Vị chuyên gia gốc Việt được sự tín nhiệm của người Anh trong đại dịch
Với phong cách gần gũi cùng các lời khuyên hóm hỉnh, chuyên gia người Anh gốc Việt Jonathan Van Tam nhận được sự tin tưởng của người dân Anh trong mùa dịch.
Theo Guardian, vào thời điểm bắt đầu đại dịch, các bộ trưởng Anh bắt đầu tìm kiếm những người nổi tiếng, nhờ họ đưa ra lời kêu gọi người dân ở nhà. Những cái tên được gửi gắm là Cố vấn y tế trưởng của Chính phủ Anh, giáo sư Chris Whitty và nam diễn viên Mark Strong.
Nhưng 8 tháng sau, họ được thay thế bởi người kém tuổi và ít danh tiếng hơn – Jonathan Van Tam – Phó Giám đốc Y tế Anh. Ông là chuyên gia người Anh gốc Việt trong lĩnh vực dịch tễ học, lây truyền, tiêm chủng, thuốc kháng virus.
Ông Jonathan Van Tam – Phó Giám đốc Y tế Anh. (Ảnh: Wikipedia)
“Vị Phó Giám đốc Y tế hóm hỉnh, vui tính chiếm được lòng tin của người dân”, Guardian viết trong bài báo với tiêu đề ” Ông Jonathan Van-Tam giành được sự tin tưởng của quốc gia trong đại dịch thế nào?” .
Khi nước Anh đang bước vào chiến dịch tiêm chủng đại trà, ông Jonathan tiếp tục được “chọn mặt gửi vàng” để truyền tải thông điệp của chính phủ về tầm quan trọng và sự an toàn của việc tiêm chủng.
Ông xuất hiện trên chương trình của hàng loạt nhà đài từ BBC , 5 Live cho tới ITV và trở thành tiếng nói đáng tin cậy với người Anh. “Jonathan chắc chắn là tiếng nói đáng tin cậy và được yêu thích nhất”, Politico dẫn lời một quan chức trong chính phủ Anh cho hay.
Khác với những lời hứa hẹn xa vời, Jonathan hướng công chúng nhìn thẳng vào sự thật. Tuần trước, ông cảnh báo người dân Anh có thể sẽ phải đeo khẩu trang trong nhiều năm tới, trái ngược với hàng loạt các dự báo khả quan hết dịch mà giới chức nước này đưa ra.
Hồi tháng 5, khi chính phủ Anh nới lỏng lệnh hạn chế chống dịch, cũng chính ông lên tiếng phản đối quyết định này.
Nhiều người tỏ ra thích thú với cách lý giải các khái niệm khoa học dễ hiểu, dễ liên tưởng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác của Jonathan.
“Tôi yêu những phép ẩn dụ. Tôi nghĩ chúng giúp những câu chuyện phức tạp trở nên gần gũi với mọi người”, vị Phó Giám đốc Y tế Anh cho hay.
Tuần trước, ông nhắc tới việc khuyên mẹ ông tiêm vaccine càng nhanh càng tốt. Ông so sánh giai đoạn hiện nay của đại dịch với bàn gỡ hòa vào phút 70. Ông nhắn nhủ đất nước có thể sẽ giành chiến thắng hơi muộn đôi chút và kêu gọi mọi người kiên nhẫn. ” Ông già Noel sẽ đứng đầu trong đám đông xếp hàng để chờ lấy vaccine”, ông nói trong cuộc phỏng vấn với BBC.
Nước giàu 'gom hàng', 90% nước nghèo có thể không có vắc xin Covid-19 trong năm 2021
Giới chuyên gia ước tính 90% nước nghèo có thể sẽ không nhận được vắc xin Covid-19 để tiêm chủng trong năm 2021 do nguồn hàng bị các nước giàu mua gom.
Người dân Anh được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong ngày 8.12 . REUTERS
Tính đến tháng 11, các nước và vùng lãnh thổ giàu trên thế giới (chiếm 14% dân số toàn cầu) đã mua 53% tổng số lượng 8 vắc xin ngừa Covid-19 tiềm năng nhất.
Đó là thống kê của Liên minh Vắc xin của Nhân dân (PVA), gồm quỹ Oxfam, Ân xá quốc tế và phong trào phát triển toàn cầu Global Justice Now.
Theo ước tính, 9/10 nước nghèo có thể mất cơ hội được tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19 trong năm 2021 do các nước giàu đang mua nhiều vắc xin hơn nhu cầu thực sự của họ.
Theo PVA, các nước giàu đã mua gần như toàn bộ 2 loại vắc xin của Moderna và Pfizer/BioNTech. Trong khi đó, hãng AstraZeneca đã cam kết cung cấp 64% lượng vắc xin sản xuất cho người dân các nước đang phát triển. Tuy nhiên, mức này cũng chỉ có thể đủ để tiêm chủng cho 18% dân số thế giới, sớm nhất là trong năm 2021.
Các hãng hàng không gấp rút chuẩn bị vận chuyển vắc xin ngừa Covid-19
PVA cho rằng các công ty dược đang phát triển vắc xin ngừa Covid-19 nên chia sẻ công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ công khai thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để có thể sản xuất thêm nhiều vắc xin.
Reuters ngày 9.12 dẫn lời bà Mohga Kamal-Yanni, cố vấn PVA, nói rằng đại dịch này không nên là cuộc chiến để các nước tranh giành vắc xin. "Trong thời điểm đại dịch toàn cầu chưa từng thấy, mạng sống và sinh kế của người dân nên được đặt lên trước lợi nhuận của các hãng dược phẩm", bà Yanni nói.
Trước đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố không thể chấp nhận việc nước nghèo bị nước giàu "giẫm đạp" để giành quyền ưu tiên sở hữu vắc xin, theo AFP.
"Đây là cuộc khủng hoảng toàn cầu và giải pháp phải được chia sẻ bình đẳng như món hàng công cộng toàn cầu", ông Ghebreyesus phát biểu tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc. Theo vị quan chức, việc xem vắc xin Covid-19 như món hàng riêng sẽ gây gia tăng bất bình đẳng và khiến một số nhóm người bị bỏ lại phía sau.
Hoàng tử Harry trả lại 2,4 triệu bảng cho Anh Hoàng tử Harry đã trả lại 2,4 triệu bảng (gần 3,2 triệu USD) tiền thuế của người dân được sử dụng để cải tạo ngôi nhà từ thế kỷ 18 Frogmore Cottage ở Anh. Harry và Meghan được Nữ hoàng Anh tặng dinh thự Frogmore Cottage làm nơi ở nhưng đã yêu cầu cải tạo rộng rãi hơn để hai vợ chồng và...