Vì giàu sang tôi không dám nhận mẹ của mình
Tôi biết, làm phận con mà tôi lại không dám nhận mẹ là mẹ của mình chỉ vì bà quá nghèo thì tôi thực sự là đồ bỏ đi nhưng để thay đổi số phận của mình, tôi buộc phải chấp nhận đánh đổi.
Ở đời, khi sinh ra, người ta không thể chọn được bố mẹ cho mình nhưng tôi tin, đối với số phận thì khác. Có thể có những đức tin rằng số phận là thứ đã được sắp đặt sẵn, đời ta thế nào đều do số phận mà ra. Tôi không chấp nhận điều đó. Vì tôi không thể chọn bố mẹ nên tôi đánh đổi mọi thứ để thay đổi số phận của mình…
Tôi tin rằng khi đọc câu chuyện của tôi, sẽ có nhiều người nghĩ tôi là đứa con không ra gì, sẽ nói về tôi với những lời lẽ thậm tệ nhưng phải sống trong cuộc đời của tôi thì mới có thể hiểu vì sao tôi lại làm vậy. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Bố tôi mất năm tôi hai tuổi nên mọi kí ức về ông, tôi hầu như không giữ lại được gì. Mẹ ở vậy nuôi tôi. Nhà tôi ở một xóm nghèo, mẹ hàng ngày chạy chợ, kiếm từng đồng một để cho tôi ăn học. Dù nhà nghèo nhưng mẹ cho tôi đi học trường ở trường rất tốt, bà cũng không tiếc tiền cho tôi đi học thêm. Mẹ nói, chỉ cần tôi thật giỏi thì tôi sẽ giúp cuộc đời mình rời khỏi cảnh nghèo này.
Có lẽ vì sinh ra trong sự thiếu thốn nên tôi có nghị lực một cách kì lạ. Thời đi học, tôi không bao giờ dùng thời gian của mình cho việc kết bạn, giải trí hay bất cứ việc gì khác. Tôi chỉ học vì tôi mong mỏi đến cùng cực cái ngày mà tôi bước khỏi tầng lớp tận cùng của xã hội, được đứng trong thế giới của người giàu và được xã hội nhìn nhận như một người giàu. Ý nghĩ đó bám sâu vào tâm trí tôi, mọi việc tôi làm cũng chỉ vì nó. Cái nghèo khiến tôi mệt mỏi và cảm thấy hèn kém, nó khiến tôi mặc cảm và rụt rè. Những cố gắng của tôi bắt đầu có hiệu quả khi tôi thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng. Việc học tốt ở đại học khiến cuối năm thứ ba, tôi đã được nhận vào làm ở một công ty nước ngoài và hưởng một mức lương trong mơ. Bắt đầu từ đây, tôi thay đổi cuộc đời mình.
Mẹ tôi ở quê vẫn chạy chợ. Thi thoảng vẫn gói ghém đồ ăn gửi lên cho tôi. Còn tôi đã sống một cuộc sống khác. Làm ra được tiền, tôi bắt đầu chú ý đến vẻ ngoài của mình hơn. Trước giờ, tôi không bao giờ tiêu tiền cho việc mua sắm hay làm đẹp nhưng giờ thì tôi nghĩ khác. Để bước vào được thế giới của người giàu, tôi buộc phải chi tiền. Tôi phải trông giống những người giàu thì mới mong được đặt chân vào thế giới của họ và tự tin rằng mình cũng là một người giàu. Tôi dần lột xác trở thành một người khác. Xinh đẹp và sang trọng hơn. Công việc của tôi cũng rất tốt. Ra trường, làm việc thêm hai năm nữa, tôi được đề bạt lên vi trí giám đốc. Tôi thuê một chung cư cao cấp để sống và cắt đứt hoàn toàn liên lạc với những người bạn ở đại học. Tôi đã là một con người khác nên tôi phải đoạn tuyệt với quá khứ của mình. Điều đó sẽ đảm bảo cho tôi rằng sẽ chẳng ai biết trước đó, tôi là một con bé nhà quê nghèo hèn, xấu xí.
