Vị giáo sư quyết sống trong thùng rác
Một giáo sư đại học Mỹ đã quyết định sống trong một thùng đựng rác lớn ngay tại trường để chứng minh rằng con người có thể sống trong điều kiện thiếu tiện nghi hơn nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
Jeff Wilson, một giáo sư về khoa học môi trường được đào tạo ở Đại học Havard và hiện đang công tác tại Trường Đại học Huston-Tillotson University ở thành phố Austin thuộc bang Texas (Mỹ), đã bán gia sản của mình và chuyển vào sống trong một thùng đựng rác đặt trong chính ngôi trường của mình hôm 4.2 vừa rồi.
Giáo sư Wilson chuyển vào sống trong thùng đựng rác kể từ hôm 04.2.
Với hành động lạ lùng này, ông Wilson muốn chứng minh cho các sinh viên của mình cũng như mọi người trên toàn thế giới rằng con người hoàn toàn có thể sống tốt trong không gian nhỏ hơn và có thể giảm thiểu tác động lên môi trường sống.
Thùng đựng rác này có diện tích khoảng 3 m2 và không phải là một nơi hôi hám như mọi người vẫn thường nghĩ. Nó được các sinh viên của ông trang bị các thiết bị khá tiện nghi như vòi tắm hoa sen, bếp, giường ngủ, nhà vệ sinh và cả WiFi.
Ngôi nhà ổ chuột” này không bẩn thỉu va hôi hám như ta nghĩ mà được các sinh viên trang bị những tiện ích như vòi tắm hoa sen, bếp, giường ngủ, nhà vệ sinh và cả WiFi
Trang bị cho không gian nhỏ bé này quả là một việc không hề dễ dàng. Người ta cố gắng đảm bảo cho “căn nhà ổ chuột” này có đủ điện dùng bằng cách lắp đặt một hệt thống pin năng lượng mặt trời và trang bị một nhà vệ sinh tự phát ra điện.
“Tôi muốn chứng minh rằng con người có thể sống rất tốt trong một thùng rác,” Wilson nói với trang tin.
Giáo sư Wilson đăng một bức ảnh đêm đầu tiên của mình tại căn nhà mới lên Facebook.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên bắt đầu cuộc sống mới của mình, ông đã phải sống trong điều kiện khá thiếu thốn. Tối ngày 4/2, “Giáo Sư Thùng Rác” đăng một bức ảnh chụp “ngôi nhà mới” của mình với một túi ngủ màu nâu đặt co quắp trong một không gian chật chội.
Bất kỳ lúc nào giáo sư muốn có một ngày “thư giãn” bên ngoài chiếc hộp này thì các sinh viên của ông sẵn sàng thay vị trí của ông vào đêm đó. Đã có ít nhất một sinh viên có tên Evette Jackson đăng ký.
Ông Wilson được rất nhiều sinh viên và đồng nghiệp giúp đỡ.
“Tôi nghĩ sẽ rất tuyệt. Tôi cũng muốn sống ở trong “ngôi nhà đặc biệt này,” cô sinh viên này phát biểu trên trang tin KVUE.
Sau một năm sống trong thùng đựng rác này, ông Wilson dự định sẽ mang chiếc hộp này đi khắp nước Mỹ để truyền bá cho các sinh viên sẽ nói gót ông trong những bước đi “lùi mà tiến” này.
Một tuần trước khi chuyển đến nơi ở mới GS Wilson đã liệt kê một loạt những vấn đề ông còn quan ngại trong đó vấn đề sưởi ấm nằm đầu danh sách
Giáo sư cho biết, ông nảy ra ý tưởng đặc biệt này hai năm trước đây khi một lần ông đang nhâm nhi một ly cà phê Ý tại một quán cà phê Starbucks.
“Lúc đó tôi nhìn qua cửa sổ và thấy một thùng đựng rác rộng khoảng 7m trong bãi đỗ xe và lóe lên một ý nghĩ rằng tôi hoàn toàn có thể sống trong một thùng đựng rác như vậy,” ông nói với trang tin Fast Company.
GS Wilson vệ sinh thùng rác trước khi chuyển đến.
Một năm sau đó khi hơp đồng thuê căn hộ đầy đủ tiện nghi của ông hết hạn, ông đăng một thông báo lên Facebook rằng: Bắt đầu từ 6h chiều tôi sẽ bán toàn bộ đồ đạc trong nhà, quần áo, đồ dùng nhà bếp và mọi thứ khác với giá 1USD/món đồ.
Mặc dù ông đưa ra quy định rằng mỗi người chỉ được mua tối đa năm món đồ nhưng toàn bộ đồ đạc trong nhà ông đã được bán sạch ngay trong đêm đó, ngoại trừ cái va li mà ông định mang theo đến “căn nhà ổ chuột”.
