Vị Hoàng đế Trung Hoa có cuộc sống hôn nhân cực “lạ”: Suốt đời một vợ một chồng bởi lý do đằng sau u ám đến cực điểm
Đàn ông cổ đại tam thê tứ thiếp là bình thường, Hoàng đế lại càng có hàng ngàn bà vợ, thế nhưng với Minh Hiếu Tông thì cực kỳ khác biệt.
Thời đại phong kiến, chuyện một người đàn ông có thê thiếp chẳng phải lạ. Hoàng đế lại càng nổi tiếng nhiều vợ hơn. Chẳng vậy mà có câu “Hậu cung 3 ngàn giai tần mỹ nữ” để chỉ những người vợ của vua, suốt ngày chỉ chờ đợi để được vua sủng ái.
Bởi vậy, câu chuyện một Hoàng đế suốt đời chỉ có duy nhất một bà vợ thật sự quá lạ và bất ngờ. Trong lịch sử Trung Hoa, có một vị vua như thế đấy. Ngời ấy chính là Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường. Ông là Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Minh.
Vị Hoàng đế sống cuộc đời “không bình thường” với Hoàng hậu
Cả đời, Minh Hiếu Tông chỉ có một người vợ duy nhất chính là Hoàng hậu Trương Thị.
Trong Minh Thực Lục – Bản ghi chép chân thực về các Hoàng đế triều Minh có những câu chuyện kể lại về tình cảm gắn bó của Minh Hiếu Tông và vợ.
Khi ông còn là Thái tử đã cưới Trương thị về làm Thái tử phi. Kể từ lúc đó cho đến khi lên ngôi và suốt thời gian ngồi trên ngai vàng, ông chẳng có thêm một người phụ nữ nào khác.
Theo sử sách ghi lại, Trương Thị chính là người đã cùng đồng hành với Hoàng đế kể từ khi còn nhỏ. Họ là một cặp đôi thanh mai trúc mã đích thực. Trương Thị Hoàng hậu là người vui vẻ, sôi nổi và rất đáng yêu.
Minh Hiếu Tông từ khi mới là Hoàng tử đã gặp nhiều vấn đề về tâm lý, thế nhưng Trương Thị đã cùng ông bước qua thời kỳ bất ổn. Bởi vậy, họ dần dần nảy sinh tình yêu rồi đến với nhau rất tự nhiên.
Trong lịch sử Trung Hoa, Hoàng đế và Hoàng hậu các triều đại không thể ở cùng một nơi. Thời Minh, Hoàng đế ở Càn Thanh cung, Hoàng hậu ở Khôn Trừ cung. Mỗi đêm sau khi Hoàng đế lâm hạnh xong thì sẽ có người đưa Hoàng hậu về cung của mình. Tuy nhiên, Chu Hựu Đường thì khác. Bình thường, ông và Trương Thị Hoàng hậu sinh sống như những cặp vợ chồng bình thường khác.
Tranh vẽ Minh Hiếu Tông và Trương Hoàng hậu.
Có một lần Trương Hoàng hậu bị sưng miệng, Hoằng Trị Đế đã tự tay bưng nước, truyền thuốc cho bà. Thậm chí, ông còn không dám ho vì sợ làm phiền bà nghỉ ngơi. Những hành động của ông với vợ luôn ân cần chu đáo hết mức.
Gia đình của Trương Thị cũng được “nhờ” bởi con gái là bậc mẫu nghi thiên hạ. Hoàng đế đã phong bá cho cha của Hoàng hậu. Sau khi ông chết đi được truy phong là Xương Quốc Công.
Con trai đầu lòng Chu Hậu Chiếu vừa sinh ra đã được tấn phong làm Hầu và sau này trở thành Thái Tử. Hai người em của Hoàng Hậu cũng được phong Hầu.
Thời Minh triều, mẫu thân của Hoàng hậu rất ít khi được vào cung thăm con gái. Thế nhưng đến đời của Trương Thị. mẹ bà được vào hoàng cung chơi vớ con cháu như nhà mình. Thậm chí Hoàng đế còn xây dựng cho mẹ vợ một cung điện trong cung để tiện bề sang thăm nom vợ mình.
Được biết, trước mặt Hoàng đế, Trương Hoàng hậu thoải mái xưng “ta” chứ không phải “thiếp” như tất cả các vị Hoàng hậu khác.