Video đang HOT
Để có một cuộc đời hoàn hảo, tôi dựng lên một câu chuyện hoàn hảo về mình. Tôi là thiên kim tiểu thư của một gia đình giàu có. Bố tôi đã mất. Mẹ tôi sống ở nước ngoài, là giám đốc của một hãng mĩ phẩm. Mẹ muốn tôi ra nước ngoài sống cùng bà nhưng tôi không chịu nên hai mẹ con đành sống cảnh xa nhau. Mọi người nhìn vào những giàu sang tôi cố gắng thể hiện ra ngoài, những bộ quần áo hàng hiệu, căn hộ chung cư cao cấp, đi xe đẹp… nên hoàn toàn tin vào câu chuyện hoang đường của tôi. Tôi an tâm về thân thế của mình vì tôi nghĩ, chẳng có ai rảnh rỗi để đi điều tra về tôi rồi phát hiện ra tôi đã nói dối. Mẹ tôi sẽ chẳng bao giờ lên thành phố để thăm tôi và như vậy, chẳng có gì có thể lật tẩy câu chuyện của tôi. Cuộc sống như vậy thật tốt. Vì giàu có nên tôi có thể kiêu hãnh, ngẩng cao đầu đi tới bất cứ đâu và nhận được sự kính trọng của mọi người. Đó là thứ cảm giác tôi chưa bao giờ có được khi tôi còn là một con bé nhà nghèo, hàng tháng ngóng từng đồng tiền nhàu nhĩ mẹ thu lượm từ việc bán rau để gửi lên nuôi tôi ăn học.
Việc được đứng trong giới thượng lưu mở ra cho tôi nhiều cơ hội rất tốt. Nhất là việc một tỷ phú là đối tác làm ăn của công ty giới thiệu con trai của ông cho tôi. Nếu tôi trở thành người yêu rồi trở thành vợ của con trai ông, điều đó có nghĩa rằng cuộc đời tôi sẽ thay đổi hoàn toàn, tôi sẽ không phải ngụy trang cho mình nữa mà thực sự, tôi sẽ trở thành một người giàu. Bởi vậy, dù không mấy có cảm tình với con trai vị tỷ phú này, tôi vẫn tỏ ra rất hứng thú và thể hiện rằng mình muốn tiến xa hơn với anh. Vì gia thế của tôi rất tốt nên gia đình anh đều chấp nhận tôi. Họ thường hối thúc hai chúng tôi làm đám cưới và luôn miệng nói tôi mời mẹ mình đang ở nước ngoài về để hai gia đình bàn chuyện hoặc nếu không phiền, bố mẹ anh sẵn sàng sang chỗ mẹ tôi để thưa chuyện của hai người trẻ. Điều này làm tôi lo lắng. Tôi biết kiếm đâu ra một người mẹ ở nước ngoài và làm giám đốc một hãng mĩ phẩm nổi tiếng. Đáng lẽ, khi bịa ra câu chuyện này, tôi phải nghĩ trước đến tình huống có ngày người ta sẽ đòi được gặp mẹ tôi.
Nỗi lo này tôi lo chưa kịp xong thì nỗi lo khác lại ập tới. Mẹ tôi ở quê bị tai biến. Qua cơn nguy kịch, bà bị mù hẳn và tai bị ảnh hưởng nên nghe không rõ. Tôi không thể đón mẹ lên thành phố ở cùng tôi nhưng cũng không thể bỏ mặc mẹ một mình lúc ốm đau. Vả lại, nếu cuối tuần nào tôi cũng về thăm mẹ, tất sẽ gây ra những nghi ngờ và nếu mọi người tìm ra sự thật về thân thế của tôi thì bao nhiêu công gây dựng và cố gắng của tôi sẽ thành vô ích. Tôi sẽ bị đá ra khỏi thế giới mà tôi đã cố chen chân vào. Viễn cảnh đen tối ấy làm tôi hoảng sợ.
