‘Vì dịch, tôi tiết kiệm chục triệu nhờ không còn tụ tập sau giờ làm’
Hết cách ly xã hội, dân văn phòng trở lại nơi làm việc bình thường. Nhiều người từ bỏ việc ăn hàng, la cà sau giờ làm và hình thành thói quen đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên.
Chiều 22/4, Thủ tướng quyết định nới lỏng giãn cách xã hội trên cả nước, nhiều doanh nghiệp, cơ quan cũng bắt đầu cho nhân viên đi làm trở lại song vẫn đảm bảo các quy định phòng chống dịch an toàn tại nơi làm việc.
Gần một tháng làm việc tại nhà và hạn chế ra ngoài, nhiều lao động, nhất là giới văn phòng có không ít thay đổi trong phong cách làm việc lẫn thói quen cá nhân.
Zing thực hiện phỏng vấn một số người để hiểu hơn về những thay đổi của môi trường làm việc công sở sau khi dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát.
“Con bé vụng về giờ ngày nào cũng mang cơm trưa đi làm”
“Dù không chuyển sang làm việc tại nhà hẳn trong 1 tháng giãn cách xã hội do tính chất công việc, mình thấy nhịp sống và một số thói quen của bản thân vẫn thay đổi đáng kể”, Kiều Ngọc (24 tuổi), nhân viên xuất nhập khẩu, chia sẻ.
Thay đổi lớn nhất với nữ nhân viên trẻ có lẽ là cô tìm thấy niềm yêu thích với nấu nướng, cũng như dành nhiều thì giờ vào bếp hơn.
“Trước khi có dịch, vào mỗi giờ nghỉ trưa, mình hay cùng hội ‘chị em bạn dì’ cùng phòng xách xe ra ngoài ăn, hôm thì bún, phở, hôm cơm gà vì phần lớn đều độc thân, lại sống xa gia đình”, cô cho hay.
Trong thời gian quán xá đóng cửa, các nhân viên văn phòng phải tự nấu ăn tại nhà. Nhiều người bất ngờ trước khoản tiền họ có thể tiết kiệm được từ việc tự nấu nướng. Ảnh: Việt Hùng.
Nhiều hôm sau giờ làm, 9X lại cùng bạn bè tụ tập đi ăn hàng vì lười nấu ăn. Tuy nhiên từ khi phải ở nhà nhiều hơn, có thêm thời gian rảnh, Ngọc bắt đầu tìm niềm vui qua việc thử nghiệm những công thức nấu ăn học hỏi trên mạng.
Dần dần, “tay nghề” lên cao, cô gái thích thú khi nhận ra thức ăn tự nấu vừa đảm bảo vệ sinh, lại có thể điều chỉnh tùy khẩu vị.
Đến những ngày cuối tháng 4 vừa qua, khi cơ quan trở lại làm việc bình thường, mấy anh chị chung cơ quan ngạc nhiên hết đỗi khi chứng kiến “con bé Ngọc vụng về” giờ chuẩn bị cả hộp cơm trưa đủ chất đi làm mỗi ngày. Thi thoảng, những hôm dư dả thời gian hơn, cô còn làm cả rau câu, bánh tráng miệng mời cả phòng.
“Ngoài việc lo vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, mình thấy tự chuẩn bị đồ ăn trưa giúp tiết kiệm không ít chi phí. Không chỉ thời gian đầu sau dịch, mình sẽ duy trì thói quen nấu ăn này lâu nhất có thể”, Ngọc khẳng định.
Không đeo khẩu trang trừ một ngày lương
Chung quan điểm với Kiều Ngọc, Minh Tuấn (26 tuổi, nhân viên kinh doanh) nhận thấy nhiều thói quen sau giờ làm của mình vốn rất quen thuộc trước kia, nay thay đổi đáng kể sau nhiều ngày “work from home”.
Hơn một tháng hạn chế tụ tập ăn nhậu với đồng nghiệp, đám bạn sau khi tan ca và các hoạt động giải trí khác, Tuấn thực sự bất ngờ khi nhận ra đã tiết kiệm được gần chục triệu đồng.
Nhân viên được trang bị kỹ khẩu trang, nước rửa tay khi các cơ quan quay trở lại làm việc tại văn phòng. Ảnh: Việt Linh.
Video đang HOT
“Thành thử, mình không nghĩ số tiền mọi khi mình bỏ ra cho việc đi chơi lại nhiều vậy. Sắp tới, mọi người cũng chưa muốn tụ tập lại nhiều nên chắc mình sẽ vẫn còn dành dụm thêm được một khoản kha khá”, anh nói.
