“Vì Em Xứng Đáng” – Hành trình lan tỏa những giá trị tốt đẹp hơn cho trẻ tự kỷ
“Vì Em Xứng Đáng” là một dự án phi lợi nhuận thực hiện với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về rối loạn phổ tự kỷ, cũng như lan tỏa thông điệp “Trẻ tự kỷ càng xứng đáng được yêu thương”.
Sự kiện offline với chủ đề “Chọn trường cho con: Học chữ hay trải nghiệm?” trong dự án lần này sẽ diễn ra vào ngày 24/04/2021 tại Hà Nội. Sự kiện hứa hẹn là nơi để kết nối, chia sẻ kinh nghiệm giữa các bậc phụ huynh có con rối loạn phổ tự kỷ về những vấn đề xoay quanh việc nuôi dạy con, lựa chọn cơ sở giáo dục/can thiệp phù hợp cho các bé…
“Vì Em Xứng Đáng” là một dự án phi lợi nhuận nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về rối loạn phổ tự kỷ.
Cùng với xu hướng chung của thế giới, tỉ lệ trẻ em rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy vậy, đa phần mọi người lại chưa có sự nhìn nhận đúng đắn cũng như kiến thức về rối loạn này, để lại nhiều thách thức trong việc đảm bảo các em nhỏ tự kỷ cũng được thụ hưởng những dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh bình đẳng, đầy đủ nhất.
Có thể nói, nhân tố gia đình đóng một vai trò mật thiết và quan trọng trên hành trình nuôi dưỡng trẻ tự kỷ, hơn cả sự can thiệp của các bác sĩ, chuyên gia hay giáo viên giáo dục đặc biệt. Bởi lẽ đó, việc các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng, thấu hiểu tâm lý của trẻ tự kỷ là cực kì cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, dự án “Vì Em Xứng Đáng” đã tổ chức một sự kiện phi lợi nhuận vào ngày 24/04/2021 tại Hà Nội, dưới sự tài trợ của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) trong khuôn khổ dự án A365 – Chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ.
Video đang HOT
Tọa đàm “Can thiệp không bạo lực với trẻ tự kỷ” của Dự án A365
Tại sự kiện lần này, cô Phạm Thị Dần – Giám đốc trung tâm Autism Edu, Cử nhân giáo dục đặc biệt Học viên Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên – ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ trực tiếp tham gia và chia sẻ về những kinh nghiệm trong việc nâng cao ngôn ngữ, khả năng giao tiếp cũng như quản lý hành vi cho trẻ tự kỷ.
Bên cạnh đó, cô Đỗ Thị Minh Hiền – giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bản thân là một phụ huynh có con rối loạn phổ tự kỷ cũng sẽ có mặt để truyền đạt lại một số kinh nghiệm của cô trong quá trình giúp con hòa nhập và phát triển.
Các tác phẩm nghệ thuật được vẽ bởi những em nhỏ tự kỷ trong một sự kiện do Tòhe Fun tổ chức
Sự kiện “Vì Em Xứng Đáng” sắp tới lấy chủ đề “Chọn trường cho con” Học chữ hay trải nghiệm”. Ở đó, các bậc cha mẹ sẽ phần nào tìm thấy hướng đi và giải pháp trong việc lựa chọn môi trường học tập phù hợp cho trẻ. Sự kiện cũng sẽ cung cấp góc nhìn từ phía các cơ sở giáo dục, trách nhiệm của các thầy cô hay những thách thức mà họ đang phải đối mặt khi đồng hành cùng các con.
Ngoài ra, sự kiện cũng mang đến một sân chơi thú vị cho các bạn nhỏ, là nơi để các em có thể thoải mái giao lưu, kết bạn thông qua nhiều hoạt động bổ ích: vẽ tranh, tô tượng, xếp hình, ném vòng…
Đầu tư cho y tế tuyến huyện để "giữ chân" người bệnh
Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đào tạo nân g cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ, y, bác sĩ ở các đơn vị y tế tuyến huyện nên những năm gần đây, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngay tại địa phương ngày càng được nâng cao; tình trạng bệnh nhân vượt tuyến gây quá tải đang dần được khắc phục.
