Vì em là phái yếu
Là phụ nữ chân yếu tay mềm nên em không cần, không nên và chả dám tỏ ra mạnh mẽ để làm gì, lúc nào em cũng sẽ chỉ nói nhẹ, nói khẽ thôi, quát to không tốt cho họng, lại còn có hại cho thần kinh và sức khỏe.
Những việc như nhấc đệm, bắc thang cất đồ lên gác hoặc lau dọn cửa sổ… có thể kham được nhưng em vẫn cứ muốn người đàn ông của mình làm, để anh ấy còn chứng tỏ sức mạnh và cho em được dịp ngưỡng mộ chồng.
Nhờ yếu đuối nên em rất thương người mạnh mẽ, khi họ luôn phải vững chãi làm trụ cột, che chở cho người thân nép mình, dù không khéo lòng đang có bão, thế nên em đâu muốn họ phải mệt thêm nữa.
Bởi không khỏe bằng ai nên em không thiết tha giành giật quyền bính làm gì. Em sẽ thảnh thơi ngồi học cách kéo một con voi chỉ bằng sợi tóc mảnh. Việc xây, sửa nhà em cũng chả buồn ham hố tham gia, em chỉ có nhiệm vụ giữ ấm cho căn nhà mới tinh ấy thôi.
Nhà có việc em sẽ nhỏ nhẹ góp ý kiến của mình còn đâu cho phái mạnh quyết, tuy nhiên quyết định ấy mà không hợp “Ý Đảng, lòng em” em sẽ lại dịu dàng, mềm mỏng góp tiếp ý kiến.
Đi siêu thị việc đẩy xe, xách đồ để chồng làm, còn em chỉ cần cầm ví hoặc cùng lắm là dắt con thôi. Em yểu điệu thục nữ trên đôi guốc cao gót thế kia làm sao khệ nệ mang vác được.
Video đang HOT
Những ai không hiểu, bĩu môi chê em ỷ lại, làm biếng thì em cũng đành chịu, không giải thích phân bua gì thêm, miễn em thấy thoải mái và phái mạnh của em không thấy phiền hà, khó chịu. Em không tin mình có thể làm hài lòng được tất cả mọi người, nên không cần thiết phải căng thân ra mà cố gắng.
Ai nói em bị động, không có chí tiến thủ em xin nhận bởi em nữ nhi thường tình, nên phải biết tự lượng sức mình, gánh gồng vừa thôi kẻo oằn lưng, trật khớp rồi stress nằm ra đấy thì khổ bản thân em trước tiên, rồi đến chồng con em vất vả, thế nên chả tội gì em phải cố quá nhỡ lại ra quá cố.
Cũng như vậy khi đứng giữa lựa chọn một công việc lương cao, áp lực lắm và đòi hỏi nhiều tâm trí lẫn thời gian, em đành chấp nhận mình là đứa hèn khi tìm việc lương thấp hơn chút, áp lực vừa đủ sức chịu đựng của mình và thời gian đơn giản chỉ gói gọn tám tiếng để em còn về đón con, chờ chồng và chăm lo đến nhà cửa, bữa ăn cho gia đình.
Là phái yếu nên em chỉ làm việc vừa theo sức của mình, em sẽ dọn dẹp nhà cửa nấu ăn, thì giờ còn lại em phải dành giữ gìn sức khỏe, săn sóc làm đẹp cho bản thân. Em trộm nghĩ mình chỉ có thể làm tốt được một hai việc to to, còn lại là những việc bình thường, do vậy em sẽ làm sao cho đủ nuôi chồng con và sắm sửa áo quần cho mình, những việc lớn khác em nhường chồng cơ hội thể hiện và cho con em có động lực mà phấn đấu nữa, em chẳng dại ôm hết cho già người, trong khi những người nhàn việc lại sinh “nông nổi”.
“Yếu trâu còn hơn khỏe bò” em tự biết phận mình yếu liễu đào tơ nên chẳng dám tham công tiếc việc, cứ chịu khó làm vừa thôi cho chồng con nhờ.