Gia đình Trương Thị cũng nhờ sự dung túng với Vua mà làm những điều sai trái. Tuy vậy, Hoàng đế yêu ai yêu cả đường đi lối về hết sức dung túng. Suy cho cùng đây cũng là “điều hạn chế” hiếm hoi của mối quan hệ này.
Có thể nói, cặp đôi Trương Hoàng Hậu và Minh Hiếu Tông là biểu tượng hiếm hoi cho chuyện tình yêu thật lòng chốn Hoàng cung. Họ đã xây dựng nên một cuộc sống hôn nhân như mơ, ít có Hoàng đế nào thực hiện theo được.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc sống một vợ một chồng ít ai ngờ
Tuy nhiên, lý do cho việc chung tình như thế cũng có câu chuyện đằng sau. Câu chuyện này bắt nguồn từ khi Hoàng đế Minh Hiếu Tông còn chưa ra đời. Nó cũng nhuốm màu u ám và rất bi thảm, khiến người đời phải xót xa mãi.
Theo đó, Minh Hiếu Tông chính là con trai thứ ba của Hoàng đế Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Mẹ ông là Kỷ Thục phi, một phi tần có xuất thân thấp kém hơn những người khác.
Khi ấy, hậu cung có Vạn Quý phi được nhà vua sủng ái bậc nhất. Bà đã hạ sinh cho vua một Hoàng tử. Tuy nhiên, vị Hoàng tử này chẳng sống được bao lâu và chết yểu.
Mất con, Vạn Quý phi càng trở nên điên cuồng và liên tục lập ra âm mưu để có thể khiến cho không phi tần nào mang thai hay sinh ra Hoàng tử được. Nếu đã mang thai, Quý phi sẽ tìm cách ép phá thai hoặc lấy mạng người đó bằng thủ đoạn vô cùng thâm độc. Thậm chí, những Hoàng tử được sinh ra cũng bị đầu độc đến chết sạch, chẳng còn một ai.
Sau này Kỷ Thục phi mang thai và chuyện đến tai Vạn Quý phi. Bà đã tìm cách hãm hại Kỷ Thục phi. Lúc đó, Thục phi vì quá sợ hãi mà bảo rằng bụng mình lớn lên do khối u chứ không phải mang thai. Vạn Quý phi không tin, tống Kỷ Thục phi vào lãnh cung và chờ đời.
Sau này, Minh Hiếu Tông ra đời. Vạn Quý phi phát hiện hóa ra Thục phi lừa dối. Bà đã phải một thái giám để đi giết đứa trẻ. Vị hoạn quan này chuẩn bị ra tay thì nảy lòng thương cảm, ông biết rằng đây là Hoàng tử, cốt nhục của vua và âm thầm gửi cho một người khác nuôi dạy.
Suốt 5 năm, Minh Hiếu Tông phải sống trong cảnh không người thân và nỗi lo sợ bị ám sát rình rập không lúc nào ngơi nghỉ. Sau này, khi ông đã 5 tuổi thì vị thái giám năm nào đã bí mật đưa ông đến cung điện nói với Hoàng đế Minh Hiến Tông rằng đây chính là cốt nhục mà Kỷ Thục phi đã sinh ra.
Thành Hóa đế đã hết sức vui mừng và nhận lại con trai, phong làm Thái tử, đồng thời bao bọc vô cùng chu đáo để tránh đi những âm mưu hãm hại.
Thế nhưng, chỉ một thời gian sau khi Minh Hiếu Tông trở thành Thái tử, mẹ và vị hoạn quan che giấu cho ông năm xưa đã bị đầu độc và chết đột ngột. Đến lúc này, Vạn Quý Phi mới để lộ sơ hở và bị tống vào lãnh cung vì những tội lỗi của mình. Minh Hiếu Tông cũng được gửi đến cho Hoàng hậu nuôi dưỡng rồi thuận lợi lên ngôi.
Cũng bởi vì tuổi thơ sống trong bầu không khú u ám và đáng sợ như vậy nên Minh Hiếu Tông quyết định không lập nhiều thê thiếp. Ông muốn con cái không phải chịu cảnh sống khổ sở, lo lắng, thậm chí bị giết hại không có lý do như thế.
Cũng bởi vì điều này mà Minh Hiếu Tông và Trương Hoàng hậu một đời ân ái, sống hạnh phúc bên nhau. Giữa họ không có người thứ ba chen chân được vào và trở thành cuộc hôn nhân kiểu mẫu ai ai cũng ao ước.
