Vì đổi tên, cựu Tổng thống Pháp Sarkozy gây bão dư luận
Hôm thứ 6 (29/5), cựu Tổng thống Pháp Sarkozy vừa tiến hành đặt lại tên đảng của ông từ “Liên minh vì Phong trào Nhân dân” (UMP) sang “Những người Cộng hòa”.
Được biết, các thành viên của UMP – đảng đối lập chính tại Pháp – đã bỏ phiếu đối với quyết định đổi tên đảng của ông Sarkozy, với 83% số phiếu bầu ủng hộ.
Động thái mới nhất nói trên đã làm dấy lên cuộc tranh luận rộng rãi tại Pháp, khi các nhà chỉ trích cho rằng tất cả người Pháp đều là “người Cộng hòa”.
Trong khi đó, ông Sarkozy được tin là sẽ cố gắng tái tranh cử ghế Tổng thống Pháp vào năm 2017.
Logo mới của đảng UMP sau khi được đổi tên thành “Những người Cộng hòa”
Theo một cuộc khảo sát ý kiến gần đây, có tới gần 70% công chúng (và 40% người ủng hộ UMP) đã nói rằng không đảng chính trị nào có quyền sử dụng tên đảng Cộng hòa.
Trong một bài xã luận đăng trên tờ Le Monde, một nhóm gồm 3 cây viết và chính trị gia đã khẳng định: “Hành động Nicolas Sarkozy đặt lại tên đảng của ông ta là một sự tuyên bố đại diện cho tất cả người Cộng hòa, như thể không có ai khác ngoài ông ta vậy. Đó là sự xúc phạm và vô trách nhiệm”.
Thậm chí, một nhóm người phản đối còn đâm đơn kiện lên tòa trước hành động đổi tên đảng của ông Sarkozy, với lập luận rằng nhờ có cuộc Cách mạng Pháp mà mỗi công dân ở nước này đều là người Cộng hòa, chứ “Cộng hòa” không phải là thứ chỉ dành cho những người bỏ phiếu cho ông Sarkozy. Do vậy, nhóm này đề nghị tòa cấm đảng của ông Nicolas Sarkozy được đổi tên thành “Những người Cộng hòa”. Tuy nhiên, tòa án đã bác yêu cầu của họ.
Về phần mình, ông Sarkozy nói rằng việc thay đổi tên đảng là “lời kêu gọi tập hợp đối với tất cả những ai phiền muộn khi phải chứng kiến nền Cộng hòa suy tàn theo thời gian, và những ai muốn ngăn chặn đà suy tàn này”.
Sau khi để thua đối thủ Francois Hollande trong cuộc đua vào ghế Tổng thống Pháp hồi năm 2012, ông Sarkozy được cho là đang rất nỗ lực để “phục hận” bằng việc tái tranh cử lần nữa vào năm 2017.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Vinh quang và cay đắng của Cựu Tổng thống Ukraina
Viktor Yanukovych (SN1950), sinh ra và lớn lên ở làng Zhukovka thuộc vùng Donetsk Oblast, thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina (nay là nước Ukraina độc lập).
Cha của Yanukovych là một tài xế tàu hỏa người Belarus, xuất thân từ Yanuki, Vitsebsk Voblast. Mẹ ông là một y tá người Nga và qua đời khi Yanukovych mới hai tuổi. Sau khi cha ông mất, ông đã mất được bà nội nuôi dưỡng, thời thơ ấu của ông sống trong đói khổ, và phải tự lập để lớn lên.
Từ năm 1997 và 2002, Yanukovych đã giữ chức Thống đốc tỉnh Donetsk (Oblast), 2 lần giữ cương vị thủ tướng Ukraina: từ 21-11-2002 đến 31-12-2004 dưới thời tổng thống Leonid Kuchma; và lần 2: từ 4-8-2006 đến 18-12 -2007 dưới thời tổng thống Viktor Yushchenko. Yanukovych cũng là đối thủ chính trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004.
Cựu Tổng thống Ukraina lúc đương nhiệm
Yanukovych là lãnh đạo đảng đối lập lúc ra tranh cử Tổng thống, Đảng Khu vực ở nghị viện. Yanukovych đã vượt qua vòng 1 trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010, tranh cử với Yulia Tymoshenko trong vòng hai. Yanukovych đã thắng cử với tỷ lệ 48,95% phiếu bầu so với tỷ lệ 45,47% bầu cho Tymoshenko
Yanukovych từng là tổng thống quốc gia này cho đến khi bị Quốc hội Ukraina truất phế vào ngày 22 tháng 2 năm 2014.
Bỏ chạy hèn nhát
Vào tháng 11 năm 2013 hàng loạt biến cố xảy ra đưa tới việc tổng thống Yanukovych phải đấu tranh để tồn tại. Những cuộc biểu tình và chiếm đóng Quảng trường Độc lập do những người biểu tình thuộc phe đối lập Ukraina thân EU thực hiện, xuất phát từ việc ông Yanukovych từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine-European Union Association Agreement) và quay sang tìm sự trợ giúp từ nước láng giềng Nga để nhận được khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD cũng như kết hợp quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.
Đến giữa 2-2014, những cuộc đàm phán giữa Yanukovych và phe đối lập đã thất bại. Ukraina đang trên bờ vực tai họa nội chiến,
Vào 22-2-2014, Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina bỏ phiếu phế truất với 328/340 phiếu thuận. Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych phải "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina".
Ngày 23-02-2014, Yanukovych đã bị chính đảng của mình lên án là bỏ chạy hèn nhát, phản bội cũng như là đã lừa dối Ukraina và bóc lột đất nước. Bộ trưởng bộ nội vụ tạm thời Arsen Avakov cho biết Yanukovych đang bị truy nã với tội là chịu trách nhiệm cho cái chết của những người biểu tình .