Từng nghe ai đó nói phụ nữ khổ quá, em thấy đến nỗi nào đâu. Sướng hay không là do mình lựa chọn. Nếu có kiếp sau em vẫn xin được là phái yếu.
Theo VNE
Rút chương trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội tới
Thay cho nội dung lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây, UB Thường vụ thống nhất chuyển sang nội dung thảo luận, thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết số 35 về lấy phiếu tín nhiệm.
Báo cáo của Văn phòng Quốc hội về một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7 cho biết, so với dự kiến nội dung đã trình UB Thường vụ tại phiên họp trước, nội dung kỳ họp tới có sự thay đổi. Cụ thể, có 2 nội dung sẽ được rút khỏi chương trình, trong đó có một nội dung là việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 đối với những người thuộc đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
Trong khi đó lại có một nội dung được bổ sung là trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Xung quanh vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau.
Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho rằng, việc dừng lấy phiếu tín nhiệm lần này tác động đến cả đại biểu Quốc hội, nhiều người đã lên tiếng thể hiện sự băn khoăn. Vì vậy, theo ông Pha, cần quán triệt nghị quyết của TƯ là không dừng hẳn việc lấy phiếu mà chỉ tạm dừng rồi thực hiện tiếp.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương, cũng băn khoăn về khâu gửi tài liệu cho đại biểu về kỳ họp này khi mà trước đó đã có báo cáo về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, giờ lại làm báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 35. Bà Nương đề nghị chuyển chỉ làm báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện Nghị quyết 35.
"Như anh Pha nói, việc này dư luận cho là chưa được rõ ràng mạch lạc lắm. Cần nói rõ tạm dừng để sửa Nghị quyết cho việc thực hiện được rõ ràng rành mạch hơn" - bà Nương đề nghị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa nhấn mạnh: "Việc lấy phiếu tín nhiệm không phải dừng mà chỉ tạm dừng lần lấy phiếu này để sửa rồi làm tiếp chứ không phải không làm nữa. Một việc hay như thế mà dừng không làm tiếp thì người dân mới thất vọng".
Được biết, cuối tuần vừa qua, ngày 7/3, UB Thường vụ Quốc hội đã gửi văn bản đến tất cả các đại biểu Quốc hội về việc sửa Nghị quyết 35.
Trong văn bản, UB Thường vụ Quốc hội khẳng định, kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên trong năm 2013 đã được cử tri đánh giá cao, tạo sự tin tưởng trong nhân dân và cơ bản đã đạt được mục đích yêu cầu đề ra. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, UB Thường vụ Quốc hội nhận được ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, kiến nghị của thường trực HĐND các tỉnh thành và một số cơ quan hữu quan về phạm vi đối tượng lấy phiếu, hình thức mức độ tín nhiệm, cách thức tiến hành và công bố thông tin tín nhiệm về thời gian lấy phiếu....
UB Thường vụ giải thích, đây là những vấn đề cần được nghiên cứu hoàn thiện nên UB Thường vụ Quốc hội xin phép các vị đại biểu Quốc hội giao cho UB nghiên cứu các ý kiến đóng góp nêu trên, sơ kết việc tổ chức thực hiện để sửa đổi bổ sung hoàn thiện nghj quyết 35 trình Quốc hội vào kỳ họp thứ bảy. Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian tiếp theo sẽ do Quốc hội quyết định khi tiến hành sửa đổi bổ sung nghị quyết số 35.
P.Thảo
Theo Dantri
Nga: 73% ý kiến phản đối Putin đưa quân vào Ukraine Quyết định khởi binh tiến sang Ukraine của ông Putin được xem là một trong những quyết định không được nhiều người ủng hộ tại quê nhà. Cơ quan khảo sát nhà nước (WCIOM) ngày 3.3 công bố kết quả thăm dò rằng đến 73% người Nga không muốn chính quyền can thiệp vào tình hình Ukraine. Cảnh sát Nga bắt giữ một...