Bí mật trong ngôi mộ cổ có nhiều truyền thuyết thần bí nhất Trung Quốc
Bí mật trong ngôi mộ đại hoạn quan Lý Liên Anh, Trung Quốc kèm theo nhiều truyền thuyết thần bí.
Lý Liên Anh (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1848 - mất ngày 04 tháng 3 năm 1911) là một thái giám trong triều đình nhà Thanh thế kỷ XIX, là người thân cận và tâm phúc của Từ Hy Thái hậu. Ông là Đại tổng quản hay Tổng quản thái giám trong thời kỳ Từ Hy còn đương nhiệm và là nhân vật có thực quyền thậm chí lấn át cả vua và đã làm loạn cả hậu cung nhà Thanh. Chỉ sau khi Từ Hy qua đời, Lý Liên Anh mới rời chốn hoàng cung sống mai danh ẩn tích và qua đời một cách lặng lẽ.
Lý Liên Anh tên thật là Lý Tiến Hỉ, từ năm 9 tuổi đã nhập cung làm thái giám và phụng sự hậu cung Thanh triều suốt 4 đời hoàng đế Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống nhà Thanh. Ông ta vốn là người thông minh, lại được Từ Hy thái hậu nhất mực tin tưởng và sủng ái, vì thế ông ta được đặc cách làm quan nhị phẩm. Từ thân phận một tên nô tài thấp hèn, Lý Liên Anh đã leo lên đỉnh cao danh vọng.
Chân dung đại thái giám nổi tiếng nhà Thanh Lý Liên Anh.
Liên quan đến nhân vật Lý Liên Anh, nhân gian còn lưu truyền rất nhiều truyền thuyết với nhiều màu sắc thần bí khác nhau. Trong đó có một bí mật kinh ngạc vẫn chưa có lời giải trong quan tài của viên đại hoạn quan này.
Sự thật vụ khai quật mộ thái giám hơn 40 năm trước
Tại một nơi góc khuất hẻo lánh phía Tây Nam trong khuôn viên trường "Lục nhất" xưa ở Bắc Kinh có một ngôi mộ cổ. Ít ai nơi đây từng có một ngôi mộ với quy mô hoành tráng như vậy.
Chủ nhân của ngôi mộ đó có thân phận đặc biệt. Tuy không phải hoàng thân quốc thích, nhưng cũng là bậc giàu có đệ nhất thiên hạ. Tuy không phải vương hầu tướng quân, nhưng địa vị vô cùng hiển hách. Đó chính là đại thái giám nổi tiếng Lý Liên Anh triều Thanh.
Phần mộ của Lý Liên Anh tọa lạc trên mảnh đất rộng khoảng hơn 20 mẫu kéo dài từ Nam sang Bắc. Điểm cực Bắc là cầu Kim Thủy, từ cầu sang hướng Bắc có một nhà bia đầy khí thế được xây bằng đá ngọc trắng thời Hán.
Đầu mùa hè năm 1966, một đội khoảng 5,6 người bắt đầu tiến hành khai quật mộ của Lý Liên Anh.
Ngôi mộ lúc này chỉ còn là một đám đất có hình lô cốt nằm tại một góc hoang vu tại khu Hải Điện, Bắc Kinh. Ròng rã hơn một tuần trời đào liên tục nhưng dường như cả ngôi mộ không hề bị ảnh hưởng gì.
Mộ được xây bằng hỗn hợp đất trộn lòng trắng trứng gà, cháo gạo nếp, vôi và đất bazan. Sau hơn một tuần cuối cùng cũng mở được một cái hốc nhỏ trên nóc mộ lộ ra một tầng đá hoa cương. Sau vài nhát búa lớp đá hoa cương vẫn trơ trơ. Mọi người đều cảm thấy rất tuyệt vọng.
Đúng lúc này có một cụ già bước đến, sau khi biết mọi người đang khai quật mộ Lý Liên Anh thì cụ già cảm thấy vô cùng kinh ngạc và nói rằng: "Đừng đào thế vô ích, lại đây ta chỉ cho cách".
Cụ già chỉ về hướng bia mộ và nói hãy đào từ đây, phía dưới chính là địa cung, phía sau sẽ là đường chính, lúc nhỏ ta thường chui xuống đó chơi.
"Kim tỉnh ngọc táng" cao quý
Lý Liên Anh luôn cận kề bên Từ Hi Thái Hậu.
