Vị đắng “dâu tây”
… Cô con dâu nhìn thẳng vào bố chồng: “Bố không chấp nhận lời xin lỗi, chúng con quyết đi chỗ khác ở!”. Chị nổi sung: “Chúng mày đi ngay đi!”. Anh cố kìm nén, từ tốn giải thích, phân tích điều thiệt hơn, phải trái. Thằng con có vẻ nghe ra nhưng vợ nó thì vẫn ấm ức…
Năm rồi, vợ chồng anh chị đón một niềm vui khôn tả: thằng cháu nội bụ bẫm ra đời sau đám cưới của cậu con trai du học từ Pháp về cưới cô bạn cùng lớp. Thế nhưng, khi cái Tết cận kề thì xảy ra chuyện, chỉ thiếu chút nữa có lẽ mất cả Tết.
Lý do thật đơn giản là đôi vợ chồng trẻ nhất trí cao trong việc nuôi nấng và dạy dỗ con mình theo đúng kiểu Tây. Tức là cho ngủ riêng, cho ăn theo giờ với một định lượng chặt chẽ. Anh chị khó chịu nhưng thôi can thiệp nó lại chê mình lạc hậu, cháu mình nhưng con chúng nó.
Nhưng, sự chịu đựng cũng chỉ có giới hạn, một lần, anh nghe cháu khóc đến hàng giờ mà bố mẹ chúng không dỗ nín. Bực bội, anh đẩy cửa phòng vào, hai đứa vẫn nằm trên giường, chăn đắp ngang ngực, thản nhiên xem ti-vi.
Video đang HOT
Anh cáu: “Chúng mày để con khóc thế mà được à?”. Cô con dâu tung chăn, khoa tay: “Bố cứ để chúng con rèn cháu, dạy dỗ thì phải kiên trì, nóng nảy thì ích gì!”. Máu trào lên cổ, anh dằn giọng: “Chị bỏ tay xuống, không có kiểu khoa tay, múa chân ấy được!” rồi anh giận dữ sập cửa bỏ ra ngoài.
Tối ấy, một người bạn của con đến chơi và đưa cho vợ chồng nó một gói tiền. Anh gọi con lên phòng hỏi xem nó vay tiền làm gì, nó thẳng thừng: “Chúng con ra ngoài ở!”. “Vì sao?”. “Chúng con bất đồng với bố mẹ về việc nuôi dạy cháu. Bạn con cũng nhiều đứa thất bại trong việc nuôi dạy con theo phương pháp hiện đại châu Âu chỉ vì bố mẹ can thiệp”.
Anh bảo: “Tôi cưới vợ cho anh, về đây có lễ gia tiên xin nhập gia, bây giờ muốn ra khỏi nhà thì cũng phải được sự đồng ý của chúng tôi. Ta đang ở Việt Nam phải theo đạo lý truyền thống người Việt, không có thói lai căng”.
Thằng con vặn lại: “Lai căng thế nào?”. “Thế nào ư, vợ anh có học Tây được khi họ đẻ vẫn sinh hoạt bình thường, tắm ùm hay cũng kiêng cữ không ra gió, không mó nước, mẹ anh phải hầu hạ cơm bưng, nước rót, giặt giũ cho, ai bế cháu khi nó mới sinh ra suốt đêm cho vợ chồng anh ngủ? Nếu học Tây sao không học toàn diện đi, tự lập hoàn toàn ngay từ đầu đi. Tôi cũng bao năm trời ở Tây, tại sao tôi không nuôi dưỡng anh theo kiểu Tây mà anh học đòi theo Tây một nửa?”.
Cậu con trai có vẻ ngượng, xin phép bố về phòng trao đổi với vợ. Hôm sau thì chúng xin lỗi anh chị. Anh phân tích thêm: “Ra ngoài thuê nhà bây giờ ngoài chuyện mất một khoản tiền lại còn thuê người giúp việc. Đã thế liệu nhà thuê có hợp không, riêng việc thằng bé phải thay đổi môi trường đã là sự ảnh hưởng đối với nó. Nghĩ cho mình, thỏa mãn sự tự do thì phải nghĩ cho con trước. Anh chị bảo vì con nhưng thực ra chỉ vì mình!”.