Chụp CT cắt lớp là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao đã được áp dụng cho người bệnh tại TTYT huyện Ba Chẽ.
Đều đặn hàng tháng, bà Hoàng Thị Rụng, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ đều đến Trung tâm y tế (TTYT) huyện Ba Chẽ, tái khám định kỳ bệnh tiểu đường. Dịp này do bất cẩn ngã gãy bàn chân trái, bà Rụng phải ở lại điều trị tại Trung tâm. Bà Rụng chia sẻ: Trung tâm mới xây to đẹp, nhân viên y tế nhiệt tình nên người dân chúng tôi đến khám chữa bệnh rất yên tâm.
TTYT huyện Ba Chẽ được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới khang trang, sạch sẽ và đưa vào sử dụng cuối năm 2020. Tòa nhà chính được xây dựng mới có quy mô 4 tầng, tổng diện tích sàn trên 4.000m 2 ; gồm nhiều trang thiết bị y tế được đầu tư mới, đồng bộ, hiện đại; đồng thời cải tạo, nâng cấp một số công trình đã xây dựng từ trước. Tổng mức đầu tư trên 90 tỷ đồng.
Bác sĩ của TTYT huyện Ba Chẽ thăm khám cho người bệnh.
Bác sĩ Đoàn Ngọc Thanh, Giám đốc TTYT huyện Ba Chẽ, cho biết: Trung tâm được xây dựng mới và đi vào hoạt động là niềm vui không chỉ của bệnh nhân mà còn là của tập thể đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đơn vị. Theo kế hoạch trong tháng 7/2021, chúng tôi tiếp nhận những trang thiết bị y tế mới được đầu tư. Để có thể khai thác hiệu quả, chúng tôi đã cử các y, bác sĩ đi đào tạo nâng cao trình độ và các chứng chỉ về các chuyên khoa mắt, đo độ loãng xương... để phục vụ tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân ngay tại địa phương.
Để nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống y tế ở tuyến huyện, từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 10 TTYT đa chức năng (y tế dự phòng, khám chữa bệnh, dân số, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác) và 2 bệnh viện đa khoa (khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác); đồng thời, duy trì 3 TTYT tuyến huyện thực hiện chức năng y tế dự phòng. Các đơn vị y tế tuyến huyện còn được đầu tư các trang thiết bị y tế mới, đồng bộ, hiện đại phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong đó, nhiều trang thiết bị y tế, các kỹ thuật cao như mổ nội soi ổ bụng, nội soi sản khoa và một số kỹ thuật cao về xương khớp, thần kinh sọ não... đã được các cơ sở y tế triển khai hiệu quả.
Tất cả các TTYT đa chức năng tuyến huyện đều được cải tạo, nâng cấp và xây mới.
Cùng với đó, ngành Y tế Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng. Nhất là ngành đã thực hiện luân chuyển có thời hạn, một số bác sĩ chất lượng cao ở các chuyên ngành ở tuyến tỉnh về cơ sở. Từ tháng 3/2019, bác sĩ CKI Hoàng Đình Thành (Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được bổ nhiệm Phó Giám đốc TTYT huyện Đầm Hà; bác sĩ CKI Bùi Văn Thế (Phó trưởng Khoa Phụ, Bệnh viện Sản Nhi) giữ chức vụ Phó Giám đốc TTYT huyện Hải Hà. Đây đều là những bác sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Về với vùng khó, các bác sĩ đã từng bước mang đến những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về phục vụ người dân địa phương. Không chỉ mang đến cho cơ sở y tế vùng khó những "đôi tay vàng", bác sĩ Thành và bác sĩ Thế còn thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho các bác sĩ tại địa phương và các TTYT huyện lân cận.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, việc người dân được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khang trang, sạch đẹp cùng với máy móc, thiết bị y tế hiện đại, đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội. Từ đó, giúp mọi người dân ở bất kỳ đâu trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa đều được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng, xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại tỉnh Nghệ An Chủ tịch Quốc hội đã dự Lễ đón nhận Quyết định của Bộ Y tế công nhận Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật khám, chữa bệnh khu vực Bắc Trung Bộ. Chủ tịch Quốc hội thăm bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An Sáng nay (11/4), tại tỉnh Nghệ An,...