Bên cạnh đó, trước đây mỗi khi ra ngoài, Tuấn khá lười đeo khẩu trang. Nhưng từ khi có dịch, có hôm đi làm quên ví tiền, điện thoại hay giấy tờ làm việc nhưng cốp xe của Tuấn lúc nào cũng có sẵn vài chiếc khẩu trang y tế và lọ nước rửa tay để sử dụng.
“Đeo khẩu trang vào yên tâm hơn hẳn”, anh cho biết.
Tâm lý lo sợ mầm bệnh vẫn có thể lây lan của Tuấn cũng được xoa dịu vì thấy các anh chị ở cơ quan cũng có ý thức giống anh.
Dù văn phòng đã sắp xếp nhân viên không quá gần nhau, lại có vách ngăn giữa mỗi người nhưng ai nấy cũng tự giác đeo khẩu trang khi làm việc và không còn tụm năm tụm ba ăn uống chung như trước.
Còn với Ngọc Trâm (nhân viên truyền thông), dù biết đeo khẩu trang là tốt, cô cho hay vừa trải qua một câu chuyện “khá đau thương” vì vật dụng này. Ngày thứ hai quay trở lại văn phòng làm việc, Trâm chưa vui được bao lâu khi gặp lại cả team thì nhận được thông báo trừ một ngày lương.
Lý do đằng sau là cô quên đeo khẩu trang khi làm việc và bị phòng hành chính nhân sự đi kiểm tra bắt gặp.
“Văn phòng mình khá ‘gắt’, đặt ra quy định nhân viên phải đeo khẩu trang 100% khi ngồi làm việc. Tuy nhiên, loại của mình là khẩu trang vải, chỉ cần đeo 15-20 phút là đã thấy khó thở”, cô kể lại.
Trâm thừa nhận mình khá xui xẻo khi cô vừa lén bỏ khẩu trang và mải chăm chú làm nốt báo cáo, đội kiểm tra đi qua lúc nào cô cũng không hay. Từ hôm đó, dẫu thấy bí đến đâu, Trâm cũng phải chịu khó che kín miệng và mũi trong giờ làm.
“Work from home” có thể đem lại sự thoải mái, nhưng nhiều người đi làm cho hay họ tập trung tốt hơn khi ở công ty. Ảnh: Duy Hiệu.
Đếm từng ngày về lại văn phòng
Được ngủ thêm nửa tiếng. Không phải lo là lượt quần áo đi làm từ tối hôm trước. Cũng không phải vội vã phóng xe trên đường cho kịp giờ chấm vân tay.
Làm việc tại nhà từng là mơ ước của Hoàng Minh (sinh năm 1996), nhân viên tại một tập đoàn bảo hiểm. Song, anh chàng dần nhận ra làm việc từ xa không sung sướng và diễn ra suôn sẻ như mong đợi.
Theo Minh, mặc dù “được mặc quần đùi, thoải mái làm việc ngay trong phòng ngủ”, việc đến công ty, có mặt tại văn phòng vẫn đem lại nhiều lợi thế hơn.
“Thứ nhất, mọi người không cùng ở một chỗ, việc trao đổi, giao tiếp giữa các bên gặp nhiều khó khăn hơn tưởng tượng. Đường truyền mạng chậm rề rề, ứng dụng quá tải là chuyện thường gặp”, cậu kể lại.
Tuy nhiên, khi vấn đề liên lạc được giải quyết, Minh lại khó đạt được năng suất làm việc như mọi khi.
Dân văn phòng quay trở lại làm việc sau khi kết thúc thời gian cách ly xã hội. Ảnh: Việt Linh.
“Ba mẹ thi thoảng lại gõ cửa hỏi thăm, chưa kể đến hai đứa cháu gái đang học cấp 1 vẫn đang nghỉ dịch, thấy chú ở nhà lại đòi chơi cùng. Vài bữa, nhà hàng xóm lại bật nhạc bolero, quá nhiều thứ khiến mình bị xao lãng”, Minh cho hay.
Vì vậy, khi nhận thông báo giai đoạn “work from home” kết thúc, Minh mừng như mở cờ trong bụng. Quay về góc bàn làm việc yêu thích, nơi có view nhìn xuống một công viên nhiều cây xanh, anh thấy phấn khởi hơn. Cảm hứng làm việc cũng quay trở lại.