Cô con dâu nhìn thẳng vào bố chồng: “Bố không chấp nhận lời xin lỗi, chúng con quyết đi chỗ khác ở!”. Chị nổi sung: “Chúng mày đi ngay đi!”. Anh cố kìm nén, từ tốn giải thích, phân tích điều thiệt hơn, phải trái. Thằng con có vẻ nghe ra nhưng vợ nó thì vẫn ấm ức.
Chúng nó ở lại, Tết gia đình sum họp đầm ấm, riêng cô con dâu vẫn ra vẻ không thuần phục, cứ rèn con theo kiểu của mình nhưng nó khóc thì đã biết bế lên dỗ cho nín. Mọi việc dường như đã qua nhưng trong anh chị vẫn âm ỉ một vị đắng dâu tây!
Theo VNE
Ước gì chồng biết... cặp bồ!
Có ai như chị không, có gia đình chồng con đàng hoàng mà luôn mong chồng biết... cặp bồ, mong lắm, mong từng ngày từng giờ.
Chồng chị là người chăm chỉ và giỏi tính toán làm ăn. Đó cũng là những điều chị ưng ý ở anh. Nhưng về chung sống với nhau, chị mới thấy lòi ra lắm thứ không thể chấp nhận nổi.
Ngay từ ngày đầu sau hôn nhân, chị đã nhận ra anh là người siêu kĩ tính. Có lẽ anh cho rằng mình giỏi giang, thành đạt một chút thì nghiễm nhiên anh phải được phục vụ hoàn hảo, chu đáo. Mà người phục vụ anh có ai khác ngoài chị - vợ anh.
Việc bé bằng cái móng tay cũng khiến anh càm ràm, hạnh họe cả buổi. Nhà lau còn dính tí bụi anh cũng trợn mắt lên quát chị, cái khăn mặt phơi hơi xộc xệch anh cũng gán cho chị tội "đàn bà ẩu đoảng".
Người đàn ông ra ngoài chỉn chu, đàng hoàng là thế. Nhưng về nhà lại thường xuyên nổi điên lên với vợ vì những việc cỏn con như con muỗi ấy.
Ngoài cái sự siêu kĩ tính thì anh còn là người siêu chi li. Mà buồn cười, anh chỉ chi li với bên ngoại, chứ với bản thân anh và đằng nhà nội thì lúc nào cũng "xõa". Giúp nhà vợ cái gì thì anh tính toán từng xu. Trong khi ấy chị biếu mẹ chồng cái nọ, bố chồng cái kia, tặng chị em chồng cái này cái khác cũng không hề so đo thiệt hơn.
Quần áo anh toàn xài đồ hiệu, đồ mua biếu bên nội cái gì cũng phải xịn, phải đắt tiền, không thì anh bảo "làm xấu mặt anh". Mùng 8 - 3 , anh mua lọ nước hoa vài triệu cho em gái anh nhưng lại mua lọ chưa tới 300 nghìn tặng em gái chị. Biết được điều đó khiến chị cảm thấy khinh thường người đàn ông gọi là "chồng" này.
Chị mong chồng cặp bồ, để chị có cái cớ đàng hoàng mà rời bỏ anh, mang con theo sống cuộc sống của riêng mình (Ảnh minh họa).
Nếu như chị kém cỏi, ăn bám thì đã đành, đây chị chẳng hề thua kém anh mặt gì. Chị tốt nghiệp hai trường đại học, làm trong tập đoàn lớp, đi nước ngoài như đi chợ. Gương mặt xinh xắn, khả năng ăn nói, cư xử thì khỏi phải bàn...
Anh thích vợ phải biết làm đẹp, nhưng khi vợ làm đẹp thì lại nghi ngờ vợ đang cặp bồ. Mỗi lần thấy vợ ăn diện, trang điểm kĩ càng khi bước ra khỏi nhà, anh đều cố ý dặn với theo: "Léng phéng với thằng nào là 'xong' đấy!"
Rồi anh liên tục mỉa mai, chọc ngoáy chị "Anh thấy mắt em hay đưa đẩy, lẳng lơ lắm đấy!". Chẳng lẽ anh cho rằng anh không "gái gú" thì anh được quyền mạt sát người khác như thế?
