Vì em là gái ế!
30 tuổi, cô đi đi về về lẻ loi như một chiếc bóng. Bạn bè đã chồng con cả rồi, gia đình lại ở xa, chỉ mình cô lại đơn độc trong thành phố rộng lớn này.
Có người bạn hỏi cô có cô đơn không, cô chỉ biết mỉm cười, cô cũng muốn hỏi lòng mình có cô đơn hay không?
Cuộc sống của cô đôi khi cũng nhàm chán thế nhưng cô vẫn yêu nó lắm. Cô chưa xác định sẽ thay đổi nó. Vì cô chưa tìm được một nửa kia của mình, cô cũng sợ khi nhìn thấy cảnh những đứa bạn than thở về chồng mình. 30 tuổi người ta gọi cô là gái ế. Hình như người ta luôn quan tâm đến những cô gái ế như cô. Hình như cuộc sống gia đình của người ta quá nhàm chán nên khi được dịp, họ lại tha hồ đưa cô ra làm đề tài để than thở, để thương hại hay chê cười.
Những đứa bạn bằng tuổi cô, họ đã có gia đình cả rồi, khi gặp cô thì họ tay bắt mặt mừng: “Mày kén vừa thôi, lấy chồng đi vui lắm” nhưng sau lưng thì nhìn cô bằng con mắt thương hại “Nó ế chỏng chơ rồi mà chẳng cố gắng kiếm lấy một tấm chồng đi, khéo làm bà cô đến già”. Dù rằng cái gia đình của họ chắc gì đã hạnh phúc, dù rằng có rất nhiều người than vãn với cô rằng “lấy chồng cũng mệt mỏi lắm” hay “tao hối hận vì lấy chồng sớm rồi” thế nhưng họ vẫn tự hào với cô, vì cô là gái ế, vì họ hơn cô một tấm chồng.
Vì là gái ế, tức là gái chẳng có ai thèm rước, chẳng có ai thèm quan tâm chăm sóc nên những anh chàng cùng cơ quan cũng hay đưa cô vào câu chuyện vui của họ. Anh chàng chưa vợ thì nghĩ “Con bé ấy mặt mũi đâu đến nỗi nào, chắc hẳn bị làm sao rồi nên chả ma nào nó thèm”. Những gã có vợ thì lả lơi tán tỉnh: “Trưa nay đi ăn cùng anh nhé” hay “Chủ nhật em có rảnh không, anh qua nhà đón em đi cafe”. Khi cô từ chối “Em bận rồi” thì anh ta nhìn cô bằng con mắt khinh khỉnh “Em có bạn trai đâu mà kêu bận, còn làm cao, đi với anh vui lắm”. Và tất nhiên cô sẽ mắng cho anh ta một trận, để rồi lại nghe anh ta rêu rao “Thế này bảo sao không ế”, và rồi để khi vô tình gặp nhau trong thang máy, anh ta lại nhìn cô cười cười đểu giả “Khi nào cần anh thì a lô nhé”. Những lúc như vậy, cô thực sự mệt mỏi. Cô cần một người đàn ông để dựa dẫm, cần một người đàn ông để chăm sóc đưa đón cô, để cho những gã kia “sáng mắt” ra. Thế nhưng, không thể vì mệt mỏi mà cô gật đầu bừa, nhắm mắt đưa chân với một gã nào đó, thôi đành chấp nhận làm gái ế vậy. Họ nói rồi họ nghe, cô chỉ chạnh lòng một chút rồi thôi.
Vì là gái ế, 30 tuổi cô sợ về nhà. Cô chỉ dám về nhà vào dịp Tết, chẳng đi đâu được nên đành về nhà “chịu trận”. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Vì là gái ế, một vài bà chị độc mồm độc miệng nhìn cô với con mắt lạnh lùng thù hằn: “Rồi cái ngữ chẳng ai thèm rước kia, lại đi làm cái chuyện tranh vợ cướp chồng với người khác chứ tài giỏi gì”. Cô chẳng trêu chẳng đùa gì các bà chị ấy, nhưng họ nhìn cô tươi trẻ mà chưa có ai làm chủ trái tim cô, họ thấy tức mắt với cô. Họ nghĩ rằng tương lai cô sẽ là cái gai, là hiểm họa của gia đình họ chăng? Hay những bà chị này đã từng bị những người mang danh gái ế giống như cô giật chồng? Thật buồn cười khi họ tự đẩy cô vào làm người thứ 3, nhưng cô cũng chẳng muốn, chẳng dại gì làm kẻ thứ 3. Thế nên các bà chị độc miệng kia, xin đừng nhìn gái ế như cô bằng con mắt thù hằn đó nữa.
