Vì đâu tan đàn xẻ nghé?
Đàn bà ra đi chỉ cần con cái và một khả năng tự lập phi thường, cho dù phải mang hết tuổi xuân còn lại để gánh sự cô độc. Còn đàn ông trước khi quay lưng, họ đã chuẩn bị sẵn cho mình một bến đậu mới.
Hiếm có cuộc hôn nhân nào toàn bích, cũng ít khi nào gặp được người đúng như mơ. Cuộc sống chung đôi khi đảo lộn tất cả, mọi sự không như mong ước ban đầu.
Khi sự mệt mỏi tăng lên và sức chịu đựng kiệt dần, đối phương không còn sức hút nữa thì một trong hai người thế nào cũng có người mơ màng nhìn ra bên ngoài. Địa ngục trần gian hé mở. Những phi lý và câu hỏi tại sao ta phải chịu đựng sự vô lý cứ lớn dần.
“Ô hay, con người hôm qua ta yêu thương, đã có phút tưởng sống chết đến hết cuộc đời, sao hôm nay chịu không nổi, khó chấp nhận đến thế?”.
Chiến tranh lạnh, rồi chiến tranh nóng xảy ra liên miên. Người ta có thể bỏ đi mà không cần quan tâm đến tài sản chung, chỉ mang theo hai chữ: tự do.
Hãy tin đi, người đàn bà ra đi chỉ cần con cái và một khả năng tự lập phi thường, cho dù phải mang hết tuổi xuân còn lại để gánh sự cô độc. Còn người đàn ông trước khi quay lưng, họ đã chuẩn bị sẵn cho mình một bến đậu mới.
Với họ, ai cũng có thể sống chung được, miễn là người đàn bà đó biết nghe lời và chiều chuộng họ, không như phụ nữ đi thêm bước nữa, khi cần tìm chồng cho mình, họ phải tính đến phương án tìm cha cho cả con mình. Ít ra, anh ta phải có nhiều đức tính vượt trội người cũ.
Biết bao người sau khi tái hôn, nhìn ngược lại mái nhà xưa cứ thấy bùi ngùi, luyến tiếc. Đau lắm chứ, liệu ta lại nhầm, bước thụt hố sâu hơn, số phận nào đâu biết được. Tránh sao được mê cung khi người mới đến hiểu thế nào là trái đắng mà kẻ “cũ người mới ta” đã từng vấp phải.
Họ khuấy đường vào cốc tình yêu ngọt ngào hơn, đậm đặc hơn và khi chiếm được, trọn vẹn nhau, cùng một nhà thì những gì thật nhất không cần giữ kẽ nữa.
Đàn bà ai chẳng ghen tuông, giận hờn, trách móc, ai chẳng muốn chồng đi thẳng về nhà khi tan sở, ai chẳng ấm ức ngó nghiêng khi chồng lén nghe điện thoại, nhắn tin… Tất cả bắt đầu từ cái tôi của mỗi người lại nổi lên nhanh chóng. Những cố tật xưa cũ trở lại, sao thay đổi được tính người. Chẳng thế mà có những người đàn ông đã qua ba đời vợ vẫn không yên. Tiếng thở dài và sự bất mãn kéo theo suốt đời họ.
Con cái càng nhiều dòng, cuộc đời càng khốn khó. Thiếu gì người đàn ông cuối đời họ vẫn cô độc, mặc dù nhiều vợ, đông con. Đơn giản khi phụ vợ, họ để con cái sinh ra tự bơi theo kiểu “đời cua, cua máy; đời cáy, cáy mò”. Nhà cửa tan rồi, trong lòng chỉ còn hận thù, cay đắng. Cha hay mẹ không đủ trách nhiệm và tình thương để gói ghém bao dung thì kể như mất cả máu mủ, tình thâm.
Chẳng phải cuộc ra đi nào cũng không tìm được hạnh phúc mới. Có nhiều người sau đổ vỡ, lập gia đình mới vẫn ổn và hạnh phúc. Đó là họ may mắn gặp được người rộng lòng, yêu thương, sống có trách nhiệm.
