Vị đạo diễn có “bộ não kim cương” Bong Joon Ho: Mất 25 năm để mang về Cành Cọ Vàng lịch sử, phá bỏ rào cản “phụ đề” bằng ngôn ngữ điện ảnh!
Không có thể loại nào mà Bong Joon Ho theo đuổi, vị đạo diễn tài ba của điện ảnh Hàn Quốc đã tự sáng tạo nên thể loại của riêng mình – “thể loại Bong Joon Ho”.
“Một khi vượt qua hàng rào một inch của dòng phụ đề, bạn sẽ được biết thật nhiều bộ phim hay. Chỉ cần được đề cử cùng với các đồng nghiệp, các nhà làm phim quốc tế tuyệt vời là một vinh dự to lớn. Tôi nghĩ ở đây chúng ta chỉ có duy nhất một ngôn ngữ: Là điện ảnh!”
Đây chính là câu nói gây chấn động của đạo diễn Bong Joon Ho khi cười vang trong niềm hạnh phúc, cầm trên tay cúp vàng cho Phim Nói Tiếng Nước Ngoài Xuất Sắc Nhất tại giải thưởng Quả Cầu Vàng danh tiếng năm 2020. Sau Palme D’or ( Cành Cọ Vàng) tại LHP Cannes, mang về chiến thắng lịch sử đầu tiên cho điện ảnh Hàn Quốc, chiến tích của Parasite (Kí Sinh Trùng) tại Quả Cầu Vàng đã lại một lần nữa khiến giới yêu phim cả thế giới choáng ngợp. Với bộ não thiên tài, cách làm phim bậc thầy “độc nhất vô nhị”, đạo diễn Bong Joon Ho đã trở thành một biểu tượng mới của điện ảnh thế giới sau 25 năm dành hết đam mê vào những trang kịch bản, những khung hình phô bày sự sáng tạo không giới hạn.
Đạo diễn Bong Joon Ho.
Người đàn ông Daegu được thừa hưởng dòng máu nghệ thuật từ gia đình, 15 tuổi đã muốn trở thành nhà làm phim
Sinh ra ở Daegu năm 1969, đạo diễn thiên tài Bong Joon Ho đã mang trong mình dòng máu nghệ thuật thừa hưởng từ gia đình. Trong khi ông của vị đạo diễn tài ba là nhà văn nổi tiếng Park Tae Won, được biết tới với kiệt tác “A Day in the Life of Kubo”, cha của Bong Joon Ho lại làm trong mảng thiết kế đồ họa. Ngay từ khi Bong Joon Ho bước sang tuổi 15, ông đã biết rõ con đường mình muốn theo đuổi.
Niềm đam mê nghệ thuật đã được xác định từ khi còn nhỏ, nhưng đạo diễn Bong Joon Ho vẫn lựa chọn con đường học đại học như ý muốn của gia đình.
Tốt nghiệp đại học Yonsei hàng top của Hàn Quốc với chuyên ngành chính xã hội học, Bong Joon Ho đã thực hiện phim ngắn đầu tiên của mình mang tên White Collar khi tham gia vào CLB điện ảnh nơi đây. Từng vấp phải sự phản đối của gia đình, Bong Joon Ho vẫn chấp thuận ý muốn của gia đình với con đường học thuật chính thống, sau đó mới tiếp tục theo đuổi niềm đam mê với khóa học tại học viện nghệ thuật điện ảnh trong những năm sau đó. Ở những năm đầu 1990, hai tác phẩm tốt nghiệp của Bong Joon Ho mang tên Memory Within the Frame và Incoherence đã được mời trình chiếu tại LHP quốc tế Vancouver và Hong Kong. Sau khi kết thúc khóa học hai năm, Bong Joon Ho dành 5 năm tuổi trẻ tiếp theo để học hỏi, làm đủ các vị trí bên cạnh những đạo diễn khác và ghi dấu ấn với những bộ phim chính thức đầu tay.