Vì là gái ế nên 30 tuổi đầu chưa dẫn người yêu về nhà, hàng ngày mẹ đều gọi điện than thở: “Bằng tuổi mày chúng nó đều 1,2 đứa cả rồi, mày định làm mẹ mất ngủ đến bao giờ hả con?”. Rồi mẹ khóc lóc, mẹ kể lể đứa này vừa sinh con, con đứa kia đã vào lớp 1. Chỉ có mẹ vô phước nên giờ đáng tuổi làm bà rồi mà vẫn chưa có con rể. Những cuộc gọi của mẹ dần dần cũng chỉ có một chủ đề “đã có người yêu chưa con?”. Cô hiểu mẹ cũng lo cho cô, cũng vì sợ quả bom nổ chậm như cô cất trong nhà. Nhưng cô biết làm thế nào được, khi con tim chưa hề rung động một ai, khi cô chưa hề nghĩ sẽ vì ai mà thay đổi cuộc sống. Người ấy chưa xuất hiện, nên cô chưa thể mang chàng rể về cho mẹ được.
Vì là gái ế, 30 tuổi cô sợ về nhà. Cô chỉ dám về nhà vào dịp Tết, chẳng đi đâu được nên đành về nhà “chịu trận”. Gặp bà hàng xóm, lại “soi” cô từ đầu đến chân rồi phán “Gớm đã lớn thế này rồi cơ à, xinh gái quá, thế bao giờ cho bác ăn cỗ đây?”. Có người thì nói thẳng: “Mãi chẳng lấy chồng thế cháu, ở nhà bố mẹ mày lo sốt vó lên kia kìa. Mà cô nói thật, con gái qua tuổi 30 xuống mã nhanh lắm, tranh thủ còn trẻ đẹp lấy chồng đi thôi”.
Các cô dì, chú bác sang chơi thì nhìn cô lắc đầu ngao ngán “Mày về một mình làm gì, về phải mang đứa nào ra mắt chứ. Con gái 30 không nhanh tìm người rước đi, có mà sau này chỉ đi làm lẽ”. Rồi họ lại tất tả tìm người mối lái giới thiệu cho cô. Nhiều lúc nhìn mẹ rơm rớm nước mắt, cô lại chạnh lòng, hay là lấy bừa anh chàng vừa được giới thiệu cho mẹ đỡ lo. Nhưng rồi những tấm gương không mấy hạnh phúc của một vài cô bạn vội lấy chồng hiện ra, cô lại tự nhủ đừng nóng vội, hạnh phúc là của mình chứ không phải lấy chồng để làm vừa lòng người khác. Lấy chồng phải tìm cho mình người yêu thương, phù hợp để sống cả đời chứ không phải lấy chồng để giải thoát danh gái ế. Cô vẫn nghĩ rằng mình có công việc, mình có tri thức, mình sống tử tế chẳng đi giành giật cái gì của ai, rồi mình sẽ được hạnh phúc. Gái ế nhưng cô sẽ vẫn ngẩng cao đầu mà sống tốt, cô sẽ chờ đợi hạnh phúc của mình.
Theo Khampha
Lý giải vì sao học cao vẫn... ế
Nhiều bằng cấp đàn ông sợ đấy! Nên chị em đừng có dại mà học quá nhiều khi chồng mình còn thua xa mình về học thức.
Đàn ông rất ưa những người phụ nữ nhanh nhẹn thông minh, nhưng với nhưng người học quá cao, họ thật sự ái ngại. Nhất là những người mà họ có ý định tìm hiểu, lấy về làm vợ. Đàn ông thường rất sợ mình bị thua kém vợ, họ sợ những người phụ nữ giỏi hơn mình, sợ vợ kiếm tiền được nhiều hơn mình và sợ người khác gièm pha rằng, họ chỉ là thằng chồng bám váy vợ hay ngửa tay xin tiền vợ. Cũng có thể, họ sợ xét về trình độ, mình thua vợ một bậc rồi vợ về nhà làm &'thầy cãi' của chồng.
Nói chung, với phụ nữ, cái gì cũng chỉ nên vừa phải. Hoặc là khi đã giỏi rồi, hãy lấy một người đàn ông hơn mình, hơn cả về trình độ và cách làm việc, kiếm tiền. Có như thế thì may ra gia đình mới hạnh phúc. Rất nhiều gia đình tan nát vì chuyện vợ giỏi hơn chồng, vì chuyện vợ học cao hơn chồng dù rằng trước đó, họ cũng đã từng yêu nhau tha thiết, từng hiểu và rất trân trọng nhau. Nhưng sống với nhau rồi nảy sinh nhiều vấn đề, thời thế thay đổi và con người cũng dần có những nhận thức khác nhất là khi thiên hạ lắm lời gièm pha...
Cô bạn tôi đang đi nước ngoài học tiến sĩ. Trước khi đi, nhiều bạn bè tham gia với cô ấy, họ bảo, một là lấy chồng xong rồi hãy đi, hai là ở nhà lấy chồng rồi sinh con. Vì năm nay cô ấy đã 29 tuổi rồi, chẳng còn trẻ trung để mà đi mấy năm nữa học ở xứ người rồi mới tính tới chuyện lập gia đình. Giá như cô ấy còn trẻ thì không nói làm gì, nhưng học được tới trình độ tiến sĩ, 29 tuổi đã là quá trẻ rồi.