Nơi cụ già chỉ gần hai tấm bia đá lớn trước mộ. Sau lớp đất hỗn hợp là một tầng đá răm. Sau khi dọn sạch lớp đá răm sâu gần hai mét có một tảng đá dài màu xanh hiện ra.
Trên tảng đá có một cái hốc hình tròn, đây chính là nơi âm dương thông nhau. Tiền thất của ngôi mộ là một khoảnh rộng khoảng 3m hình vuông và được cắt bằng đá ngọc trắng thời Hán. Hai bức tường phía Đông Tây đều được khắc họa những bức tranh vô cùng tinh xảo. Hai bên Nam Bắc đều có cửa. Cửa phía Nam nối với mộ đạo, phía Bắc thông với mộ thất.
Phía sau cửa có một quả cầu đá chặn bên dưới cửa chính. Có một rãnh nhỏ chạy dọc ở dưới, khi cửa đóng lại quả cầu sẽ tự động lăn vào rãnh giống như cái chốt chặn lại nên ở ngoài không thể đẩy vào được.
Quan tài của Lý Liên Anh màu đỏ tím phía đầu vẽ kim hoa vô cùng tinh xảo đã rơi ra khỏi vị trí trên giường ngọc. Phía trên giường đặt quan tài được đúc bằng đá bạch ngọc, trên đục một lỗ tròn, bên trong treo một hầu bao đựng ngọc và một ít tiền bằng đồng. Điều này chứng tỏ Lý Liên Anh được mai táng bằng hình thức "Kim tỉnh ngọc táng" - một hình thức mai táng cao quý thời bấy giờ.
Quan sát xung quanh, trên tường của hầm mộ có rất nhiều những dấu tích màu vàng. Đây có lẽ là vết mỗi khi mộ bị ngập, nước rút để lại vết, và cũng có thể do ngập nước nên quan tài đã bị xê dịch ra khỏi vị trí ban đầu.
Khi bật nắp quan tài, một hình người được xếp nằm ngay ngắn. Có hình đầu, cổ, chân tay và được đắp chăn. Trương Quảng Tri, một giáo viên trường "Lục nhất" là người trực tiếp tham gia khai quật từ đầu đến cuối nhớ lại:
Sau khi lật lớp chăn thì có một lớp bùn đen ở dưới. Khi xem kỹ thì đây thực chất là do lớp mùn do chăn mủn ra. Khi đưa tay vào áo quan để di chuyển thi thể ra bên ngoài thì chiếc giày bên phải tuột ra. Nhìn vào bên trong giống như bông gòn màu đen. Lật tiếp lớp quần áo rất dày với lớp ngoài cùng là một áo khoác dài chưa hề mục nát. Nhưng điều đáng kinh ngạc là không hề tìm thấy xương cốt mà toàn bộ là đồ gần giống bông gòn đen.
Khi xem đến phần eo của cơ thể thì tìm thấy một chuỗi tràng hạt và hơn 50 món kim ngân châu bảo được tùy táng. Phần đầu quan tài tìm thấy một hộp xương sọ với xương gò má cao, hàm răng vẩu, bên ngoài còn bọc một lớp da.
Nhìn hiện trạng quan tài và thi thể bên trong vẫn còn trong tình trạng nguyên vẹn hoàn hảo, điều này chứng tỏ chưa có ai từng đến đây. Một câu hỏi lớn được đặt ra tại sao trong quan tài chỉ có phần xương sọ mà không tìm thấy xương cốt phần thân và Lý Liên Anh đã chết vì nguyên nhân gì?
Bí ẩn khó giải về cái chết của Lý Liên Anh
Cùng lật lại lịch sử, tháng 10 năm 1908, Từ Hy thái hậu qua đời. Trong "Lý thị gia phả" có ghi rằng "Bách nhật hiếu mãn, xuất cung dưỡng lão" (tức đợi sau 100 ngày mất của Từ Hy thì Lý Liên Anh đã xuất cung về quê dưỡng lão).
Sau khi trở về nhà riêng ở ngõ Miên Hoa, Bắc Kinh, Lý Liên Anh cả ngày chỉ ăn chay, niệm Phật không đi ra ngoài. Ba năm sau, ông ta cũng đi theo hầu Từ Hy.
Theo hậu duệ của Lý gia, Lý thái giám chết vì bệnh kiết lỵ. Sau khi mắc bệnh 3, 4 hôm không chịu chữa trị thì qua đời. Nhưng tìm trong hồ sơ và mộ chí minh của triều Thanh thì chỉ thấy ghi vẻn vẹn có một chữ "chết" mà không rõ nguyên nhân.
