Vì đâu các hố sâu khổng lồ xuất hiện ở Siberia?
Năm 2020, một vụ nổ khí mêtan khủng khiếp đã xảy ra ở vùng hẻo lánh của lãnh nguyên Siberia, tống một khối lượng lớn băng, đá ra khoảng cách xa cả trăm mét, để lại trên mặt đất một cái hố sâu hoắm, khổng lồ,
Một hố sâu trên bán đảo Yamal REUTERS
Đó là cái hố thứ 17 không biết từ đâu xuất hiện trên bán đảo xa xôi Yamal và Gyda của Bắc Cực thuộc Nga, kể từ khi cái hố đầu tiên được tìm thấy vào năm 2013. Giới nghiên cứu vô cùng tò mò trước hiện tượng kỳ lạ trên, và không ít người cho rằng nguyên nhân có lẽ liên quan đến tình trạng thay đổi khí hậu.
Gần đây, các chuyên gia Nga đã nghĩ ra biện pháp có thể giải mã bí ẩn ở Siberia. Họ bắt đầu sử dụng phương pháp chụp ảnh bằng drone, thu thập thông tin để xây dựng mô hình 3D của hố và viện dẫn trí thông minh nhân tạo nhằm phân tích chuyện gì đã xảy ra.
“Cái hố mới trong tình trạng hoàn hảo, vì nước bề mặt vẫn chưa tích tụ bên trong hố vào thời điểm chúng tôi khảo sát. Điều này cho phép chúng tôi tiếp cận được cái hố “mới toanh”, chưa bị tác động bên ngoài”, theo Đài CNN dẫn lời nhà khoa học Evgeny Chuvilin của Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo ở Moscow.
Một nhà khoa học tìm cách nghiên cứu trong lòng hố REUTERS
Video đang HOT
Đây cũng là lần đầu tiên giới khoa học có thể điều khiển drone vào sâu bên trong hố (xuống được độ sâu 15 m), từ đó mang đến cái nhìn cận cảnh trong lòng hố, theo báo cáo đăng trên chuyên san Geosciences .
Thay đổi khí hậu
Thiết bị drone chụp được khoảng 80 tấm, đủ để xây dựng mô hình 3D của cái hố sâu đến 30 m, tương đương tòa nhà cao 10 tầng.
Tiến sĩ Igor Bogoyavlensky, tác giả báo cáo đang công tác Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đảm nhận trách nhiệm điều khiển drone. Có lúc ông phải nằm vắt vẻo bên rìa cái hố sâu hun hút để tìm cách đưa drone đến nơi sâu nhất có thể.
“3 lần chúng tôi suýt mất chiếc drone, nhưng cuối cùng kết quả thu được quá sức ấn tượng”, ông cho biết.
Mô hình 3D thu được đã xác nhận giả thuyết lâu nay: khí mêtan tích tụ bên trong một cái hốc của tầng băng, tạo nên một gò trên mặt đất. Theo thời gian, cái gò lớn dần trước khi nổ tung, đẩy băng, đá khỏi lòng đất và để lại một cái hố khổng lồ.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của khí mêtan đứng sau vụ việc. Các nhà khoa học cho rằng nó có thể xuất phát từ những lớp sâu trong lòng đất hoặc ở vị trí cạn hơn, hoặc kết hợp cả hai.
Hiện tượng lạ khiến tảng đá 'nổi trên mặt nước'
Hồ Baikal của Siberia xuất hiện hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp khiến những viên đá như đang nổi trên mặt nước.
Hiện tượng lạ khiến đá như đang nổi trên mặt nước
Không chỉ thu hút bởi những cảnh sắc thiên nhiên độc đáo quanh hồ, những bí ẩn về Baikal cũng là điều khiến cho nhiều du khách tò mò tìm đến khám phá
Vào mùa đông, hồ Baikal của Siberia thu hút vì xuất hiện hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp được gọi là 'Baikal Zen' khiến những tảng đá lớn như đang nổi trên mặt nước.
Hình ảnh chia sẻ về hiện tượng hiếm gặp cho thấy những tảng đá lớn nằm cân bằng trên 'chân' phía trên mặt hồ, khiến nó như đang lơ lửng trên không trung.
Hồ Baikal là một vùng nước khá thú vị, diện tích hồ lớn đến mức dễ bị nhầm với biển, đây cũng là hồ sâu nhất, lâu đời nhất trên Trái Đất, là hồ nước ngọt lớn nhất tính theo thể tích.
Tất nhiên, đó chỉ là một vài sự thật nhiều người biết đến về Hồ Baikal. Có những điều bí ẩn hơn diễn ra ở đó ít người biết đến mang một luồng 'khí huyền bí'.
Hiện tượng Baikal Zen là một trong số đó. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong nhiều năm nhưng vẫn chưa có một lời giải thích thống nhất thỏa đáng.
Hiện tượng thú vị chỉ hình thành trên mặt hồ Baikal trong mùa đông vào thời điểm xuất hiện điều kiện nhất định. Những viên đá phẳng nằm trên tảng băng mỏng, chỉ cao hơn mặt hồ vài cm, trông giống như đang nổi trên mặt nước.
Đó là một cảnh tượng tuyệt đẹp nhưng cũng khiến các nhà khoa học trên toàn thế giới phải vò đầu bứt tai trong một thời gian dài.
Các chuyên gia tin rằng hiện tượng Baikal Zen xảy ra khi những viên đá phẳng nằm trên mặt hồ đóng băng nhưng sau đó tia nắng mặt trời nóng đã làm tan chảy lớp băng bên dưới đá. Tuy nhiên, nắng nóng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hiện tượng này vì nếu nắng nóng băng sẽ tan chảy đồng nhất và sẽ không có trụ băng nào vững chãi tồn tại để viên đá bám vào.
Do vậy, có thể những cơn gió mạnh thỉnh thoảng thổi trên hồ Baikal đóng một vai trò lớn trong việc hình thành nên hiện tượng lạ. Theo các chuyên gia, gió mạnh có thể ngăn cản sự tan chảy của cột băng trung tâm, trong khi hầu hết băng dưới tảng đá tan chảy, tạo ra bề mặt lõm thì cột trụ trung tâm vẫn là điểm tựa. Gió lớn đã hoạt động giống như những cái đục để cuối cùng cho kết quả là các khối băng thành biến thành giá trụ nhỏ.
Theo nhiếp ảnh gia người Nga Elena Vtorushina, người đã tận mắt chứng kiến và chụp là những bức ảnh về hiện tượng Baikal Zen vào năm 2018, gió thổi rất mạnh vào băng. Hiện chưa rõ hiện tượng đặc biệt này có xảy ra ở các vùng nước khác trên thế giới nếu gặp điều kiện thời tiết thích hợp hay không nhưng có một số ý kiến cho rằng bản thân nước trong hồ Baikal cũng có thể là nguyên nhân.
Hé lộ bí ẩn phía sau 'hố tử thần' khổng lồ ở Siberia Các nhà khoa học tin rằng những "hố tử thần" là dấu hiệu đáng lo ngại về những biến đổi to lớn ở Bắc Cực, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Vụ nổ khí methane lớn làm rung chuyển vùng lãnh nguyên Siberia băng giá hồi năm 2020 đã để lại một hố sâu khổng lồ...