Sau này về, 3 năm nữa mà chưa có người yêu, liệu rồi việc tìm kiếm một nửa có dễ không. Mà nếu tìm được thì lúc, việc sinh con thật sự cũng hơi muộn màng. (ảnh minh họa)
Đàn bà con gái quan trọng nhất vẫn là gia đình, là một người chồng để mình dựa vào và có một đứa con là ít nhất. 29 tuổi vẫn còn bôn ba thì đến bao giờ mới ổn định được. Không nhưng thế, bố mẹ cô ấy cũng chưa có cháu nội ngoại, cô ấy là chị cả trong nhà nên ai cũng mong ngóng con gái lấy chồng. Sau này về, 3 năm nữa mà chưa có người yêu, liệu rồi việc tìm kiếm một nửa có dễ không. Mà nếu tìm được thì lúc, việc sinh con thật sự cũng hơi muộn màng.
Thế mà cô ấy vẫn quyết đi trong khi bạn bè cũng đã yên bề gia thất, con cái đầy rồi. Bây giờ, nhìn bạn bè đi lấy chồng, có con có cái hết, cô ấy cũng chạnh lòng. Nhưng đi con đường đó, cô ấy chấp nhận phải tạm gác lại chuyện chồng con. Nói chung, phụ nữ nếu không có mục đích rõ ràng thì không nên học quá cao làm gì. Và đôi khi cũng nên biết chừng mực về chuyện học thức. Công việc đòi hỏi phải vậy thì mới nên, hoặc là cũng nên có một gia đình rồi tính chuyện tiến thân sau, tùy vào điều kiện của người chồng. Một người chồng đã lo được kinh tế gia đình tốt rồi thì người vợ cũng nên vừa phải, không cần phải kiếm quá nhiều, chỉ cần kiếm đủ chi tiêu hoặc ít ra không phải ngửa tay xin tiền chồng, bình đẳng về kinh tế.
Bi kịch của nhiều gia đình có vợ giỏi hơn chồng là li dị, nhiều người chồng không chịu được cảnh vợ huênh hoang kiếm tiền giỏi nên đã tự tan rã gia đình. Nhiều người còn không chịu được điều tiếng của thiên hạ, cảm thấy hèn và anh ta tự từ bỏ cuộc sống của mình. Nếu vợ làm tiến sĩ mà chồng chỉ là học viên trung cấp thì thật sự, có ai mà không nghĩ? Một sự so sánh quá khập khiễng về trình độ. Hai người đó mà lấy nhau thì sao tránh khỏi lời của thiên hạ?
Đàn ông sẽ không lấy một người quá tài, chức quyền vì họ nghĩ, người phụ nữ như thế thiếu gì người yêu, không dành cho mình. (Ảnh minh họa)
Nếu đã lấy nhau rồi, người vợ nên biết nhìn người chồng của mình mà tiến thân. Không phải là chồng không làm được tiền nhiều thì mình cũng không dám, chỉ là về việc học thức, phụ nữ nên biết tế nhị nhìn chồng mình. Người nào ham bằng cấp, ham trình độ quá sẽ khiến gia đình bị lung lay.
Bà chị tôi cũng chia tay chồng chỉ vì lý do chị ấy học quá cao, còn chồng thì ít học. Chị này là giảng viên đại học, còn anh này là sửa xe. Họ yêu nhau từ thời chị này còn chưa là sinh viên, bao nhiêu năm vẫn cưới nhau. Nhưng cuộc sống như vậy, hàng xóm dị nghị, vợ thì học cao, thạc sĩ, thế nên họ xích mích, khó chịu. Người chồng cảm thấy mình hèn kém, người ta chê bai khiến anh mệt mỏi và họ chia tay.
Vậy đó, với những người phụ nữ lắm bằng cấp, đàn ông rất sợ. Ví như, đàn ông sẽ không thích tán những chị em đã là tiến sĩ nếu như họ không ngang trình độ hoặc không hơn, hay họ không giỏi kiếm tiền. Đàn ông sẽ không lấy một người quá tài, chức quyền vì họ nghĩ, người phụ nữ như thế thiếu gì người yêu, không dành cho mình.
Đó là đôi điều tâm sự, chia sẻ với chị em. Mong chị em hiểu và tìm được câu trả lời vì sao mình học cao, có công việc tốt, tài giỏi mà vẫn... ế?
Theo VNE
30 tuổi em vẫn đợi người đàn ông trọng tình 30 tuổi, chỉ có nàng là nụ hoa hàm tiếu vẫn kiên định chỉ nở vì một người đàn ông nàng muốn. Ba mươi tuổi, người đàn bà ở đỉnh cao của nhan sắc, sự quyến rũ và độc lập. Khi ấy người phụ nữ thực sự biết mình có gì và muốn gì. Họ không còn những ước mơ viển vông và...