Gia đình người yêu tôi vẫn nhắc tới chuyện gặp mẹ tôi luôn. Hai nỗi lo cùng một lúc ập đến khiến tôi không biết phải giải quyết thế nào. Thật may mắn là tiền có thể giải quyết được nhiều chuyện. Tôi thuê một người phụ nữ sang trọng và giỏi giang để đóng giả làm mẹ của mình. Bà đến gặp gia đình người yêu tôi, trò chuyện và đồng ý chấp thuận chuyện của hai đứa. Rồi vì lí do công việc, bà lại vội vã ra nước ngoài mà không thể tham dự hôn lễ. Không một ai nghi ngờ. Mọi chuyện dường như đã ổn thoả. Đám cưới mà bấy lâu nay tôi mong muốn sẽ diễn ra đúng như kế hoạch mà tôi đã tưởng tượng. Còn lại việc của mẹ tôi, tôi không biết phải làm sao.
Dù tôi cố chối bỏ thân phận của mình thì mẹ vẫn là mẹ ruột của tôi và nhờ bà nuôi dạy, tôi mới có ngày hôm nay. Nhưng tôi không thể đón bà lên chăm sóc, cũng không thể sống ở quê để chăm sóc mẹ. Tôi nghĩ đến chuyện tìm cho mẹ một người con gái khác. Người có thể ở bên để yêu thương và chăm sóc mẹ. Có lẽ những lời tôi nói thật tệ hại nhưng tôi sẵn sàng trả thật nhiều tiền cho cô gái nào thay tôi trở thành con gái của mẹ. Mẹ tôi đã bị mù, mẹ cũng không thể nghe rõ nên chắc chắn mẹ không thể phát hiện được sự thay thế này. Tôi nghĩ đây là cách tốt nhất để mọi thứ được vẹn toàn.
Mẹ tôi có con gái ở bên chăm sóc còn tôi thì vẫn được sống cuộc sống giàu có mà tôi mong muốn. Thế nhưng liệu cách nghĩ này của tôi có đi quá xa và không thể chấp nhận được? Tôi biết, làm phận con mà tôi lại không dám nhận mẹ là mẹ của mình chỉ vì bà quá nghèo thì tôi thực sự là đồ bỏ đi nhưng để thay đổi số phận của mình, tôi buộc phải chấp nhận đánh đổi. Ta không thể tự nhiên có thứ gì trên đời này nếu ta không phải đánh đổi vài thứ khác.
Dạo gần đây tôi không về quê thăm mẹ được nữa. Hôn lễ của tôi đang được chuẩn bị. Tôi thuê một người ở quê để chăm sóc cho mẹ nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Tôi muốn mẹ được sống với con gái và cảm thấy hạnh phúc vào những lúc ốm đau được con của mình chăm sóc. Tôi tin là mẹ sẽ không thể phát hiện ra chuyện này và tôi thực sự mong sẽ có người giúp tôi thực hiện ước nguyện này. Tôi đã chấp nhận đánh đổi thì bằng mọi giá tôi phải có được thứ tôi muốn chứ tôi không thể thua ở giữa chừng. Để được sống hạnh phúc chẳng lẽ lại khó khăn đến thế sao?
Theo ANTD
Đôi cánh kỳ vọng quá nhiều, quá đầy trên đôi vai non yếu
Vừa về đến cổng, anh đã nghe tiếng em quát mắng con. Vào nhà, nhìn cảnh con vừa cầm bút tập viết vừa khóc thút thít, anh thấy thương con vô cùng.
Anh nhớ ngày mình còn nhỏ, khi nhìn thấy bộ quần áo mới, cuốn sách học vần, bộ que tính... bố mẹ chuẩn bị cho con vào lớp 1, lòng háo hức biết bao. Vậy mà với con mình, niềm háo hức đó dường như không còn, thay vào đó là nỗi lo phải đi học mà em là tác nhân đầu tiên gây ra nỗi lo đó.
Từ đầu năm, em đã đôn đáo tìm trường cho con. Gần ngay nhà mình cũng có một ngôi trường công lập khang trang nhưng em lại ngắm cái trường xa nhà gần chục cây số, lại trái tuyến. Ngay từ đầu, anh đã phản đối. Chất lượng anh chưa bàn đến nhưng trường xa nhà ngày nắng, ngày mưa sẽ khổ cho con. Vợ chồng mình đã tranh cãi nhau không ít lần về việc này. Rồi em khăng khăng:
- Con người ta đi được sao con mình lại không. Việc học của con, anh cứ để em lo.