Tồn tại được gia đình mới phải biết rút ra cả những điều không nên, không phải của mình với người trước, ráng sao ôn hòa với người sau. Điều đó đâu mới mẻ gì. Bao người khi có gia đình khác, gặp lại người cũ chẳng đã thốt lên: “Giá như anh, giá như em lúc đó… thì đã không đến nỗi tan đàn sẻ nghé”.
Ảnh minh họa
Sự hối tiếc nghe thật buồn, nhưng cuộc đời đi xa lắm rồi, sao quay lại được nữa. Sự ân hận có khi phải từng trải, trả giá hết cuộc đời mới nhận ra vỏn vẹn chỉ một điều đơn giản: sống chung muốn bền thì phải đặt hai chữ “vì nhau” lên đầu, dẹp cái tôi xuống thật thấp.
Sống với ai cũng thế thôi. Cứ giữ khư khư cái tôi và một mất một còn với người kia thì chuyện nhỏ cũng thành chuyện lớn.
Con người ta đi qua cái ngang trái của chính mình mới khó. Nhà nào mà chẳng có chuyện nọ chuyện kia. Giữ chặt nhau trong nhiều năm tháng có khi buông nhau ra chỉ vì mâu thuẫn không đáng có. Lập lại gia đình mới cũng thế thôi, mọi chuyện cũng bắt đầu từ cha mẹ, con cái. Biết giữ thì còn, không giữ thì mất. Mưu sinh khắp chân trời góc biển cũng cho vợ, cho con, mình cũng hưởng. Vậy tại sao cứ cố đạp nhau mà đi, chỉ vì những chuyện sinh hoạt đời thường? Tính cách riêng là một điều khó sửa, rơi vào đụng độ, mâu thuẫn này thì khó sống nhất.
Hoặc một người phải chịu suốt đời, hoặc bên kia phá cho tan hoang. Xấu nết để tan gia đình thì đừng hy vọng khi mình lập gia đình mới sẽ khá hơn. Nhìn ra ngoài xã hội thấy sự xấu nết của vợ hay chồng đều đẩy vào bi kịch thảm khốc.
Nếu một bên có cùng cực, buộc phải ra đi thì hãy nghĩ rằng sự ra đi của mình là để cứu gia đình, vì các con, có như vậy mới hành xử tử tế.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Trước một án ly hôn, giá như mỗi người nhìn lại mình một chút, thay vì chỉ chăm chăm bươi móc tội lỗi người kia mang ra tòa kéo co và tự hỏi bản thân: nếu có một gia đình khác, liệu mình có lặp lại chính sai lầm của mình không? Hiểu được như vậy chắc hẳn sẽ có nhiều cuộc hòa giải thành công. Bỏ vợ hay chồng để lao vào một cuộc tình khác, nhiều khi cũng chẳng thay đổi gì, có khi còn khốn khổ hơn không biết chừng.
Thiếu gì người đàn ông cuối đời họ vẫn cô độc, mặc dù nhiều vợ, đông con. Đơn giản khi phụ vợ, họ để con cái sinh ra tự bơi theo kiểu “đời cua, cua máy; đời cáy, cáy mò”. Nhà cửa tan rồi, thế nào trong lòng chỉ còn hận thù, cay đắng. Cha hay mẹ không đủ trách nhiệm và tình thương để gói ghém bao dung thì kể như mất cả máu mủ, tình thâm.
Vũ Phi
Theo phunuonline.com.vn
Thương vụ ái tình (Phần 9)
Tú nghiêng đầu suy nghĩ. Cô ta không phải Diệu Hoa, hoàn toàn chắc chắn. Vậy vụ cháy năm đó thật sự chỉ là tai nạn, không phải do Diệu Hoa cố tình gây ra ư?Hay có ai đó đã lợi dụng cô? Tú suy nghĩ, điều đó khiến anh đau hết cả đầu.
Cô còn lại cái gì nữa không? Tự hỏi mình một câu, rồi cô tự cười giễu mình. Cô chẳng còn lại gì nữa cả.Tú đã rời khỏi phòng từ lâu. Diệu Hoa khóc đến mức hai mắt sưng húp lên, chẳng còn chút sức lực nào.
