Vì Covid-19 thanh niên tặng luôn người yêu thùng mì tôm làm quà 8/3
Dịch Covid-19 lây lan khiến nhu cầu mua lương thực của nhiều người tăng cao và vì thế, nhiều thanh niên nghĩ ra món quà 8/3 là gạo và mì tôm.
Mỗi năm, cứ đến ngày 8/3 về là cánh mày râu lại rộn ràng lên xem nên tặng gì cho phái nữ. Tuy nhiên, năm nay có vẻ ảm đạm hơn khi dịch Covid-19 bao trùm tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ngay trong vài ngày gần đây, khi ca dương tính Covid-19 thứ 17 xuất hiện khiến việc mua thực phẩm khô như mì gói, gạo… được nhiều người ưu tiên thì các thanh niên cũng nghĩ ra một món quà thiết thực trong mùa dịch để tặng chị em, đó là mì gói.
Mì tôm, món quà được nhiều người nghĩ tới trong ngày 8/3 năm nay. (Ảnh: Q.T).
Tặng mì gói dịp 8/3
Thay vì mua hoa hay những món quà đắt tiền, năm nay trên mạng xã hội lại có các thanh niên lại nghĩ ra món quà khác thiết thực hơn trong mùa dịch bệnh, đó là tặng mì gói. Những thùng mì tôm ngày thường không đáng là bao nay trở nên đáng quý hơn vì nhiều người đổ xô đi mua, thế nên, các thanh niên cũng mua cho kì được rồi chỉ việc gắn nơ lên và tặng cho chị em phụ nữ.
Tặng mì tôm vừa thiết thực lại… hợp túi tiền. (Ảnh: Chụp màn hình).
Ngoài mì tôm, có người còn tặng cả khẩu trang, gạo và đương nhiên chúng đều được gói ghém khá cẩn thận. Về phần người nhận, dù không phải món quà quá đắt đỏ nhưng hiện tại, nó lại thực tế và phù hợp trong mùa dịch bệnh nên dễ dàng được chấp nhận.
Tặng cả khẩu trang nhé. (Ảnh: Chụp màn hình).
Cư dân mạng khen ngợi món quà: “Hợp lý”
Trước màn tặng mì tôm được một thanh niên chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều cư dân mạng cho rằng món quà này có vẻ khá thiết thực, hợp lý trong lúc dịch Covid-19 đang lây lan. Thậm chí, một số dân mạng còn tính học theo để gọi là có món quà ý nghĩa cho phái nữ trong dịp 8/3 này. Cùng xem qua một vài bình luận của cư dân mạng nhé:
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình).
- “Tặng thùng mì là quá hợp lý rồi, mùa dịch thế này còn đi đâu ăn chứ, ở nhà ăn mì vừa an toàn, vừa bồi đắp tình cảm”.
Video đang HOT
- “Có miếng ăn thời dịch là vui rồi, mai có khi anh em triển khai tặng mì tôm, gạo với khẩu trang là thiết thực nhất”.
- “Tình hình hiện tại thì tặng mì là chuẩn bài rồi”.
- “Mai làm cân gạo với thùng mì đi tặng các chị em là được rồi, mùa dịch thì tặng mấy đồ này còn quý hơn ngọc ngà châu báu”.
- “Này là tâm lý đấy chứ, tặng mì giữa mùa dịch, có cái ăn là quá tốt rồi, hoa cũng chỉ để trưng thôi”.
Một cành hoa, đôi gói mì là quá hợp cho ngày 8/3 giữa mùa dịch bệnh rồi. (Ảnh: L.T).
Ngày 8/3 ảm đạm tại Hà Nội
Theo Tiền Phong, trước ngày phát hiện ca nhiễm Covid-19, đường phố Hà Nội vẫn tấp nập, những cửa hàng bán hoa vẫn đắt khách thì đến ngày 7/3, không chỉ phố xá vắng tanh mà hoa, quà dành cho dịp lễ này cũng trở nên ảm đạm.
Thị trường hoa năm nay ảm đạm hơn do dịch Covid-19. (Ảnh: Tiền Phong).