Chồng chị luôn tự đắc, lúc nào cũng cho mình là hoàn hảo, tư duy sáng ngời, mở miệng là chê bai người khác, không đặt ai vào trong mắt. Những lời góp ý, những lần nói thẳng thắn suy nghĩ của chị luôn bị anh lườm nguýt, coi thường không thèm để vào tai.
Theo anh thì, anh là tuyệt vời nhất rồi, vừa thành đạt vừa "sạch sẽ", "tứ đổ tường" của đàn ông anh có mắc vào cái nào đâu? Đáng nhẽ chị phải sung sướng nhảy cẫng lên vì vớ được vật báu như anh, rồi hầu hạ anh như vua, chứ sao lại dám góp ý, muốn anh thay đổi?
Chính vì suy nghĩ ấy mà anh không ngừng soi mói và bới lông tìm vết để xỉa xói chị. Anh cho rằng, việc nhà cửa, cơm nước, chăm con và chăm sóc anh tất nhiên là của phụ nữ.
Chị bận đưa con đi học không kịp rửa bát, anh chửi chị là "hư hỏng". Chị ốm nằm bẹp giường, anh mua cho bát phở, không quên lẩm bẩm: "Phúc cho đời em lấy được người chồng tử tế, chứ không nằm đấy thì ai hầu".
Lần nào nói chuyện cũng vấp phải cái bản mặt vênh lên tận trời, cái lòng tự cao to như quả núi của anh, chị nản dần nản dần rồi hết sạch hứng thú với chồng.
Càng ngày chị càng nhận ra chỉ thích ở một mình, thích đi làm sớm, thích ở lại cơ quan tới thật muộn. Đi đâu chị cũng muốn chỉ có 2 mẹ con, hoàn toàn không muốn đi cùng chồng chút nào.
Công việc đã áp lực, nhưng kể cả áp lực hơn chị cũng chịu được, miễn là không phải nói chuyện với chồng và không phải nghe anh "chửi gà mắng chó" mỗi khi về nhà.
Chị luôn cảm thấy khó chịu khi nói chuyện với người đã đầu gối tay ấp với mình mấy năm qua, cũng là cha của cô công chúa 3 tuổi của chị.
Nhiều lúc, chị đã ước chồng có bồ, để anh ta biết thế nào là sợ hãi, để anh đỡ lên mặt dạy bảo người khác chỉ vì một lý do rất "củ chuối" rằng anh tài giỏi như thế, nên anh được phép hoạnh họe, bất kể vợ anh như thế nào.
Chị ước cuộc sống này chỉ cần con mà không có chồng, sẽ đỡ stress biết mấy. Chị hoàn toàn có khả năng lo cho mình và con đàng hoàng mà không cần người đàn ông này. Với chị, đàn ông là "loại" ích kỷ và hay đòi hỏi. Chị đã phục vụ hết hơi rồi mà còn chưa hài lòng, chỉ muốn được phục vụ hoàn hảo hơn nữa mà thôi.
Có người sẽ bảo, sao chán ngấy nhau rồi mà không li hôn đi? Chị cũng từng nghĩ tới điều đó, nhưng cứ nhìn vào đôi mắt trong veo của con gái là chị lại run tay chưa quyết được. Và rồi thể nào chồng chị cũng đi rêu rao: "Tôi tử tế, đàng hoàng thế mà cô ta vẫn đòi li hôn, chắc chắn là chạy theo giai rồi!".
Vì thế chị mới mong chồng biết... cặp bồ, để chị có cái cớ đàng hoàng mà rời bỏ anh, mang con theo sống cuộc sống của riêng mình.
Theo afamily
"Xưa rồi chuyện là gái thì phải lấy chồng" Tự nhân mình là kẻ "to môm", thẳng thắng, chị T. cho rằng lây chông thì cứ nên nhìn thẳng vào sự thât, quan trọng là mình có thích hay không. Người ta thường nói rằng kẻ nào "to mồm", thì sẽ phải lãnh nhiều hậu quả. Chị có sợ mình lãnh phải hâu quả cay đắng khi tuyên bô "không thèm lây...