Cùng nóng lòng quay trở lại công ty, Đàm Trang (22 tuổi) thở phào khi thời gian cách ly xã hội kết thúc cũng vừa lúc Hà Nội sắp sửa vào đợt nắng nóng cao điểm.
“Ai mong đợi làm việc ở nhà thì mình không biết nhưng ở văn phòng, mình được hưởng nước mát, điều hòa mát rượi”, cô bạn thú thật.
Lý do của Trang đơn giản và dễ hiểu. Thuê trọ giá rẻ không có điều hòa, mùa hè mới đến mà đã thấy không khí trong nhà nóng bức, wifi cũng chập chờn, quãng thời gian làm việc tại nhà nhiều lúc “hơi cực hình” như cách Trang miêu tả.
“Hồi giữa tháng 4 giao mùa, có hôm trời trở nắng đột ngột, mình ngồi đánh máy mà thấy bí bách, khó chịu trong người. Thông thường, mình có thể mang laptop ra cà phê làm việc. Song, tháng vừa qua, mình cũng đành chịu chôn chân trong phòng”, cô nói.
“Mình thích đến công ty hơn ở nhà vì cứ bước chân vào nơi làm việc là có không khí mát vây quanh cả ngày. Mình đã sốt ruột, đếm từng ngày quay lại văn phòng”, Trang bộc bạch.
Con một có kém thông minh hơn những trẻ có anh chị em?
Đại dịch Covid-19 đã phần nào mở ra hướng trả lời cho câu hỏi mà nhiều người băn khoăn: Số lượng con cái thích hợp nhất trong một gia đình là bao nhiêu?
Zing trích dịch bài viết trên The New York Times, đề cập đến những tranh cãi xung quanh việc số lượng con cái thích hợp nhất trong một gia đình là bao nhiêu và việc không có anh chị em ruột có ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của một người.
Trong những ngày cách ly xã hội, trẻ em phải tự học tại nhà hoặc tham gia các buổi online mà nhà trường tổ chức. Đó là lúc nhiều cha mẹ nhận ra những khác biệt giữa việc con mình có anh chị em hay là con một.
Thời gian này, mỗi ngày lũ trẻ có thể chơi cùng nhau trong khi bố mẹ làm việc tại nhà. Có ít nhất hai con sẽ làm cha mẹ có phần rảnh hơn, không nhất thiết phải cùng con trong mọi hoạt động từ học tập đến vui chơi.
Tuy nhiên, việc có con một cũng không phải là không có lợi ích. Phụ huynh có thể tập trung và dễ dàng hơn khi chỉ kèm một đứa trẻ học bài.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra không ít hoang mang nhưng cũng phần nào mở ra hướng trả lời cho câu hỏi mà những người đang, hoặc sẽ trở thành phụ huynh luôn băn khoăn: Số lượng con cái thích hợp nhất trong một gia đình là bao nhiêu?
Trong những ngày cách ly xã hội, trẻ em phải tự học tại nhà hoặc tham gia các buổi học online. Ảnh: ParentingNH.
Những giả thuyết chủ quan
Dù đang trong giai đoạn cách ly hay không, việc có anh chị em ruột cũng góp phần hình thành nên những trải nghiệm thú vị và sự phát triển của mỗi người.
Từ trước tới nay, các chuyên gia luôn chia ra thành hai luồng quan điểm về giá trị của anh chị em ruột trong cuộc đời mỗi người. Một phần tập trung chứng minh rằng gia đình đông con sẽ có ít nguồn lực để đầu tư cho mỗi đứa trẻ. Trong đó bao gồm quỹ thời gian, tiền bạc dành cho sinh hoạt, giáo dục hoặc các loại đào tạo khác.
Đó là góc nhìn của các nhà kinh tế khi nuôi dạy con cái.
Nhóm thứ hai, nêu lên quan điểm riêng từ khoảng 100 năm trước, rằng việc là con một trong gia đình có thể cản trở sự phát triển về mặt xã hội của trẻ.
Theo giả thuyết này, một đứa con một có thể có tư tưởng hoặc hành vi chống đối xã hội, vụng về, kỳ quặc. Điều đó nghĩa là, nếu con bạn không có anh chị em ruột, nó rất dễ bị cô lập về mặt xã hội.
Gia đình đông con sẽ có ít thời gian dành cho mỗi đứa trẻ, theo một số chuyên gia. Ảnh: Today's Parent.
Nhưng đây chỉ là những nhận định ban đầu mang tính giả thuyết. Thời nay, các dữ liệu khảo sát tăng cường sự chính xác cho mỗi ý kiến được đưa ra. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn bị giới hạn trong công tác đo lường.