Không muốn vì chuyện học của con mà không khí gia đình căng thẳng nên anh đành thuận theo ý em. Để có được chân vào lớp điểm, em lại cậy cục nhờ vả các mối quan hệ và đương nhiên đi kèm theo đó là phong bì, phong bao. Tốn kém, mệt mỏi nhưng em không nề hà. Vì theo quan điểm của em trường điểm là trường tốt. Mà trường tốt thì đương nhiên con mình có được những điều kiện học tập tốt nhất.
Khi đã chắc chắn có một suất vào trường, em bắt đầu bước vào "chiến dịch thúc con học". Em đưa con đến lò luyện chữ đẹp để cô giáo rèn chữ cho con. Con mình thể trạng yếu hơn các bạn, non tay nên đi học được vài hôm về nhà bưng cơm ăn lại kêu con đau mỏi ở tay. Rồi mỗi lần mẹ gọi dậy đi luyện chữ lại phụng phịu đòi ở nhà. Em lại dỗ dành rồi hứa thưởng cái nọ, cái kia... Trẻ con mà, nghe thấy thưởng là thích nên lại cắp cặp đi học nhưng là vì cái phần thưởng mẹ hứa chứ không phải vì hao hức với những con chữ. Nghe mấy đồng nghiệp ở cơ quan có con cùng tuổi với con mình kháo nhau cho con học trường X sẽ giúp cho con tính toán nhanh, làm phép tính cộng trừ dài cả chục con số chỉ trong nháy mắt là em tức tốc đến tận nới đăng ký cho con học. Mấy buổi đầu con có vẻ hào hứng nhưng rồi dần dần con bắt đầu mệt mỏi. Có lẽ con căng thẳng vì bảng số và vì cái phiếu bài tập thầy cô ở trung tâm giao về nhà dài ơi là dài. Để đảm bảo thời gian và mục tiêu đề ra, em dựng con dậy trong khi nó đang lơ mờ ngái ngủ, giục con ngồi vào bàn trong khi con năn nỉ mẹ cho ra ngõ đạp xe một tý rồi về học mà cũng không được.
Cả tuần đi học, đến ngày nghỉ trẻ con hàng xóm nô đùa nhau ngoài ngõ, con mình vẫn cứ nhướn mắt qua cửa kính thèm thuồng rồi lại cắm đầu ngồi làm bài vì không xong số bài mẹ giao sẽ bị mẹ mắng, mẹ cấm không cho đi siêu thị, đi bơi... Học nhiều nên con sợ học, nhiều hôm trong giấc mơ nghe con ú ớ đánh vần thấy tội nghiệp cho con quá. Nhiều lần anh góp ý với em nhưng em gạt đi: Anh không biết thì thôi, giờ trẻ con sắp vào lớp 1 đứa nào chả phải học trước, con mình vào trường điểm phải học nhiều hơn thì mới giỏi được chứ!
Em! Em hãy nhìn con xem, em có thấy dạo này con gầy đi nhiều không, ăn uống cũng kém hơn. Con cũng không vui đùa hay nói cười nhiều như trước đây. Anh có cảm giác những con chữ, con số, nỗi lo lắng học hành đang đè nặng lên con khi mà lẽ ra ở tuổi này con phải được vui chơi. Mong muốn con mình lớn lên giỏi giang, thành đạt là chính đáng những xin em đừng bắt con gánh đôi cánh kỳ vọng quá nhiều và quá đầy của em trên đôi vai còn non yếu. Ngộ nhỡ đến một ngày nào đó con không trụ được, hậu quả như thế nào em đã lường trước hay chưa???
Theo ANTD
Tâm thư gửi "giặc bên Ngô" Đừng để ý, soi mói quá về chị. Hãy dùng tình cảm chân thành mà đối tốt với nhau em nhé. Em! Chị ngại khi phải nói ra những điều chị muốn nói và cũng ngại ngồi đối diện với em để phân bua mấy chuyện xích mích nhỏ của chị em mình. Thế nên, chị mượn lá thư này, nói hết nỗi...