- Thế thì mình còn cố gắng vì cái gì?
Diệu Hoa lầm bầm với chính mình. Cô cũng chẳng biết mình cần làm gì vào lúc này. Giống như là cô đã hoàn toàn lạc lối vậy, không biết phải làm gì, không biết phải đi đến đâu, tìm kiếm cái gì nữa.
Giờ phút này, cô cũng chẳng có ai bên cạnh. Mặt trái của danh tiếng và tiền tài luôn là sự cô độc. Nếu là người bình thường, ít nhất họ còn có một người bạn để chia sẻ hoặc tìm kiếm một lời giải đáp. Nhưng Diệu Hoa không còn ai cả nữa. Cô chỉ có một mình Hưởng, và giờ thì có lẽ anh đã biến mất khỏi cuộc đời này.
Không phải tại vì Tú. Tất cả là lỗi của cô. Tú chỉ làm mọi thứ để trả thù cho em trai mình, cho nên cô không có quyền lên án hay phỉ báng anh.
Diệu Hoa đứng dậy, thẫn thờ đi xuống nhà bếp. Cô nhớ lại mười năm trước, mỗi khi cô gặp áp lực hay khó khăn gì, Nam và Hưởng lại ở bên cạnh giúp đỡ cô. Cả hai sẽ nấu gì đó cho cô ăn. Khi Nam mất, điều đó trở thành thói quen của cô.
Diệu Hoa lục trong tủ lạnh, lấy ra tất cả những gì có thể sử dụng. Một vỉ trứng, một túi bột, một bọc tôm, thậm chí là cả một miếng thịt bò nạc vai để làm bít tết. Cô lúi húi đứng trước bếp một lúc lâu, tập trung đến mức Tú đứng nhìn theo cô từ bao giờ mà cô cũng không biết.
Sau khi lớn tiếng với cô, anh chợt cảm thấy mình hơi quá đáng. Chỉ là, anh không biết tại sao. Rõ ràng cô là người đã hại chết em trai anh, nhưng anh lại không thể xuống tay với cô được. Anh mua cô về, và chỉ để đấy, ngay cả tự do của cô cũng không bị hạn chế. Thật sự, Tú chưa bao giờ làm chuyện gì quá đáng với Diệu Hoa, ngoại trừ việc cướp đi lần đầu tiên của cô.
Anh tựa lưng vào cửa, lặng lẽ nhìn theo những hành động của Diệu Hoa. Anh thắc mắc không hiểu cô đang làm gì. Tú liếc mắt lên nhìn đồng hồ, trên đó đã điểm ba giờ sáng.
Nấu ăn vào lúc đêm khuya thế này ư?
Diệu Hoa bỏ miếng bít tết lên đĩa, trang trí bằng ba cọng hành và một cái lá thơm. Sau đó cô bê nó ra bàn. Vừa quay lưng lại, Diệu Hoa nhìn thấy Tú.
Tú sững người, ngạc nhiên trước sự bình tĩnh đến lạ của cô. Không phải vừa rồi cô còn khóc lóc thê thảm hay sao? Gương mặt cô vẫn còn dấu vết với đôi mắt sưng húp và đỏ ửng. Thế nhưng thần thái lại ngược lại hoàn toàn.
Sau đó, cô cũng ngồi xuống, thản nhiên ăn uống như là không có chuyện gì xảy ra. Trông cô cứ như là vừa mới quay về thời kỳ hoàng kim của sự nổi tiếng, nhàn tản, cao ngạo và có một chút đơn độc.
Diêu Hoa dửng dưng như không. Cô để cái đĩa lên bàn, vừa xoay về bếp, lấy món trứng cuộn tôm và cả bánh pancake, vừa hỏi Tú.
- Anh có đói không? Tôi làm khá nhiều đấy. Có muốn ăn một chút không?
Tú không trả lời được. Anh hơi hoảng sợ vì không hiểu cảm xúc cô ra sao. Có khi nào Diệu Hoa đã phát điên, hành vi được biểu hiện một cách thầm lặng và vô định hay không?