Tự hào có, thất vọng có, nhưng tất cả đều đã làm nên một bộ não kim cương huyền thoại Bong Joon Ho của điện ảnh thế giới như bây giờ
Trong một buổi phỏng vấn với phóng viên Kang In Goo của tòa soạn Slate, đạo diễn Bong Joon Ho đã từng nói rằng: “làm ơn hãy quên nó đi, đó thực sự là một bộ phim ngu ngốc” khi nhắc tới Barking Dogs Never Bite ( Chú Chó Bị Mất Tích) mà Bong Joon Ho đã xuất xưởng để mở đầu thập kỉ 21. Cho tới năm 2003, Memories of Murder đã khiến tên tuổi Bong Joon Ho được công nhận chính thức trên đất Hàn, giúp vị đạo diễn thắng cùng lúc hai giải thưởng Best Picture và Best Director tại Grand Bell Awards.
Barking Dog Never Bites với sự góp mặt của “ảnh hậu” Bae Doo Na.
Memories of Murder đánh dấu lần hợp tác đầu tiên giữa đạo diễn Bong Joon Ho và ảnh đế Song Kang Ho.
Thành công tiếp nối thành công, The Host ( Quái Vật Sông Hàn) trở thành phim bom tấn năm 2006 với sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Được đánh giá mang âm hưởng của Jaws cùng một chút của Godzilla, The Host đã trở thành hiện tượng toàn cầu và từng được đạo diễn Quentin Taratino điểm mặt gọi tên là dự án nổi bật trong thập kỉ. Với những gì mà đạo diễn Bong Joon Ho thể hiện qua The Host, được lấy cảm hứng dựa trên một sự kiện thật xảy ra năm 2000 xoay quanh động thái của quân đội Mỹ đối với Hàn Quốc, tác phẩm huyền thoại của Bong Joon Ho đã “mở đường” cho việc nhắc tới tình hình chiến sự công khai thông qua môn nghệ thuật thứ 7.
Trước khi Parasite xuất hiện, The Host luôn là lựa chọn hàng đầu của khán giả yêu phim khi nhắc tới những tác phẩm của Bong Joon Ho.
Xuyên suốt những năm sau đó đều là những cái tên huyền thoại: Mother (2009), Snowpiercer (2013), Okja (2017) và cuối cùng là Parasite (2019). Trong số 4 tác phẩm này, chỉ có duy nhất Okja đã vấp phải luồng ý kiến trái chiều, đồng thời là tác phẩm thứ hai kể từ Barking Dogs Never Bite hiếm khi được nhắc tới trong bộ sưu tập bom tấn của vị đạo diễn tài năng xứ Hàn.
Chốt hạ thập kỉ thứ hai của thế kỉ 21, Parasite xuất kích cùng Bong Joon Ho đảm nhiệm ba vị trí trọng yếu: đạo diễn, biên kịch, sản xuất đã trở thành cột mốc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của vị đạo diễn tài ba. “Tôi đã từng nghĩ The Host chính là tuyệt tác huyền thoại nhất của Bong Joon Ho, nhưng đến khi xem Parasite tôi lại buộc phải thay đổi nhận định này” – một câu nói thường xuyên được nhìn thấy trong các bình luận có được “vote up” cao, hay các video phản ứng đề cập tới tuyệt tác điện ảnh thế giới 2019 – Parasite.
Không có thể loại nào Bong Joon Ho theo đuổi, vị đạo diễn theo đuổi chính “thể loại Bong Joon Ho”
Với những khán giả chỉ mới biết tới đạo diễn Bong Joon Ho qua Parasite, không ít người đã thổ lộ rằng: “Tôi ngỡ như đang xem một bộ phim tâm lí, gia đình, rồi hai phút sau tôi lại tưởng rằng mình đang xem một siêu phẩm hài Hàn nào đó, nhưng kế tiếp Parasite lại khiến tôi hồi hộp đến ngạt thở, để rồi dừng lại với sự kinh hoàng, cú twist ám ảnh mãi sau khi bước chân ra khỏi rạp chiếu phim”.
Quả đúng như ấn tượng đầu tiên ở tác phẩm mới nhất, Bong Joon Ho không lựa chọn cho mình một thể loại nhất định ở từng bộ phim. Vị đạo diễn tài ba đã tự tạo nên một thể loại của chính mình – “thể loại Bong Joon Ho” với sự tung hoành đến từng phân cảnh nhằm mang tới trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khán giả. Hài kịch đen, sự đồng cảm, yếu tố giật gân với sự kết hợp khéo léo từ mặt lời thoại đến hình ảnh, khán giả khó có thể đoán trước ý định trong những phút tiếp theo ở bất cứ tác phẩm nào của Bong Joon Ho.