Một số chủ hàng hoa chia sẻ với báo Tiền Phong, cho biết giá hoa đã giảm rất sâu, ví như bó hoa sáp giá cả triệu đồng nay giảm xuống chỉ còn 500 ngàn thậm chí là đại hạ giá 150 ngàn đồng một bó. Theo các chủ hàng, việc này thực tế liên quan đến ca dương tính Covid-19 được công bố vào đêm 6/3, khiến mọi người tập trung mua lương thực và tạm thời không nghĩ đến hoa cho 8/3 nữa.
Giá hoa giảm nhiều khiến các tiểu thương rầu rĩ dịp 8/3. (Ảnh: Tiền Phong).
Mặc dù hiện tại, việc phòng dịch ở Hà Nội vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhưng không vì thế mà mọi người lơ là, vẫn hạn chế ra đường, tụ tập bạn bè dịp lễ khiến ngày 8/3 có phần ảm đạm hơn. Hi vọng những món quà thiết thực thời dịch bệnh của đấng mày râu sẽ phần nào làm vui lòng chị em, dù cho 8/3 năm nay không được nhộn nhịp như mọi năm nhé!
Theo Yan
Cô gái Tây Ninh lấy chồng Hàn Quốc, 8 năm sống chung chưa 1 lần nhận quà 8/3
8 năm sang Hàn Quốc sinh sống cùng chồng, món quà mồng 8/3 đầu tiên và duy nhất chị Mai Thị Thu Thủy được tặng chính là nữ trang của ông xã tặng khi còn yêu.
Chị Mai Thị Thu Thủy (31 tuổi, Tây Ninh) và ông xã Lee In Seok (46 tuổi, Hàn Quốc) hiện đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc ở Gyeonggi, Hàn Quốc với 2 nhóc tì nhí, một gái, một trai đáng yêu. 8 năm kết hôn và theo chồng sang xứ sở Kim Chi sinh sống, dù chỉ ở nhà nội trợ chăm con nhưng chị hài lòng và viên mãn với những gì mình đang có.
Trước khi quen anh Seok, chị Thủy từng làm lễ tân kiêm thủ quỹ cho một công ty tư nhân. Buổi tối, chị dạy thêm cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Chị tình cờ biết anh Seok khi làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ cho sếp người Hàn Quốc của bạn thân mình sang Việt Nam công tác. Cũng kể từ đó, cuộc đời của chị bước sang một lối rẽ khác mà chị chưa bao giờ nghĩ tới, đó là kết hôn với người ngoại quốc. Trong suốt thời gian làm hướng dẫn viên, chị được người sếp đó giới thiệu bạn thân của mình - anh Seok cho chị.
Vậy là anh chị tìm hiểu nhau 8 tháng qua yahoo. Vì cả 2 đều là dân văn phòng, biết một chút tiếng Anh nên cứ trò chuyện bằng ngôn ngữ thứ 3 này. Đồng thời, suốt thời gian đó, anh Seok cứ đi đi về về Hàn Quốc và Việt Nam. Và sau 4 lần đi lại như vậy, anh Seok đã nhận được cái gật đầu đồng ý làm vợ của chị Thủy.
"Lần đầu tiên anh sang Việt Nam, chúng mình gặp nhau lần đầu. Lần thứ 2 anh sang để tỏ tình với mình xem mình có đồng ý làm bạn gái anh không. Lần 3 sang, chúng mình đi chụp ảnh cưới và ra mắt gia đình còn lần 4 sang là tụi mình tổ chức đám cưới.
Mình thấy anh hiền, ít nói và khá trẻ so với tuổi. Hơn nữa vì khoảng cách 2 nước không gần, anh công viêc bận rộn nên đi đi về về khá vất vả. Lần nào anh sang tối thứ 6 đến chủ nhật cũng vội về nên mình nhận lời luôn. Lúc đó mình 23 tuổi", chị Thủy chia sẻ.
Từ lúc tìm hiểu đến cưới, chị Thủy chỉ gặp anh Seok 4 lần.