Nếu căn cứ theo việc khai quật mộ thì rất có thể Lý Liên Anh đã bị giết, vậy ai đã giết ông ta và mục đích gì, có ba cách giải thích sau:
Thứ nhất do bị giết. Vì trong cuộc chiến giữa Từ Hy và hoàng đế Quang Tự ông ta đã ủng hộ thái hậu và đả kích hoàng đế. Nhưng quan điểm này đã vấp phải sự phản đối của nhiều học giả.
Lý Liên Anh chưa từng tham gia vào cuộc chiến trong triều đình. Chính vì thế ông ta không thể đắc tội với họ được. Hơn nữa, sau khi Từ Hy chết ông ta đã xuất cung ba năm về ở ẩn không còn ảnh hưởng gì đến triều đình nên có giết ông ta cũng không mang lại lợi ích gì.
Thứ hai là do Giang Triều Tông và Tiểu Đức Trương giết. Cách giải thích này chủ yếu là quan điểm của cá nhân Nhan Nghi Dân. Thậm chí trong văn chương của mình, ông đã dẫn ra chi tiết rằng khi Giang Triều Tông nhậm chức đề đốc Cửu Môn đã mời Lý Liên Anh dùng cơm, sau đó phái người giết chết ông ta ở Hậu Hải, Bắc Kinh.
Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng Giang Triều Tông là thân tín của Viên Thế Khải. Lý Liên Anh từng đắc tội với Viên Thế Khải nên có thể ông ta đã hạ lệnh cho thân tín giết Lý thái giám.
Còn Tiểu Đức Trương vốn là hậu nhiệm của Lý Liên Anh, vì tranh giành gia sản mà nảy sinh động cơ giết ông ta. Nhưng cách giải thích này cũng bị các học giả phản đối vì năm thứ hai Tuyên Thống Giang Triều Tông đang nhậm chức tổng binh ở thị trấn Hán Trung, Thiểm Tây.
Mãi đến năm 1912 mới quay về Bắc Kinh nhậm chức tư lệnh cảnh vệ Bắc Kinh chính phủ Bắc Dương. Việc ông ta ở xa hàng nghìn dặm không thể nào lại mời Lý Liên Anh ăn cơm để mưu sát được. Hơn nữa về việc công, giữa hai người không hề có xung đột gì quá lớn nên động cơ giết người để trả thù là không tồn tại.
Thứ ba, trên đường đi đòi nợ ở Sơn Đông, Lý Liên Anh đã bị thổ phỉ giết chết. Về quan điểm này cũng có rất nhiều chuyên gia cảm thấy nghi ngờ.
Với địa vị và sự giàu có của Lý Liên Anh thì tại sao ông ta lại phải đích thân đi đòi nợ? Những người ủng hộ quan điểm này thì giải thích rằng, Lý Liên Anh có người cháu gái gả cho một gia đình ở huyện Vô Lệ, Sơn Đông. Ông ta đã từng đi thăm cháu gái, tiện đường đi vãn cảnh núi Thái Sơn. Khi đi đến nơi tiếp giáp giữa Sơn Đông và Hà Bắc thì bị giết. Hai tên thị vệ theo hầu thì sợ hãi tột cùng chỉ kịp nhặt được thủ cấp của Lý Liên Anh tháo chạy về kinh.
Nhưng đây chỉ là những tương truyền trong dân gian còn trong sử sách thì ghi chép không rõ ràng. Hơn nữa sự thiếu logic trong những cách mà người đời nói về Lý Liên Anh chỉ làm cho cái chết của ông ta thêm muôn màu kì bí.
Cho dù là cách giải thích nào thì việc thi thể không nguyên vẹn trong quan tài của Lý Liên Anh là sự thật. Bí mật về nguyên nhân cái chết của ông ta có thể một ngày nào đó sẽ được tìm ra, nhưng cũng có thể mãi mãi chìm trong bóng đêm của quá khứ lịch sử.
Nam sinh 17 tuổi tự tử vì áp lực học tập trong thời gian cách ly Trong cuốn sổ nhật ký gia đình tìm thấy, cậu bé chia sẻ nỗi lo sợ về tương lai và giãn cách xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ngày 7/5, cảnh sát thông báo phát hiện thi thể Matthew Mackell, học sinh lớp 12, trường phổ thông Skinners Kent tại Công viên Dunorlan, tại Tunbridge Wells, Kent. Trong cuốn sổ...