Vì COVID-19, đến năm sau Đức mới biết ai kế nhiệm bà Merkel
Việc Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức dời đại hội lần thứ hai đã làm lộ ra một số dấu hiệu mất đoàn kết nội bộ của đảng này.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) phải chờ đến tháng 1-2021 mới có thể bầu người lãnh đạo mới để thay thế Chủ tịch đảng, đương kim Thủ tướng Đức Angela Merkel, hãng tin Reuters cho hay.
Ngày 31-10, Tổng Thư ký CDU Paul Ziemiak thông báo trên Twitter rằng đảng này sẽ tổ chức đại hội vào giữa tháng 1-2021 để chọn ra người kế nhiệm bà Merkel. Các ứng cử viên đang được cân nhắc là ba ông Friedrich Merz, Armin Laschet và Norbert Roettgen.
Hôm 26-10, kế hoạch đại hội CDU (vốn dự kiến diễn ra vào ngày 4-12) đã bị hủy bỏ do dịch COVID-19 tái bùng phát ở Đức. Đây đã là lần thứ hai CDU dời đại hội đảng vì COVID-19.
Quyết định dời đại hội đảng để khiến ứng cử viên Merz không hài lòng. Ông cáo buộc một số thành viên CDU không muốn ông tranh cử vị trí lãnh đạo.
Trước phát biểu trên của ông Merz, ông Ziemiak nhấn mạnh rằng “trong thời điểm khó khăn như thế này, sự đoàn kết trong CDU có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước Đức”.
Video đang HOT
Đương kim Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: REUTERS
Tổng Thư ký Ziemiak cũng thể hiện quyết tâm của CDU sớm tìm ra lãnh đạo đảng. Theo đó, đảng này mong muốn triệu tập đại hội trực tiếp vào giữa tháng 1-2021 nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, kế hoạch đại hội và bỏ phiếu trực tuyến cũng đang được soạn sẵn. Kế hoạch chi tiết sẽ được công bố vào ngày 14-12.
Theo Reuters, ông Merz nhận được sự ủng hộ của phần đông đảng viên CDU nhưng giới tinh hoa của đảng có vẻ ngả về phía ông Laschet – đương kim Thủ hiến bang North Rhine-Westphalia.
Muộn nhất là ngày 24-10-2021, Đức sẽ tổ chức bầu cử liên bang để tìm ra người kế nhiệm bà Merkel để dẫn dắt nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Nếu CDU giành được số phiếu đa số hoặc thành lập được liên minh cầm quyền, lãnh đạo đảng này nhiều khả năng sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Đức.
Sự mất đoàn kết nội bộ có thể khiến CDU gặp nhiều khó khăn hơn trong lần tranh cử sắp tới – nhiệm kỳ đầu tiên của thời đại “hậu Merkel”.
Dù cho CDU có vẻ được đông đảo người dân Đức ủng hộ vì những biện pháp phòng chống COVID-19 hiệu quả của chính quyền Berlin, sức ảnh hưởng của nữ thủ tướng này vẫn còn rất lớn. Điều này đòi hỏi người kế nhiệm phải có đủ tài năng và uy tín để thừa kế những di sản mà bà Merkel để lại.
Thêm vào đó, làn sóng COVID-19 thứ hai ở Đức có vẻ nghiêm trọng hơn đợt dịch đầu tiên. Số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ đã có lúc lên tới hơn 19.000 trường hợp (ngày 30-10) trong khi ở làn sóng thứ nhất, số ca nhiễm mới mỗi ngày chưa bao giờ vượt quá 7.000. Tuy nhiên, số ca tử vong vì COVID-19 không tăng đáng kể.
Theo chuyên trang thống kê Worldometers, tính tới 2 giờ chiều 1-11 (theo giờ Việt Nam), Đức đã phát hiện 531.790 ca nhiễm COVID-19, bao gồm 10.583 trường hợp đã tử vong. Đức là nước có số ca nhiễm cao thứ sáu và số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ bảy ở châu Âu.
Pháp trục xuất gia đình Hồi giáo cạo đầu con gái
Pháp đã trục xuất một gia đình Hồi giáo đến từ Bosnia và Herzegovina vì đánh đập, cạo đầu cô con gái muốn kết hôn với người Cơ đốc giáo.
Bộ Nội vụ Pháp cho biết 5 thành viên gia đình cô gái ở thành phố Besancon, phía đông nước Pháp, đã bị trục xuất về Sarajevo, thủ đô của Bosnia và Herzegovina, vào sáng nay.
"Việc trục xuất khỏi lãnh thổ quốc gia là hậu quả của hành vi không thể chấp nhận được của một số thành viên gia đình hồi tháng 8, đặc biệt là việc đánh đập và cạo đầu một cô gái vị thành niên đang yêu một thanh niên người Serbia theo tôn giáo khác", Bộ Nội vụ cho biết trong một thông báo.
Thông báo nói thêm rằng cô gái 17 tuổi sẽ được các dịch vụ xã hội chăm sóc và sẽ được cấp quyền cư trú tại Pháp khi đến tuổi trưởng thành.
Những phụ nữ Hồi giáo với trang phục đặc trưng ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP.
Truyền thông Pháp trước đó đưa tin cô gái này bị gia đình đánh đập, cạo sạch đầu vì muốn kết hôn với một thanh niên 20 tuổi người Serbia theo đạo Cơ đốc. Các lực lượng Bosnia và Serbia từng xảy ra giao tranh những năm 1990, khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng.
Việc trục xuất diễn ra trong bối cảnh Pháp siết chặt các chính sách đối với người Hồi giáo sau khi giáo viên lịch sử Samuel Paty bị một thanh niên nghi là phần tử Hồi giáo cực đoan chặt đầu vì cho học sinh xem tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed.
Cảnh sát Pháp đã tiến hành một loạt cuộc truy quét, nhằm vào các mạng lưới Hồi giáo chủ yếu ở khu vực Paris và đóng cửa một nhà thờ Hồi giáo ở ngoại ô Paris trong 6 tháng. Pháp cũng đã trục xuất 231 người trong danh sách theo dõi những phần tử Hồi giáo cực đoan.
Giật mình phát hiện thấy ngôi mộ cổ 1000 năm tuổi nằm dưới sàn nhà Theo đánh giá ban đầu từ các chuyên gia, ngôi mộ cổ tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 9. Một cặp đôi đã bị sốc khi cải tạo ngôi nhà cũ của mình gần Bod hạt Nordland thuộc miền bắc của Na Uy, thì vô tình phát hiện thấy ngôi mộ cổ nằm dưới sàn. Vô tình phát hiện mộ cổ 1000...