- Anh ăn hay là không?
Tú ngập ngừng, gật đầu, ngồi xuống ghế. Diệu Hoa đưa cho anh một bộ bát đũa và một cái thìa. Sau đó, cô cũng ngồi xuống, thản nhiên ăn uống như là không có chuyện gì xảy ra. Trông cô cứ như là vừa mới quay về thời kỳ hoàng kim của sự nổi tiếng, nhàn tản, cao ngạo và có một chút đơn độc.
Tú cầm thìa và đũa lên nhưng không ăn. Anh dò hỏi.
- Cô ... có sao không?
- Sao là làm sao?
Tú nhún vai.
- Thì... Lúc nãy, tôi có hơi to tiếng. Hưởng...
Tú định nói với Diệu Hoa rằng anh không hề bắt Hưởng. Chính anh cũng không biết Hưởng đang ở đâu. Thế nhưng Diệu Hoa đã ngắt lời anh.
- Anh không cần phải nói gì về việc này. Anh nói rất đúng, tôi đáng bị thế. Anh cũng có quyền được trả thù mà, đúng không?
Tú câm họng trước lối suy nghĩ này của Diệu Hoa. Anh dám chắc rằng cô bị làm sao đó, có thể là đã chấn thương tâm lý rồi.
- Cô ăn xong thì đi nghỉ sớm đi.
Tú bỏ đũa và thìa xuống bàn, nhắc nhở Diệu Hoa một câu, rồi đứng dậy rời đi. Diệu Hoa cũng không chú ý đến anh mà chỉ chăm chú hoàn thành bữa ăn của mình.
***
Tú ngồi trong phòng làm việc. Anh suy nghĩ mãi về vấn đề của Diệu Hoa. Hai luồng suy nghĩ trái chiều đấu đá trong đầu liên tục khiến cho anh cảm thấy mệt mỏi và chẳng biết phải làm thế nào.
Một mặt, Tú cho rằng Diệu Hoa đáng bị thế. Mặt khác, anh lại thương xót và lo lắng cho cô mà chẳng có nguyên do gì.
Điện thoại anh chợt đổ chuông, một số lạ gọi đến. Tú nhấc máy, và một giọng nói run rẩy truyền vào tai anh.
- Anh là ai? - Đỗ Quyên khẽ nói, nghe giọng thì có vẻ như cô đang sợ hãi.
Tú hơi giật mình. Anh nhìn lại vào điện thoại, nhận ra đây là số điện thoại mà anh đã thử gọi đến một vài lần, sau khi sửa được chiếc điện thoại của Diệu Hoa. Người này lại gọi đến cho anh.
- Anh biết gì về vụ tai nạn đó? Vụ cháy mười năm trước. - Đỗ Quyên run lên khi hỏi câu này.
Tú bị bất ngờ. Ngoài anh ra, vẫn còn người khác biết về vụ cháy mười năm trước ư? Anh khá chắc là cô gái này có liên quan đến vụ này, vì số điện thoại này là dãy số duy nhất còn lưu lại trong máy Diệu Hoa.
- Dù không biết anh là ai, làm sao anh có được số này của tôi. - Đỗ Quyên tiếp tục. - Nhưng biết điều thì anh hãy im lặng đi. Nếu không tôi sẽ xử cả anh đấy.
Nói rồi, cô ta cúp máy cái rụp.
Tú nghiêng đầu suy nghĩ. Cô ta không phải Diệu Hoa, hoàn toàn chắc chắn. Vậy vụ cháy năm đó thật sự chỉ là tai nạn, không phải do Diệu Hoa cố tình gây ra ư? Hay có ai đó đã lợi dụng cô? Tú suy nghĩ, điều đó khiến anh đau hết cả đầu.
Suy nghĩ Diệu Hoa vô tội lóe lên trong đầu anh và cứ lưu lại ở đó, dù anh muốn xóa nó đi nhưng lại không thể. Anh tìm được cái phao cứu sinh cho cô, anh mừng rỡ vì điều đó, nhưng lại không thể nhận ra được đó là gì.
