Vì đâu con người “xì hơi”?
Đánh rắm hay “ xì hơi” như cách gọi nôm na trong dân gian là hoạt động sinh lí cơ bản của con người, nhưng đôi khi gây bất tiện cho “khổ chủ” và khiến những người xung quanh khó chịu. Kết quả của các nghiên cứu khoa học đã giúp lý giải căn nguyên cũng như những lầm tưởng về hiện tượng này.
Trong y học, tên gọi chính thức cho hiện tượng đánh rắm hay “xì hơi” là trung tiện. Theo các chuyên gia, đây là phản ứng của cơ thể thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn và hành động này thường kèm theo tiếng động. Trung tiện còn có thể là một dấu hiệu dự báo đại tiện hoặc cho biết ruột của người bệnh sau khi qua phẫu thuật đã thông.
Dù là hoạt động sinh lý cơ bản của con người nhưng trung tiện khiến người thực hiện đôi khi cảm thấy bất tiện và người xung quanh khó chịu, đặc biệt vì thứ mùi không dễ chịu thường đi kèm với nó. Trong thực tế, một người “xì hơi” tới 1,9 lít khí mỗi ngày vẫn được coi là bình thường.
Khi chúng ta nhai nuốt thức ăn, không khí đi vào trong cơ thể cùng với chúng. Bạn cần nhớ rằng, ngoài việc ợ hơi, không khí sẽ phải rời khỏi cơ thể chúng ta theo cách này hoặc cách khác.
Tuy nhiên, nguồn “khí thải” cho quá trình đánh rắm lại bắt nguồn từ đám đông vi khuẩn trú ngụ trong đường ruột phía dưới – đây là lí do tại sao phải mấy vài giờ sau bữa ăn, khí mới bắt đầu “xì” ra ngoài. Cơ chế diễn ra như sau: Trong quá trình biến bữa ăn của chúng ta thành các chất dinh dưỡng có ích, thức ăn không tiêu hóa hết ở dạ dày sẽ đi xuống ruột và những vi sinh vật đóng đô ở đây sẽ phân hủy chúng, tạo ra sản phẩm phụ bốc mùi là khí hydro sulfua, có mùi tương tự như tỏa ra từ các quả trứng thối.
“Xì hơi ” là phản ứng của cơ thể thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn và hành động này thường kèm theo tiếng động
Bản thân việc đánh rắm không phải là bệnh. Thế nhưng, người hay bị táo bón thường là người có dạ dày và ruột yếu, chức năng tiêu hóa kém, thức ăn bị lên men không bình thường, và các chất khí phát sinh ngấm xuyên qua phân trở nên ẩm ướt nên dễ “xì hơi”. Do đó, quan điểm cho rằng “Người đánh rắm to tiếng là người khỏe mạnh” là đúng đắn.
Mặc dù phản ứng sản sinh khí từ việc vi khuẩn phân hủy thức ăn ở mỗi người là khác nhau nhưng chất liệu tạo khí nhiều nhất là các loại đường, đặc biệt là 4 loại sau:
Video đang HOT
Fructose – một thành phần tự nhiên trong thực vật như hành, ngô, lúa mì và thậm chí cả quả lê. Nó thường được cô đọng thành một loại sirô dùng để sản xuất nước ngọt hoặc nước hoa quả.
Lactose – thành phần tự nhiên có vị ngọt trong sữa và cũng thường được cho thêm vào thực phẩm như bánh mỳ hoặc món ăn chế biến từ ngũ cốc. Một số người sinh ra với hàm lượng lactase – enzym phân hủy lactose – thấp, khiến họ dễ bị “xì hơi”.
Raffinose – thành phần tạo khí bí mật trong đậu, súp lơ (cả xanh và trắng), bắp cải, măng tây và một số loại rau củ khác.
Sorbitol – loại đường khó tiêu hóa đường tìm thấy trong tất cả các loại quả và thường được sử dụng như yếu tố tạo ngọt nhân tạo trong thực phẩm “ăn kiêng” và không đường. Chính vì vậy, kẹo, kẹo gôm, sôđa không đường và bất kỳ thứ gì khác đánh lừa cảm giác ngọt có thể nguồn cung cấp khí dồi dào.