Sau cuộc bầu cử tổng thống mới được tổ chức vào ngày 25-5-2014 và tổng thống tạm quyền được bầu là Oleksandr Turchynov, Yanukovych định bỏ về Kharkov, một thành phố công nghiệp ở phía Đông Bắc của Ukraina, nơi người dân nói tiếng Nga. Nhưng đã bị lực lượng biên phòng chặn lại, khi định trốn ra ngoại quốc với một máy bay tư từ thành phố Donetsk, quê của ông. Nói chuyện trên đài truyền hình địa phương, ông vẫn lớn tiếng phủ nhận việc hạ bệ mình.
Điều tra sai phạm của cựu Tổng thống:
Sau khi Yanukovych rời Kiev, ông có một biệt thự xa hoa ở ngoại ô Kiev rộng 140 ha, gồm nhiều dinh thự và hồ nước, bãi cỏ bị bỏ trống và sau đó được mở cửa cho dân vào xem. Người dân được thấy tận mắt cuộc sống vương giả của ông, trong khi lương chính thức của ông chỉ có 20.000 USD/năm, mà chỉ riêng đầu năm 2010 ông đã chi 53 triệu USD để mua các loại đèn thắp sáng.
Ngày 26-02-2014, Công tố viên trưởng tạm quyền của Ukraine cho biết là Ukraina sẽ liên lạc với các tổ chức quốc tế, chính thức yêu cầu hỗ trợ tìm ra các tài khoản ngân hàng và tài sản của Yanukovych ở nước ngoài. Yanukovych cũng bị nghi ngờ là đã tạo điều kiện thuận lợi cho con trai là Olexander Viktor, vốn là một bác sỹ nha khoa đã trở thành tỷ phú nhờ có được những tài sản sinh lợi nhiều nhất ở Ukraine.
Ngày 28-02-2014, Thụy Sĩ và Áo đã khóa tài khoản của 20 người trong đó có Viktor Yanukovych và con trai, cũng như nhiều bộ trưởng khác trong chính phủ, ông này mở cuộc điều tra Yanukovych về tội rửa tiền, và tham nhũng.
Ukraine phối hợp với các cơ quan có liên quan để ban hành luật sửa đổi cho phép xét xử vắng mặt cựu Tổng thống Yanukovych và cho phép nhập các tài sản tịch biên của ông vào ngân sách quốc gia.
Những cuộc biểu tình đẫm máu xảy ra ở Thủ đô Kiev, Ukraina
Tổng thống Yanukovych bị lật đổ và chạy trốn trong cuộc đảo chính ở Ukraine hồi tháng 4 -2014, sau khi trong nước xảy ra những cuộc biểu tình đẫm máu và sự xung đột xảy ra giữa cảnh sát với những người phản đối tại thủ đô Kiev, Ucraina làm gần 100 người chết. Sau khi bị lật đổ, được sự đồng ý của Tổng thống Nga Putin, Yanukovych chạy sang Nga lánh nạn và xin tị nạn chính trị từ đó tới nay.
Vì sao Cựu Tổng thống Ukraina Yanukovych bị Interpol truy nã?
Ngày 12-01-2015, lệnh truy nã đỏ của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã được ban hành đối với cựu Tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor Yanukovych.
Lệnh truy nã đỏ của Interpol đối với cựu Tổng thống
Theo tố cáo của Ukraine: giai đoạn từ tháng 10-2010 đến tháng 7-2013, trong vai trò Tổng thống Ucraina, Yanukovych cùng với các quan chức cấp cao của chính phủ Ukraina cố tình lạm dụng chức vụ của mình để vụ lợi, thu lợi bất chính cho công ty "ESU".
Tài chính cho công ty này lấy từ ngân quỹ nhà nước cung cấp cho việc xây dựng mạng lưới truyền thông với mục đích đặc biệt theo hợp đồng mua sắm và buôn bán số KPP-582 ngày 11-3-2011, đã được ủy thác cho công ty trách nhiệm hữu hạn "ESU" gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 220 triệu UAH(tiền Ukraina) khoảng 14 triệu USD. Theo đó,Yanukovych phạm vào điều 191 của bộ luật hình sự Ukraina, hình phạt cao nhất đối với tội danh này là 12 năm tù.
Tại sao Yanukovych không bị truy nã quốc tế ngay sau khi trốn sang Nga?
Mặt khác, theo điều lệ và mục đích, Tổ chức Interpol chỉ thực hiện truy nã quốc tế với các loại tội phạm ngoại trừ về tội phạm liên quan đến chính trị và tôn giáo. Vì vậy, cựu tổng thống Yanukovych không bị Interpol truy nã về ty nạn chính trị tại Nga.
Cho đến nay, khi đã hoàn tất tội danh của cựu Tổng thống Ukraina cho "phù hợp" Interpol mới ban hành lệnh truy nã quốc được đưa ra chỉ vài giờ sau khi đại diện Văn phòng công tố Nga tuyên bố sẵn sàng xem xét yêu cầu dẫn độ ông Yanukovych./.
Theo Hòa Thu
PetroTimes
Sarkozy là người thế nào? Làm tổng thống Pháp nhưng lại bị đánh giá là không đại diện cho giá trị tinh thần của người Pháp. Xem ra con đường tái tranh cử của ông Sarkozy vào năm 2017 sẽ vô cùng khó khăn. Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, năm 2009 tại Bruxelles Tự nhận là một De Gaulle mới, sau khi đắc cử tháng 5/2007 (Tổng...