Tú đặt tay lên tim mình.
- Mày bị làm sao vậy hả?
Tú nghe thấy tiếng lạch cạch ở dưới bếp. Có lẽ Diệu Hoa đã ăn xong. Anh đi ra cầu thang và ngó xuống, nhìn thấy Diệu Hoa đang lau tay, sau đó đi và căn phòng cho khách ở dưới tầng một. Tim của Tú như chùng xuống.
- Mình phải điều tra lại vụ này.
Tú lập tức gọi điện cho trợ lý của mình, yêu cầu anh ta đi tìm Hưởng. Có lẽ Hưởng sẽ biết được chút gì đó. Và có lẽ, sự xuất hiện của Hưởng sẽ khiến Diệu Hoa vui lên chăng?
Nam không cho là vậy. Cậu nghĩ rằng đám bắt cóc này nhằm vào mình. Bởi vì anh chính là tên mặt sẹo trà trộn vào nhà của bà Ngân.
***
Nam và Hưởng bị lôi đến một khu đất bỏ hoang ở ngoại thành. Cả hai bị trói chặt tay và chân, đầu trùm một cái bao bố đen sì.
Ba giờ sáng, xung quanh vẫn tối om. Dù bao bố được tháo ra nhưng họ vẫn chẳng thể định vị được mình đang ở đâu.
Nam nhìn sang Hưởng. Anh trông có vẻ mệt mỏi, và khá là khổ sở bởi những vết thương sẵn có trên người.
- Cố lên. Tôi sẽ không để anh chết đâu.
Hưởng gượng cười, thở không ra hơi. Anh không tin rằng hôm nay mình có thể trở về. Hưởng đoán rằng đây là người của bà Ngân đến đòi nợ mình.
- Nếu chạy được thì cậu chạy đi. Vụ này là do tôi. Tôi nợ người ta khá nhiều tiền.
Nam không cho là vậy. Cậu nghĩ rằng đám bắt cóc này nhằm vào mình. Bởi vì anh chính là tên mặt sẹo trà trộn vào nhà của bà Ngân. Cả bà Ngân và Đỗ Quyên đều liên quan đến vụ cháy mười năm trước. Chỉ là họ giấu quá kỹ, không có chút sơ hở nào, khiến cậu không thể moi được bằng chứng gì.
- Tôi đã giúp anh chạy thoát khỏi đó đấy. Tôi là tên mặt sẹo tay sai của bà Ngân.
Hưởng ngẩng đầu, ngạc nhiên nhìn Nam. Hôm đó ánh sáng quá yếu, hơn nữa Hưởng cũng đã sắp ngất đi vì kiệt sức, anh không nhìn rõ được mặt người đã cứu mình, cũng không biết được cậu ta là ai. Thật không ngờ.
- Những chuyện đó để sau đi. Thoát khỏi đây đã rồi tính.
- Bằng cách nào?
Nam hất đầu về phía mấy dãy nhà bỏ hoang.
- Tôi sẽ xử lý chúng. Khi nào tôi hô chạy, thì anh chạy về phía đó, trốn đại trong đó nhé. Mấy nhà này chỉ mới xây được cái khung, cho nên sẽ thông nhau.
- Cậu điên à. Chúng nó sẽ đánh chết cậu.
Hai người đang xì xào với nhau, thì đột nhiên có đèn pin chĩa về phía cả hai. Hưởng nheo mắt lại, úp mặt vào người Nam để tránh ánh sáng khó chịu.
Nam nhìn về phía đó. Cậu thấy bà Ngân đang bước xuống khỏi xe, và hướng về phía mình. Quả nhiên là bà ta.
Theo eva.vn
Món quà biệt ly Chị sực nhớ tới một kỷ niệm dịu dàng, mà mỗi khi nghĩ lại chị đều cười một mình. Ấy là trong những cơn mưa đầu mùa như thế này, chị và mẹ thường ngồi trong căn nhà nhỏ, để chờ mưa. Căn nhà nhỏ có những khung cửa sổ hình ô van nhìn về phía cánh đồng rộng lớn. Ở đó, mỗi...