Chẳng hạn, người ta có thể đo lường những thứ như chỉ số IQ, điểm kiểm tra, thành tích học tập và trình độ học vấn. Nhưng ta không thể đo được niềm vui và cả nỗi buồn phiền mà ai đó có được từ anh chị em ruột của họ.
Ngay cả khi tập trung vào những điều đó, ta cũng không có đủ dữ liệu để so sánh gia đình một con và nhiều con. Họ khác nhau theo nhiều tiêu chí.
Chúng ta cần tập trung vào những thay đổi ngẫu nhiên hoặc đột ngột đối với quy mô gia đình. Ví dụ như trường hợp gia đình có một cặp sinh đôi. Thông thường, bố mẹ thường không chuẩn bị trước tinh thần là sẽ đón một cặp song sinh chào đời, gia đình của họ lớn thêm một cách bất ngờ.
Một công cụ so sánh khác là kỳ vọng của phụ huynh về giới tính của các con. Nếu cha mẹ có hai bé trai hoặc hai bé gái trước, chúng có nhiều khả năng sẽ có thêm em vì bố mẹ mong muốn một đứa con ở giới tính còn lại.
Khoa học đã chứng minh điều khác biệt
Nguồn dữ liệu uy tín của Na Uy cho thấy số lượng trẻ em của một gia đình đóng vai trò tương đối ít trong việc xác định trình độ học vấn hoặc chỉ số IQ của chúng. Tuy vậy, việc có anh em sinh đôi có thể tác động tiêu cực đến IQ của các bé trai.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trẻ em không có anh chị em ruột khó có khả năng được nhiều nơi tuyển dụng hoặc làm những công việc có mức lương cao.
Thêm nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con một có nhiều nguy cơ trở thành cha mẹ tuổi teen hơn, mặc dù các chuyên gia phân loại đây là một kết quả không mong muốn của cuộc khảo sát.
Một bài báo đánh giá năm 1987, trong đó tóm tắt 140 nghiên cứu, đã tìm thấy một số bằng chứng về động lực học tập cao hơn ở nhiều trẻ em là con một trong gia đình.
Nhiều nghiên cứu khác đã được thực hiện ở Trung Quốc, nơi chính sách một con có hiệu quả đã tạo ra một thế hệ trẻ em không có anh chị em ruột.
So sánh những người là con một với nhóm có anh chị em (trong gia đình hai con), các nhà khoa học gần như không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt tính cách mang tính hệ thống nào giữa họ. Việc một người hướng ngoại hay hướng nội cũng không có liên quan đến số anh chị em họ có.
Việc một người hướng ngoại hay hướng nội cũng không có liên quan đến số anh chị em họ có. Ảnh: Newsweek.
Điều mà tài liệu này chứng minh được chính là vấn đề thực sự nằm ở thứ tự sinh của trẻ. Con đầu lòng - bất kể có anh chị em ruột hay không - đều sở hữu chỉ số IQ tốt hơn, học tập chăm chỉ hơn và có xu hướng đạt mức thu nhập cao hơn trong sự nghiệp.
Họ cũng có động lực tự học cao hơn so với các em của mình. Tuy chưa thể lý giải được chính xác lý do, các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể do cha mẹ đã dành nhiều thời gian hơn cho đứa con đầu lòng.
Chẳng hạn, họ thường xuyên đọc sách hoặc nói chuyện với con cả nhiều hơn những đứa con sau nên đã khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Nhìn chung, dường như việc có anh chị em hay không không có tác động lớn đến hầu hết đặc điểm phát triển mà con người có thể đo lường.
Tranh luận trên Internet, nhiều cha mẹ bảo vệ quan điểm rằng có hoặc thiếu anh chị em là chìa khóa để con bạn trưởng thành theo hướng tốt nhất có thể.
Thế nhưng, bằng chứng khoa học không đồng tình với cả hai luồng ý kiến. Quyết định có bao nhiêu con đều là sự lựa chọn tốt nhất mà bạn làm cho gia đình mình.
Stress vì nhà đã biến thành văn phòng? Dân công sở hãy tìm sự cân bằng qua các lời khuyên của chuyên gia Vốn dĩ từ lâu, không ít người vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Và khi đại dịch Covid-19 bùng nổ khiến hàng triệu người phải chuyển đổi hình thức làm việc, nhà trở thành văn phòng, sự cân bằng ấy càng trở nên nhập nhằng hơn. Đối với nhiều người, đây có thể...