Nhớ lại lần đầu tiên gặp gỡ, chị Thủy kể, đó là một ngày thứ 7 của đầu tháng 8. Xong công việc buổi sáng ở công ty, chị đến khách sạn đã đặt trước cho anh để đón anh đi ăn và đưa anh đi khu du lịch sinh thái ở TP. HCM tham quan. Lần đó ở khu du lịch, nhìn thấy các cặp đôi chụp ảnh cưới, chị đã nói với anh rằng hãy chụp ảnh cưới ở đây nếu kết hôn với người Việt.
Tuy nhiên đáp lại, anh khiến chị bật cười vì câu nói " Tôi sẽ không kết hôn. Tôi không có người yêu".
Thế nhưng sau đó, để thực hiện được mong muốn của chị, anh đã quyết tâm cưa đổ và tỏ tình với chị trong lần thứ 2 sang Việt Nam.
"Mặc dù anh là người Hàn Quốc nhưng không có màn cầu hôn lãng mạn như trong phim đâu. Anh là dân IT nên không lãng mạn nhiều. Lần thứ 2 anh sang Việt Nam có dẫn theo một người bạn thân nữa. Lần này may mắn cô bạn thân của mình công tác ở Đà Nẵng, bay vào Sài Gòn làm thông dịch cho anh luôn vì tiếng Anh của tụi mình cũng giới hạn.
Mình nhớ hôm đó, giữa đêm 4 người ra công viên 23/9 ở Sài Gòn. Anh không cầu hôn mà bạn mình cầu hôn hộ bảo "Ông Lee thích mày đó. Ông nói muốn tìm hiểu mày, có đồng ý làm bạn gái ông không?". Và mình nhận lời. Rồi cứ thế 2 đứa chat yahoo, anh cầu hôn hỏi cưới mình ở đó. Cả 2 lên kế hoạch đi chụp hình cưới ở Hồ Cốc", chị Thủy nhớ lại.
Mặc dù đồng ý yêu và cưới anh Seok nhưng trước khi dẫn anh về ra mắt, chị Thủy bị gia đình phản đối rất nhiều. Sau khi xem chương trình "Những người con xa xứ" phát trên tivi, có nhiều phóng sự về cuộc sống bất hạnh một số cô dâu Hàn, bố chị càng lo sợ hơn, sợ chị cũng sẽ có một cuộc sống như vậy. Ông nhất quyết không chịu gả con làm dâu Hàn Quốc.
May mắn nhờ có chị gái sống cùng ở Sài Gòn, từng gặp anh Seok thuyết phục thêm nên bố chị đã dần dần đồng ý.
"Mình sống với chị gái ở Sài Gòn. Chị gái cũng từng gặp ông xã mình nên nói vào cho bảo rất hiền, có tìm hiểu đàng hoàng, không sợ bất trắc đâu. Vậy là bố nguôi giận và đồng ý. Mình tin tưởng anh lắm. Mình còn không đến xem cuộc sống của anh, ra mắt gia đình anh trước khi kết hôn vì làm giấy tờ bảo lãnh phải nhờ công ty ký phiền phức. Sau khi cưới xong có visa kết hôn mình mới sang", chị Thủy thổ lộ.
Kết hôn với anh Seok, chị Thủy không sang thăm nhà cũng không ra mắt gia đình anh.
Kết hôn cuối tháng 4 đến đầu tháng 7 chị Thủy sang Hàn Quốc sinh sống cùng ông xã. Dẫu biết cuộc sống mới có nhiều bỡ ngỡ nhưng may mắn nhờ chồng yêu thương, gia đình chồng quý mến nên chị dễ dàng hòa nhập. Đặc biệt ngay sau khi sang, anh đăng ký ngay lớp học tiếng Hàn cho chị, đi đâu cũng đưa đi và phụ chị làm việc nhà mỗi khi đi làm về nên chị không gặp nhiều khó khăn.
"Ông xã dân IT không lãng mạn, không biết nói lời yêu thương nhưng lại rất quan tâm. Anh để ý mình thích ăn gì để lần sau mua mà mình không cần bảo. Hồi chưa có con cứ cuối tuần anh dẫn đi chơi. Mỗi năm đều đưa vợ đi du lịch hay cuối tuần chở vợ đi mua sắm. Anh làm văn phòng từ thứ 2-6, thứ 7, chủ nhật dành hết cho gia đình", chị cho hay.