Các yếu tố khác dẫn đến việc đánh rắm là chất xơ và tinh bột, vốn phổ biến trong những loại thực phẩm như ngô, khoai tây và lúa mì. Mặc dù chất béo và protein không gây ra khí nhưng chúng có thể làm cho thời gian tiêu hóa một bữa kéo dài hơn và cung cấp thêm thời gian cho vi khuẩn sản sinh khí từ các yếu tố khác. Chỉ có một loại thực phẩm duy nhất không gây khí là gạo.
Để tránh tình trạng đầy hơi và hậu quả là việc đánh rắm, bạn cần thử tìm ra loại thực phẩm nào gây kích thích các vi khuẩn trong ruột của mình và cắt giảm việc tiêu dùng chúng. Một giải pháp thông dụng khác là sử dụng các sản phẩm chống gây khí như alpha-galactosidase (Beano) hay enzym lactase (Lactaid) với những thực phẩm “dễ gây vấn đề”.
Tuy nhiên, việc “xì hơi” gây đau và khó chịu mãn tính có thể báo hiệu điều gì đó nghiêm trọng, nên nếu lâm vào tình trạng này, tốt nhất bạn cần tham vấn chuyên gia tiêu hóa càng sớm càng tốt.
Theo Tuấn Anh (Vietnamnet)
"Xì hơi" hàng chục lần trong ngày có phải là bệnh?
"Tôi thường hay bị... "xì hơi" (đánh rắm) liên tục, trung bình mỗi ngày cũng phải 15 lần, thậm chí có ngày kỉ lục, tôi đếm được tới hơn 20 lần. Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?
Thực sự, tôi rất xấu hổ và mặc cảm. Nhiều lúc ngượng chín mặt vì khi ở giữa đám đông mà mình thì cứ phát ra tiếng "ít, ít.. ủm, ủm", rồi sau đó là thứ mùi kì dị bốc ra. Nhiều khi tôi cũng cố nhịn nhưng khốn nỗi, càng nhịn thì lúc hơi xì ra, tiếng kêu càng dài, càng to hơn.
Vì thế, mỗi khi đến cơ quan hay chỗ đông người, tôi không bao giờ dám ngồi gần ai. Hiện tượng này có thể là tôi có từ lúc còn nhỏ, nhưng khi đó, tôi không để tâm lắm.
Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?
(Độc giả Trung Hòa ở Thanh Trì, Hà Nội)
Ăn nhiều các loại ngũ cốc, chất bột, dầu mỡ cũng dễ xì hơi nhiều
BS Cao Đức Hy, Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội chia sẻ:
"Xì hơi" hay còn gọi là trung tiện, là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn.
Ở một số người, do thiếu một số men phân hủy alpha - galactosides (là một loại đường có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc) nên khi chất đường này xuống tới ruột già thì bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục... vì hơi bị nhiều hơn người khác.
Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính của hiện tượng "xì hơi" quá nhiều phần lớn là do thói quen ăn uống.
Hằng ngày, nếu ăn quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt là những ai thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường dễ "xì hơi" nhiều hơn.
Một số trường hợp do ăn quá nhanh, đường ruột sẽ chứa nhiều không khí thì cũng dẫn tới tình trạng "xì hơi" nhiều lần.
Thực tế, ai cũng phải "xì hơi". Vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt.
Về bản chất thì "xì hơi" nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì "xì hơi" nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột...
Trong trường hợp bị viêm ruột già thì thường kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy có khi đi cầu ra máu, nóng sốt.
Hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây nhiều hơi nhưng cũng kèm theo các triệu chứng khác như: đau hay khó chịu ở bụng, táo bón hay tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa bị táo bón.
Nếu bạn Hòa bị xì hơi thường xuyên, liên tục, thậm chí tới 20 lần/ngày thì nên tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị. Vì dấu hiệu xì hơi của bạn đã thành bệnh.
Theo Thu Nguyên
Khoa học & Đời sống
Ngày "xì hơi" hàng chục lần có phải là bệnh? "Tôi thường hay bị... "xì hơi" (đánh rắm) liên tục, trung bình mỗi ngày cũng phải 15 lần, thậm chí có ngày kỉ lục, tôi đếm được tới hơn 20 lần. Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào? Nhiều độc giả nam giới đã gửi thư tới tòa soạn bày tỏ băn...