Tuy nhiên, mọi thứ đã diễn ra không đúng như dự định ban đầu vì khâu chuẩn bị chưa hoàn tất. Do đó, ông đã chuyển đến sống trong chính phòng làm việc của mình suốt bảy tháng sau đó và đã bí mật ngủ trên sàn nhà trong suốt thời gian này.
“Việc giữ thông tin bí mật trong suốt bảy tháng liền, nhất là đối với những nhân viên vệ sinh họ làm việc từ lúc 3 sáng và lực lượng bảo vệ làm việc suốt 24h/ngày, với sinh viên và cả đồng nghiệp của tôi quả là một điều rất thú vị,” ông phát biểu trên trang tin.
2 tuần trước GS Wilson đăng một bức ảnh ông chụp cùng cô bạn gái lên Facebook với bình luận: “Em yêu, anh đang ở nhà. Nơi này nhìn chẳng khác nào một bãi rác”
Nhưng cuối cùng, ý tưởng thử nghiệm cuộc sống ít hệ lụy của ông với cái tên chính thức là Dự Án Thùng Rác đã sẵn sàng khởi động và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía nhà trường.
“Tôi thực sự đang là một phần của 1%. Thùng đựng rác chỉ rộng khoảng 3m2 này chỉ bằng 1% diện tích một ngôi nhà mới ở Mỹ,” ông nói đùa.
Nhà cũ và nhà mới của GS Wilson.
Khi thực hiện sự chuyển đổi “bước ngoặt” này, giáo sư thực sự mong muốn các sinh viên của ông sẽ noi theo và ít nhất họ sẽ chuyển sang dùng các bóng đèn tiết kiệm điện năng và dùng các vòi tắm hoa sen tiết kiệm nước.
“Điều chúng tôi muốn nói chính là hãy bắt đầu một phong trào sống xanh ngay tại những trường đại học và cao đẳng có truyền thống gây ô nhiễm và trở thành đầu tàu của phong trào này góp phần tích cực cho sáng kiến “Sống Xanh Là Giảm Ô Nhiễm,” ông phát biểu trên trang tin.
Theo Datviet
Phục vụ món ăn từ... thùng rác
Một nhà hàng của Đan Mạch mới nghĩ ra một cách thức kinh doanh mới.
Nhà hàng có tên gọi Rub og Stub ở Đan Mạch cung cấp cho khách hàng các món ăn nấu từ thực phẩm siêu thị bỏ đi nhằm hy vọng giảm lượng thức ăn thừa và quyên tiền cho quỹ từ thiện.
Theo Sophie Sales, người đồng sáng lập ra nhà hàng này giải thích: "Có quá nhiều thực phẩm bị vứt bỏ ở Đan Mạch và chúng tôi muốn làm một điều gì đó về nó".
Cho đến nay,nhà hàng đã có thể cung cấp "tất cả mọi đồ ăn từ sườn cừu và thịt vịt, những túi nho lớn và các sản phẩm sữa", Sales giải thích về nguồn thực phẩm có được từ sự lãng phí của hai chuỗi siêu thị thuộc Coop Danmark.
Thực phẩm xấu mã bị loại bỏ một cách lãng phí
Ý tưởng cho nhà hàng Rub og Stub đến từ những "thợ săn thùng rác" ở Đan Mạch. Trong một nỗ lực để giảm chất thải thực phẩm, những người này tìm kiếm quanh các thùng rác và những thức ăn thừa. Một đội nghĩ rằng những thức ăn từ thùng rác có thể là một ý tưởng tốt cho nhà hàng của họ. Vì thế họ đã tìm những thực phẩm tươi nhất trong số bị bỏ đi. Đó là những sản phẩm bị các nhà kinh doanh siêu thị loại bỏ vì không đẹp mẽ nhưng chúng vẫn an toàn để ăn.
Ảnh chụp từ facebook của nhà hàng Rub og Stub
Theo tờ Businessweek, vào năm 2012, người Mỹ đã ném ra ngoài tương đương với khoảng 180 tỷ đôla giá trị thực phẩm, cao hơn 8% so với năm 2008. Đó là số liệu Bộ Nông nghiệp Mỹ đã tính tổng giá trị thiệt hại thực phẩm tư các hộ gia đình, siêu thị, nhà hàng và những nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm khác.
Vì thế cô Sales và nhóm của cô đã rất quan tâm đến thực phẩm - sự phát triển bền vững và xã hội tiêu dùng hiện đại.
Theo 24h
Thùng rác thông minh "ăn cắp" dữ liệu Dư luận Anh hiện rất bất bình về các thùng rác thông minh của hãng Renew, theo tờ Le Figaro. Những thùng rác công nghệ cao này bắt đầu được lắp đặt hàng loạt tại thủ đô London trong dịp tổ chức Thế vận hội 2012. Với giá đến 30.000 bảng Anh (976 triệu đồng), thùng rác được trang bị màn hình cảm...