Không những vậy, 2 lần mang bầu cách nhau 5 năm chưa bao giờ chị phải đi khám một mình. Lúc nào anh cũng sắp xếp công việc để đi cùng chị. Và điều quan trọng, anh luôn tôn trọng mọi quyết định của chị, để chị quyết định mọi việc mua sắm trong nhà.
Vợ chồng chị kết hôn ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.
Suốt 8 năm kết hôn, nhiều cặp vợ chồng sẽ có lúc xô đũa xô bát nhưng vợ chồng chị chưa một lần nào cãi vã. Chị thuộc tuýp người xởi lởi, hay nói, anh lại hiền khô, ít nói nên cứ bù trừ cho nhau. Những lúc chị nóng thì anh nguội nên cuộc sống gia đình cứ đầm ấm, vui vẻ suốt 8 năm qua.
Đặc biệt, anh luôn quan tâm mua quà tặng chị bất kể ngày lễ lớn nhỏ nào của Hàn Quốc khiến chị luôn cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. 8 năm sang Hàn, ngày cưới và ngày sinh nhật chị chưa bao giờ anh quên. Năm nào anh cũng mua bánh kem cầm về để tổ chức cho chị rồi cùng chị đi ăn ở ngoài hàng hoặc nếu về trễ sẽ bù lại cho chị vào cuối tuần. Còn kỷ niệm ngày cưới nào, anh cũng tìm chỗ để đưa cả nhà đi du lịch.
Chia sẻ những món quà ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 ông xã tặng, chị Thủy cười cho biết, ở Hàn ngày sinh nhật và ngày cưới mọi người không bao giờ quên, ông xã chị cũng vậy, thậm chí ngày lễ lớn nhỏ nào ở Hàn Quốc, anh cũng đều mua quà tặng chị nhưng ngày 8/3 thì lại không có gì.
Món quà 8/3 lần đầu tiên cũng là lần duy nhất anh tặng chị là nữ trang. Hồi đó là khi cả 2 đang tìm hiểu, anh đã hỏi bạn chị để tặng chị một món quà ý nghĩa trong ngày này. Thế nhưng sau khi chị sang Hàn Quốc sinh sống, ngày 8/3 năm nào của chị cũng như bao ngày bình thường khác. Ngày lễ vợ chồng, anh cũng mua một chậu hoa về tặng, ngày chị cấn bầu 2 bé, anh cũng ôm một bó hoa mang về nhưng ngày 8/3 lại không.
"Mình sang Hàn Quốc nên tụi mình không sử dụng ngày lễ Việt Nam nữa mà sử dụng ngày lễ của Hàn Quốc. Ngày lễ Hàn nào, chồng mình cũng đưa vợ đi ăn và đi mua sắm rồi ngày lễ tình nhân cũng có socola. Mình cũng hỏi "sao anh không tặng hoa hay quà cho em ngày 8/3?". Ông xã bảo "bên này không có ngày 8/3, thẻ của anh em giữ, mật khẩu mình cũng biết nên em thích gì thì cứ mua". Vậy là huề vốn", chị cười.
Những ngày sinh nhật và ngày cưới, ông xã chị luôn luôn nhớ và tặng quà.
Chị Thủy bộc bạch, cuộc sống ở Hàn xa nhà, không được về thăm bố mẹ nhiều như trước nhưng chị may mắn có ông xã và gia đình chồng yêu thương, đặc biệt chị đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc, đối với chị, cuộc sống xa quê chỉ cần vậy là đủ. Chị không quan trọng ngày 8/3 bởi với chị ngày nào cũng là ngày 8/3 rồi.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Bó hoa làm từ khẩu trang, nước rửa tay hơn 500.000 đồng mùa Valentine Do tác động của dịch bệnh virus corona (Covid-19), nhiều món quà thiết thực liên quan đến sức khoẻ như khẩu trang, nước rửa tay được nhiều người mua tặng dịp Lễ Tình nhân. Trước Lễ Tình nhân 14/2, khẩu trang, nước rửa tay đã là các mặt hàng hot trong mùa dịch bệnh. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhiều cửa...