Vì Covid-19, Nhật Bản hạn chế khách ngắm thảm lá vàng có “một không hai”
Mọi năm, cảnh lá vàng tuyệt sắc chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ở hồ nước Tsutnamu, công viên quốc gia Towada-Hachimantai, tỉnh Aomori ở đông bắc Nhật Bản luôn thu hút một lượng lớn du khách.
Năm nay, do lo ngại dịch Covid-19 bùng phát, nhà chức trách đã hạn chế số khách tới chiêm ngưỡng cảnh sắc thu ấn tượng này.
Tuyệt sắc thu ấn tượng ở hồ Tsutnamu trong thời gian ngắn từ cuối tháng 9 đến tháng 10 hàng năm (Ảnh: amori.com)
Mọi năm, cảnh lá vàng tuyệt sắc chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ở hồ nước Tsutnamu, công viên quốc gia Towada-Hachimantai, tỉnh Aomori ở đông bắc Nhật Bản luôn thu hút một lượng lớn du khách. Năm nay, do lo ngại dịch Covid-19 bùng phát, nhà chức trách đã hạn chế số khách tới chiêm ngưỡng cảnh sắc thu ấn tượng này.
Từ sáng sớm 27-10, 107 người may mắn được chọn ngẫu nhiên đã tới công viên quốc gia để được ngắm nhìn thảm cây sồi chuyển màu cam và đỏ đổ xuống mặt hồ trong vắt như gương từ các đài quan sát chung quanh hồ Tsutnamu.
105 khách may mắn được tới ngắm cảnh hồ Tsutanuma sáng 27-10 (Ảnh: KYODONEWS)
Video đang HOT
Một cán bộ thuộc Bộ Môi trường Nhật Bản cho hay, công viên quốc gia Towada-Hachimantai sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế du khách trong sáu ngày, cho tới hết ngày thứ Ba tuần sau, thời điểm cảnh lá vàng đẹp nhất trong năm.
Nước hồ trong vắt như gương phản chiếu thảm rừng gỗ sồi vàng đỏ rực (Ảnh: amori.com)
Trong ngày hôm qua, số lượng du khách tới hồ Tsutnamu chỉ bằng khoảng 30% số khách tới khu vực này hàng năm. Số chỗ đỗ xe cũng hạn chế xuống chỉ khoảng 35 xe.
Hồ Tsutanuma là một trong bảy hồ nước ở tỉnh Aomori. Hồ nằm ở chân núi Hakkoda và nổi tiếng với độ trong đến kinh ngạc của nước hồ. Làn nước trong vắt như một tấm gương phản chiếu thảm rừng cây sồi chuyển màu cam và đỏ rực rỡ trong mùa thu.
Khu vực này luôn là địa điểm lý tưởng của những người yêu thiên nhiên tới ngắm cảnh mùa thu vàng Nhật Bản, tận hưởng không khí trong lành và quan sát thiên nhiên chuyển mùa.
Những thuật ngữ du lịch nổi tiếng 'nhờ' Covid-19
Chưa bao giờ những từ "bong bóng du lịch", "hành lang an toàn" hay "cầu hàng không" lại xuất hiện nhiều như trong đại dịch.
Đó cũng là những thuật ngữ chuyên ngành mà du khách được nghe thấy nhiều nhất trong mùa hè năm nay, khi Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm trên thế giới. Vậy, những từ trên có nghĩa là gì? Bao giờ chúng ta nên đi du lịch quốc tế? Có nên đặt tour ngay bây giờ để được hưởng giá rẻ không? Dưới đây là đáp án cho một số thắc mắc của khách du lịch trong đại dịch.
Cầu hàng không (air bridge) là gì?
Trong từ điển chuyên ngành của ngành hàng không, từ này chỉ đường bay giữa hai địa điểm. Nhưng trong đại dịch, khi nhắc đến thuật ngữ này, điều đó có nghĩa là đang nhắc đến các thỏa thuận đặc biệt, hoặc các hiệp ước giữa các quốc gia với nhau. Theo đó, khách du lịch giữa các nước đã thỏa thuận được phép tự do đi lại mà không phải cách ly.
"Hành lang du lịch" (travel corridor) là gì?
Thực tế, đó là một cách gọi khác của cầu hàng không. Bong bóng du lịch (travel bubble) cũng mang ý nghĩa tương tự.
Ảnh: Dmitry Molchanov/Shutterstock.
Các chuyên gia khuyên rằng du khách không nên đặt vé đi du lịch quốc tế trong thời điểm này, khi các quốc gia chưa công bố phương án cầu du lịch hay mở cửa biên giới trở lại để đón khách.
Hiện nay có "cầu hàng không" nào được mở không?
Ngày 15/5, Lithuania, Latvia và Estonia đã mở cửa biên giới, tạo hành lang du lịch an toàn đầu tiên trong Liên minh châu Âu. Động thái này nhằm thúc đẩy các nền kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch. Ngoài ra, các quốc gia khác trên thế giới cũng đang thúc đẩy đàm phán để tạo cầu hàng không với nhau nhằm mở cửa lại du lịch. Một trong số đó là 12 nước châu Âu dự kiến sẽ mở cầu hàng không với Anh. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra vào 29/6.
Tại châu Á, nhờ kiểm soát dịch bệnh tốt, Việt Nam đang là "ngôi sao sáng" được nhiều nước láng giềng muốn hợp tác khi mở cửa lại du lịch như Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar...
Điều gì khiến các quốc gia chưa vội "bắc cầu" với nhau?
Tình hình kiểm soát dịch bệnh trên thế giới không đồng đều. Những nước kiểm soát tốt dịch bệnh càng thận trọng hơn trong việc mở cửa biên giới, hợp tác du lịch, vì không muốn hứng chịu một làn sóng dịch bệnh thứ hai. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh chưa được không chế tại một số quốc gia càng khiến những nước khác e ngại.
Vậy năm nay coi như không có nghỉ hè?
Nhiều người có đáp án ngược lại. Trên thực tế, không nhiều du khách ra nước ngoài mùa hè năm nay do vấp phải hạn chế từ chính phủ hoặc điểm đến. Tuy nhiên, nhiều nơi đã tiến hành kích cầu du lịch nội địa như Iceland, New Zealand, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan...
Nếu ngày càng có nhiều cầu hàng không giữa các nước, du lịch sẽ hồi sinh?
Không ai có câu trả lời chính xác, nhưng chắc chắn ngành du lịch sẽ khởi sắc. Các nhà điều hành tour, các chủ khách sạn, nhà hàng... đang mong muốn mọi người nhanh chóng đi du lịch trở lại.
Tôi có nên đặt một chuyến du lịch quốc tế vào cuối tháng 7 và 8 không?
Câu trả lời là không, vì không ai nói trước được tình hình dịch bệnh. Nếu bạn muốn du lịch quốc tế vào mùa hè năm nay (từ tháng 7), sự kiên nhẫn sẽ là chìa khóa giải đáp mọi thắc mắc.
Myanmar chọn Việt Nam làm đối tác khi mở lại du lịch Chính phủ muốn mở cửa du lịch trong khu vực nhằm phục hồi nền kinh tế, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia là tên đầu tiên được nhắc đến. Dự kiến trong quý 4, Myanmar sẽ mở cửa đón du khách trong khu vực. Chính phủ nước này hy vọng có thể tạo ra hành lang du lịch an toàn với các...