủ vũ khí và tên lửa. Trong điều kiện này, IAF có thể sẽ nghiêng về khả năng mua thêm máy bay chiến đấu đa nhiệm với tên lửa không đối không tầm xa trong bối cảnh Ấn Độ cũng đang muốn chi tiền nhằm thay thế các xe tăng T-72 đã cũ kỹ", nguồn tin cho hay.
Trong khi đó, lại có nguồn tin cho biết, một ý kiến nhận định rằng Pakistan là quốc gia có khả năng bắn hạ UAV, và nếu Ấn Độ mua máy bay của Mỹ, Islamabad phải nghĩ "100 lần trước khi quyết định bắn rơi UAV Mỹ hay không".
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan bùng nổ hồi tháng 2 ở khu vực tranh chấp Kashmir sau khi 40 quân nhân New Delhi bị thiệt mạng trong một vụ đánh bom ở Pulwama. Ấn Độ cáo buộc nhóm Jaish-e-Mohammad có sào huyệt ở Pakistan đứng sau vụ tấn công và Islamabad tài trợ khủng bố. Pakistan đã bác bỏ điều này. Căng thẳng sau đó đã bùng phát thành cuộc không chiến giữa 2 nước láng giềng vào ngày 26/2 và hai bên đều tuyên bố bắn rơi máy bay chiến đấu của nhau.
Theo Đức Hoàng/Dân Trí
doisongphapluatTin thế giới : Iran bị Mỹ tấn công, Trung Quốc sẵn sàng chìa tay cứu? Mối quan hệ của Trung Quốc và Iran đang được thử thách sau khi chính quyền Donald Trump phát lệnh trừng phạt công ty năng lượng nhà nước Zhuhai Zhenrong của Trung Quốc vì vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu mỏ Iran. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani trò chuyện thân...