“Là một người làm nghệ thuật, tôi nghĩ việc của tôi chỉ là kể một câu chuyện đơn thuần, tôi là người kể chuyện. Có rất nhiều nhà làm phim ngày nay đang nói về thời kì mà chúng ta đang sống, như Us của Jordan Peele hay Shoplifters của Hirokazu. Đó là điều hết sức tự nhiên cho chúng tôi khi nói về giàu nghèo, vấn đề về sự phân cấp đang xoay quanh xã hội”. Bong Joon Ho từng chia sẻ với Hollywood Report: “Tôi chỉ quyết định mình sẽ kể chuyện theo một cách độc đáo và kì lạ hơn mà thôi.”
“Expect the Unexpected” – “Mong đợi những gì không mong đợi” chính là điều mà khán giả yêu điện ảnh có thể nhắc về đạo diễn Bong Joon Ho.
Hai giải thưởng điện ảnh danh giá của thế giới đã về tay Bong Joon Ho, giờ là thời điểm nín thở đợi xem Oscar sẽ “đối xử” thế nào với hiện tượng điện ảnh Parasite!
Xem trailer Parasite
Sau hàng loạt giải thưởng danh giá, từ Cành Cọ Vàng cho đến Quả Cầu Vàng, khán giả ở thời điểm hiện tại chỉ đợi xem Bong Joon Ho có lại tiếp tục làm nên điều kì diệu cho điện ảnh Hàn Quốc ở Oscar năm nay hay không. Hãy đợi xem người đàn ông với bộ não kim cương xứ Kim Chi có làm nên kì tích hay không!
Theo trí thức trẻ
Đạo diễn "Kí Sinh Trùng" phát ngôn gây bão tại Quả Cầu Vàng: Chúng ta chỉ có duy nhất một ngôn ngữ là điện ảnh!
Phim hài đen Parasite (Kí Sinh Trùng) của Bong Joon Ho tiếp tục thắng lớn tại lễ trao giải Quả Cầu Vàng lần thứ 77.
Sau khi đem về Cành Cọ Vàng đầu tiên cho điện ảnh Hàn Quốc tại LHP Cannes, Parasite (Kí Sinh Trùng) của đạo diễn Bong Joon Ho tiếp tục ẵm giải thưởng Phim Nói Tiếng Nước Ngoài Xuất Sắc Nhất tại Quả Cầu Vàng (Golden Globe Awards) lần thứ 77 vừa diễn ra tại Los Angeles - Mỹ vào tối 5/1 (giờ Mỹ). Bài phát biểu của Bong Joon Ho tuy rất ngắn gọn nhưng ngay lập tức gây bão cho giới mộ điệu về quan điểm điện ảnh kết nối thế giới của mình.
Toàn văn bài phát biểu của Bong Joon Ho:
Một khi vượt qua hàng rào một inch của dòng phụ đề, bạn sẽ được biết thật nhiều bộ phim hay. Chỉ cần được đề cử cùng với các đồng nghiệp, các nhà làm phim quốc tế tuyệt vời là một vinh dự to lớn. Tôi nghĩ ở đây chúng ta chỉ có duy nhất một ngôn ngữ: Là điện ảnh!
Đạo diễn "Kí Sinh Trùng" Bong Joon Ho phát biểu ở Lễ Trao Giải "Quả Cầu Vàng" (Phụ đề: Kinglive)
Dàn sao của Kí Sinh Trùng tại Quả Cầu Vàng lần thứ 77:
Theo trí thức trẻ
Sức nóng nghìn độ của "Parasite" giữa Hollywood: Đến Leonardo Dicaprio cũng phải tới bắt tay đạo diễn Bong! Không chỉ riêng tài tử DiCaprio mà nhiều gương mặt khác của Hollywood cũng rất mến mộ tài năng của vị đạo diễn "Parasite". Giải thưởng Golden Globe Awards (Tạm dịch: Quả Cầu Vàng) không chỉ được coi trọng bởi uy tín mà còn nhờ những hoạt động "ngoại giao" hành lang. Đây là nơi các nghệ sĩ Hollywood kết nối với các...